Học sinh lớp 12 tại TP.HCM trở lại trường: Quản lý chặt nội trú, bán trú
Ngày 7-3, chuẩn bị cho học sinh lớp 12 trở lại trường tuần tới, Sở GD-ĐT TP.HCM đã có văn bản chỉ đạo tăng cường công tác phòng chống dịch bệnh COVID-19 nhằm đảm bảo an toàn cho học sinh.
Ban giám hiệu Trường THPT Tân Phong (Q.7, TP.HCM) họp triển khai công tác đón học sinh lớp 12 đi học lại vào ngày 9-3 – Ảnh: NHƯ HÙNG
Đối với các trường có học sinh nội trú, bán trú, sở giao hiệu trưởng các trường chịu trách nhiệm toàn bộ công tác phòng chống dịch COVID-19 và các hoạt động đối với học sinh tại trường. Nhà trường bán trú, nội trú bố trí chỗ ăn hợp lý, giảm thiểu tối đa việc ăn uống tập trung đông người. Đồ dùng sinh hoạt cá nhân của học sinh phải được dùng riêng và được giặt sạch bằng xà phòng sau khi dùng.
Ngày đầu tiên học sinh đi học lại, các trường không tổ chức hoạt động học tập; chỉ tổ chức rà soát, kiểm tra tình trạng sức khỏe, tình hình đi lại, lưu trú trong 14 ngày trước đó của học sinh, giáo viên, nhân viên.
Sở GD-ĐT TP.HCM
Đảm bảo an toàn suất ăn
Sở GD-ĐT TP.HCM cũng yêu cầu các trường kiểm soát chặt chẽ nguồn thực phẩm, tăng cường kiểm tra tình trạng sức khỏe của tất cả nhân viên chế biến, phục vụ bữa ăn bán trú; đảm bảo tuyệt đối an toàn đối với suất ăn công nghiệp, bếp ăn tập thể cho học sinh, tránh cho học sinh sử dụng chung khay thực phẩm, thức ăn chung trong bữa ăn.
Để đảm bảo an toàn cho học sinh, nhiều trường THPT công lập trên địa bàn TP cho biết sẽ không tổ chức hoạt động bán trú.
“Ít nhất một tuần đầu khi học sinh trở lại trường, nhà trường sẽ không tổ chức bán trú. Sau đó, tùy vào tình hình thực tế của dịch bệnh COVID-19, chúng tôi sẽ bàn bạc với phụ huynh để quyết định có cho học sinh ăn trưa và nghỉ trưa tại trường hay không” – ông Hà Hữu Thạch, hiệu trưởng Trường THPT Lê Quý Đôn, quận 3, cho biết.
Về việc bán trú, một phụ huynh có con học lớp 12 nói: “Thời gian thi THPT quốc gia đã được ấn định. Cho học sinh lớp 12 đi học lại là việc làm cần thiết để các con hoàn thành chương trình THPT đúng tiến độ. Chúng tôi đi làm, trường không tổ chức bán trú cũng rất khó khăn. Do đó, tôi mong các trường tổ chức bán trú và quản lý chặt chẽ các khâu này để đảm bảo an toàn cho học sinh và an tâm cho phụ huynh”.
Giường ngủ cách nhau 1m
Ông Lê Văn Linh, hiệu trưởng Trường THPT tư thục Thanh Bình (Q.Tân Bình), thông tin: “Các phụ huynh có con em học nội trú ở trường chúng tôi đều phản hồi là sẽ cho học sinh đi học lại theo hình thức nội trú. Bởi học sinh đều ở các tỉnh thành khác ngoài TP.HCM, phụ huynh không thể đưa đón con em mỗi ngày được”.
Video đang HOT
Ông Linh chia sẻ rằng Trường Thanh Bình đã có kinh nghiệm phòng chống dịch cúm H1N1 trước đây nên việc sắp xếp các hoạt động nội trú sẽ diễn ra như sau: “Giường ngủ của học sinh đặt cách nhau 1m, học sinh nằm giường tầng thì phải nằm quay đầu với nhau. Bàn ăn cũng không được ngồi quá 6 học sinh/bàn và học sinh ăn theo khay riêng của mình. Mỗi ngày, nhân viên lao công của trường sẽ tiến hành khử khuẩn hai lần trong toàn trường, đặc biệt là các tay nắm cửa, mặt bàn, ghế, thanh giường nằm…”.
Một số tỉnh thành thay đổi kế hoạch
Đến 18h ngày 7-3, một số tỉnh thành quyết định cho học sinh nghỉ học dù trước đó đã thông báo đi học lại từ ngày 9-3 do diễn biến phức tạp của dịch COVID-19.
Cụ thể, sáng 7-3, tại cuộc họp của Ban chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 TP Hà Nội, Chủ tịch UBND TP Nguyễn Đức Chung đã quyết định cho học sinh toàn thành phố, học sinh, sinh viên các trường nghề tiếp tục nghỉ học hết ngày 15-3. Tương tự, Đắk Lắk, Thanh Hóa cho học sinh tư mầm non đến THCS nghỉ thêm 1 tuần.
Hải Phòng cho học sinh THPT và học viên giáo dục thường xuyên nghỉ đến hết ngày 15-3. Bình Định cho học sinh tiểu học tiếp tục nghỉ học…
Theo Tuổi trẻ
Giải pháp nào cải thiện sức khỏe học sinh?
Theo các chuyên gia, hiện nay học sinh chưa có chế độ dinh dưỡng và hoạt động thể thao hợp lí. Bởi vậy, thể trạng của học sinh ở nhiều nơi còn chưa đáp ứng được yêu cầu.
Công tác giáo dục thể chất trong trường học cần được quan tâm hơn
Bộ GD&ĐT vừa tổ chức hội nghị sơ kết 1 năm thực hiện Quyết định số 41/QĐ-TTg ngày 8/1/2019 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án "Bảo đảm dinh dưỡng hợp lý và tăng cường hoạt động thể lực cho trẻ em, học sinh, sinh viên để nâng cao sức khỏe, dự phòng bệnh ung thư, tim mạch, đái tháo đường, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và hen phế quản giai đoạn 2018 - 2025".
Theo đánh giá của Vụ Giáo dục thể chất, (Bộ GD&ĐT), hiện nay, cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho công tác dinh dưỡng và tổ chức ăn bán trú trong trường học; trang thiết bị tập luyện giáo dục thể chất trong nhà trường còn hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu.
Việc giảng dạy lồng ghép các hoạt động giáo dục dinh dưỡng và giáo dục sức khỏe cho học sinh với các chủ đề liên quan của bài học chưa đạt được hiệu quả như mong muốn; đội ngũ giáo viên giảng viên thể dục còn thiếu về số lượng và trình độ chuyên môn của một số giáo viên chưa đáp ứng được yêu cầu.
Để khắc phục những khó khăn trên, thời gian tới cần tăng cường, đổi mới công tác truyền thông nhằm nâng cao nhận thức của toàn thể xã hội đối với công tác dinh dưỡng học đường và công tác giáo dục thể chất trong trường học.
Xây dựng nội dung giáo dục về chế độ dinh dưỡng hợp lý trong bữa ăn bán trú và các hoạt động thể chất phù hợp cho các đối tượng trẻ em, học sinh; xây dựng mô hình điểm về bữa ăn học đường bảo đảm dinh dưỡng cân đối, hợp lý và đánh giá hiệu quả triển khai mô hình can thiệp đối với học sinh.
Bác sĩ Phạm Thị Quỳnh Nga, đại diện Tổ chức Y tế thế giới tại Việt Nam
Gánh nặng kép về dinh dưỡng
Về chế độ dinh dưỡng, hiện nay Việt Nam đang phải đương đầu với gánh nặng kép. Đó là tỉ lệ suy dinh dưỡng, thấp còi ở trẻ em ở mức cao, trong khi đó, tình trạng ăn uống bất hợp lý, ăn thừa năng lượng thiếu dinh dưỡng khiến tỷ lệ trẻ em ở khu vực thành thị bị thừa cân, béo phì.
Theo ông Nguyễn Đức Vinh- Vụ trưởng Vụ Sức khỏe bà mẹ trẻ em, Bộ Y tế , học sinh tiểu học ở TPHCM và Hà Nội có tỉ lệ thừa cân, béo phì trên 40%. Nhóm này đòi hỏi phải có chế độ dinh dưỡng hợp lí và hoạt động thể dục thể thao. Vì thế thời gian tới cần có mô hình phong phú hơn, sau đó sẽ có chia sẻ và nhân rộng.
Bác sĩ Phạm Thị Quỳnh Nga, đại diện Tổ chức Y tế thế giới tại Việt Nam cho rằng cần nhiều hành động mạnh mẽ hơn nhằm cải thiện sức khỏe cho học sinh, trong đó tăng thời lượng hoạt động thể lực cho các em trong trường học chứ không chỉ ngoại khóa.
Theo một khảo sát, chỉ hơn 19% học sinh từ 13 đến 17 tuổi tham gia vận động đủ 60 phút mỗi ngày và năm ngày mỗi tuần. Hiện, các hoạt động thể dục thể thao trong trường học đã cải thiện lớn về chất lượng, giúp học sinh hứng thú hơn. Điều này cần được phát huy.
Theo bà Nga, cần hướng dẫn, truyền thông giáo dục tới học sinh và cả phụ huynh những ché độ ăn uống hợp lí. Ví dụ tuyên truyền để học sinh không uống nước ngọt nhiều, ăn nhiều rau, trái cây thay vì những đồ ăn chứa nhiều đường và muối. Những trường thực hiện bữa ăn học đường cũng cần chú ý đến điều này để tạo thói quen ăn uống cho học sinh.
TS Bùi Thị Nhung - Trưởng khoa Dinh dưỡng Trường học, Viện Dinh dưỡng Quốc gia nhận định: Việc giáo dục cho trẻ em lối sống lành mạnh và giáo dục thể chất qua các kênh rất quan trọng.
Ví dụ Nhật Bản, nhờ chương trình bữa ăn học đường và luật giáo dục dinh dưỡng, trẻ em ở Nhật có lối sống năng động, lành mạnh. Người Nhật sống thọ cũng nhờ lối sống lành mạnh từ nhỏ.
Hiện Việt Nam triển khai phần mềm xây dựng thực đơn cân bằng dinh dưỡng nhưng ở các vùng khó khăn, với mức thu chỉ 10 đến 15 nghìn đồng mỗi bữa
Bởi vậy, rất khó để thực hiện một bữa ăn đủ năng lượng cơ bản chứ chưa nói gì đến dinh dưỡng. Hơn nữa, ở nhiều trường tiểu học, nhân viên nhà bếp không được tập huấn kỹ năng tốt, cơ sở nhà bếp chưa hoàn thiện. Nếu không khắc phục những điểm này, học sinh khó có được những bữa ăn an toàn.
Mặt khác, thừa cân, béo phì cũng liên quan đến những thực phẩm không lành mạnh nên cần có chính sách cấm tiếp thị, quảng cáo sản phẩm không tốt cho sức khỏe ở trong căng tin trường học hay những khu vực quanh trường, ví dụ đồ chiên rán được bán tràn lan ở các cổng trường.
Ông Lê Quốc Tiến- Giám đốc Sở GD&ĐT Hải Phòng
Công tác giáo dục thể chất còn lạc hậu
Ông Lê Quốc Tiến- Giám đốc Sở GD&ĐT Hải Phòng cho biết, lãnh đạo thành phố rất quan tâm đến phát triển thể lực cho học sinh bên cạnh việc dạy văn hóa. Ngoài chính sách miễn học phí đã thực hiện, TP sẽ đầu tư vào việc cải thiện thể lực cho học sinh.
Tuy vậy, hiện nay công tác giáo dục thể chất quá lạc hậu và khác xa với mong muốn. Ví dụ như Đại học Hàng Hải, các thầy vẫn dạy bơi theo kiểu đồng hồ bấm giây. Điều này là không thiết thực. Bởi khi ngã xuống biển thì quan trọng nhất là tồn tại được bao nhiêu ngày chứ không phải bơi nhanh bao nhiêu. Do đó, cần phái thay đổi chương trình.
Nhờ quyết định 41, các thầy cô giáo và phụ huynh, học sinh sẽ có điều kiện hiểu thế nào là tăng cường hoạt động thể lực, tạo sự thích thú. Thứ hai, thế nào là ăn đúng, ngủ đúng.
Sắp tới Hải Phòng sẽ xây dựng hệ thống danh sách học sinh toàn tỉnh, mỗi em có một mã định danh, từ đó kiểm tra sức khỏe và theo dõi thường xuyên, thống kê xem mỗi năm có bao nhiêu em bị cận thị, gù lưng, béo phì, thừa cân.
Hải Phòng sẽ đồng hành cùng một số địa phương khác để triển khai cương trình nâng cao hiểu biết về dinh dưỡng hợp lý và hoạt động thể lực phù hợp. Khi ăn đúng và thể thao đúng thì sẽ ảnh hưởng đến thể trạng, sức khỏe. Việc ăn bán trú là rất quan trọng nhưng khi thực hiện, phần lớn các trường chưa có khái niệm thế nào cho đúng và đủ.
Ông Hà Thanh Quốc- Giám đốc Sở GD&ĐT Quảng Nam cho rằng đã đến lúc phải xem việc này như một chiến lược phát triển nòi giống. Phải xác định động lực phát triển KTXH để đuổi kịp các nước trên thế giới, phải phát triển cả thể chất lẫn trí tuệ.
Quảng Nam là tỉnh còn gặp nhiều khó khăn, có 8 huyện miền núi với đông đồng bào dân tộc. Nhiều học sinh lớp 12 có thể trạng thấp bé, không đảm bảo sức khỏe để học tập. Để đảm bảo dinh dưỡng hợp lí, tăng cường hoạt động thể lực, các nhà trường còn gặp rất nhiều khó khăn.
Cơ sở vật chất của nhà trường không đảm bảo, không đủ nhà đa năng, nhà thể chất để phục vụ giảng dạy môn GDTC, các khu GDTC còn thiếu, giáo viên không được đào tạo, tập huấn bài bản.
Trong thời gian tới, cần đẩy mạnh môn GDTC trong nhà trường, phải số hóa tình trạng thể lực học sinh. Cùng với đó là tạo cơ chế để các doanh nghiệp cùng tham gia vào việc xây dựng bữa ăn bán trú cho học sinh để đầy đủ dinh dưỡng, khoa học.
Vân Anh
Theo Giáo dục thời đại
Hải Phòng: Khoanh vùng 2 thôn, tổ có người liên quan đến nữ bệnh nhân nhiễm Covid-19 tại Hà Nội Sáng nay, thành phố Hải Phòng đã tổ chức họp khẩn để bàn phương án đối phó với dịch corona, trước sự việc một nữ bệnh nhân nhiễm Covid-19 tại Hà Nội có người thân ở Hải Phòng thường xuyên tiếp xúc với bệnh nhân. Theo đó, UBND thành phố chỉ đạo, ngoài các trường hợp có liên quan, tiếp xúc với ông...