Học sinh giỏi từ chối vào đại học, đi xuất khẩu lao động mong đổi đời
Không ít em là học sinh giỏi nhiều năm liền, thậm chí đỗ trường đại học top đầu cả nước nhưng lại không mặn mà với con đường đại học.
Các em chuyển hướng đi xuất khẩu lao động, bán sức ở xứ người.
Nhiều năm trở lại đây, ở các làng quê Nghệ An, Hà Tĩnh, học sinh có xu hướng học THPT chỉ để lấy tấm bằng tốt nghiệp, sau đó rẽ hướng ra nước ngoài du học nghề, xuất khẩu lao động. Trong đó, nhiều học sinh giỏi, thậm chí đỗ những trường đại học danh giá vẫn quyết định rẽ hướng. Thực trạng thất nghiệp, công việc trái chuyên môn, thu nhập thấp sau học đại học… khiến nhiều gia đình hướng con em mình ra nước ngoài kiếm tiền. Những ngôi nhà cao tầng mọc lên các làng quê nghèo cũng từ nguồn tiền các em gửi về. Sức hút đồng tiền đã khiến số lượng học sinh học đại học giảm, thậm chí có làng xã, nhiều năm liền không có sinh viên đại học.
Học sinh giỏi không mặn mà với giảng đường đại học
Trước đây, nhiều phụ huynh ở vùng quê Hà Tĩnh vẫn luôn nghĩ dù vất vả thế nào cũng cho con đi học đại học bởi con vào được đại học niềm tự hào của gia đình, cả dòng họ và đó là con đường duy nhất để thoát nghèo.
Tuy nhiên, rất nhiều sinh viên ra trường, thậm chí cầm trong tay tấm bằng “đỏ” vẫn không xin được việc làm, nhiều em chật vật kiếm được việc làm nhưng không đúng chuyên ngành. Hoặc nếu có việc nhưng với đồng lương bèo bọt không đủ trang trải cuộc sống nên phụ huynh, thậm chí là chính các em học sinh giỏi đã dần thay đổi tư tưởng, từ chối vào đại học, chọn con đường xuất khẩu lao động (XKLĐ).
Thầy Lê Hoài N., Phó Hiệu trưởng một trường THPT ở huyện Thạch Hà, Hà Tĩnh, cho biết trước đây, học sinh của trường vào các trường đại học, cao đẳng chiếm số lượng lớn. Đa số các em học sinh giỏi đều chọn lựa vào các trường đại học top đầu để học tập.
Tuy nhiên, hiện nay, số lượng đã có phần dịch chuyển, nhiều học sinh giỏi, xuất sắc không thi đại học mà chuyển hướng XKLĐ, hoặc vừa học vừa làm ở nước ngoài.
“Thực tế, rất nhiều sinh viên ra trường không có việc làm nên phụ huynh, học sinh thay đổi nhận thức, chọn lựa phương án đi du học nghề, XKLĐ. Đi XKLĐ, các em có tay nghề và có mức thu nhập cao. Mỗi năm trường có nhiều học sinh khá, giỏi chọn phương án này thay vì học đại học”, thầy N. nói.
Thầy N. cho biết năm học vừa qua, nhà trường có hai học sinh đạt giải nhất cấp tỉnh môn Địa lý, các em nằm trong đội dự tuyển học sinh giỏi Quốc gia nhưng từ chối không tham gia vào đội dự tuyển để ôn luyện.
Video đang HOT
Học bạ năm lớp 12 của em Nguyễn thị T. là học sinh giỏi, hiện em đi xuất khẩu động ở Nhật
Thầy N. nói thêm hai học sinh này, ngoài giành giải Nhất cấp tỉnh môn Địa lý các em còn là học sinh giỏi toàn diện. Chia sẻ lý do với thầy cô, các em nói rằng mục tiêu chỉ học hết lớp 12, lấy bằng tốt nghiệp THPT và không thi vào đại học. Các em dành thời gian học tiếng Hàn, Nhật… và các kỹ năng nghề phù hợp với bản thân để đi XKLĐ.
Nhiều hiệu trưởng trường THPT ở Hà Tĩnh cũng chia sẻ với VietNamNet hiện nay, học sinh có định hướng rất thực tế, các em có quan điểm rõ ràng, đi học đại học chưa chắc đã xin được việc làm. Vì vậy không chỉ học sinh có lực học trung bình mà có cả rất nhiều em lực học giỏi đi học chỉ để lấy bằng tốt nghiệp THPT, sau đó chọn con đường xuất ngoại.
Đỗ ĐH top đầu vẫn từ bỏ, rẽ hướng sang lao động nơi xứ người
Gia đình chị Nguyễn Thị Hoa (trú thôn Bắc Hải, xã Thạch Hải, huyện Thạch Hà) có 5 người con học lực khá giỏi. Tuy nhiên không ai chọn lựa đi học đại học, thay vào đó các em học hết THPT rồi ra nước ngoài XKLĐ.
Hiện nay, 3 người con gái của gia đình chị Hoa đi xuất khẩu lao động ở thị trường Nhật Bản, còn con trai út sinh năm 2003 đang học tiếng để đi Hàn Quốc.
Chị Hoa nói, có nhiều trường hợp ở xã đi học đại học nhưng không xin được việc phải vào các tỉnh phía Nam làm công nhân hoặc đi XKLĐ. Nên gia đình và các con không chọn thi vào đại học, cao đẳng mà quyết định đi XKLĐ, dù các cháu đều học giỏi.
Chị Nguyễn Thị Hoa chia sẻ các con chị đều học khá giỏi nhưng không ai đi học đại học, đi XKLĐ.
Em Hoàng Thị T. (SN 2000), con gái thứ 4 của gia đình chị Hoa, có năng lực học tập tốt, hoạt động ngoại khóa năng nổ song em không thi đại học. Em đi XKLĐ đơn hàng thực phẩm ở Nhật Bản.
Em T. 12 năm liền là học sinh giỏi toàn diện, học bạ năm lớp 12 của em điểm tổng kết trung bình các môn học đạt 8.3 điểm, xếp loại học sinh giỏi, giáo viên chủ nhiệm nhận xét là bí thư chi đoàn gương mẫu, nhiệt tình, vươn lên trong học tập.
Với năng lực học tập như trên, T. có nhiều cơ hội để vào học các trường đại học thương hiệu tốt tuy nhiên em học chỉ để thi tốt nghiệp THPT. Nhiều giáo viên tiếc nuối với quyết định của em.
“Đi học đại học mất thời gian hơn 4 năm và mất một khoản học phí không nhỏ nhưng không chắc chắn về cơ hội việc làm. Vì suy nghĩ đó nên các con tôi chọn ra nước ngoài làm việc, có cơ hội kiếm được khoản tiền lớn. Khi có kinh tế, các con sẽ tự chủ trong cuộc sống”, chị Hoa chia sẻ.
Thời điểm năm 2016, em Nguyễn Thị H. (SN 1988, trú thôn Bắc Hải, xã Thạch Hà) đỗ hai trường đại học top đầu cả nước được nhiều người ngưỡng mộ song H. từ chối vào đại học, rẽ hướng đi xuất ngoại- du học nghề ở Hàn Quốc.
Chị Nguyễn Thị Thu (mẹ của em H.) thông tin H. học rất giỏi, trước đây em đỗ vào Đại học Quốc gia Hà Nội và Đại học Ngoại thương nhưng không theo con đường này. Hiện em học tập và làm việc ở Hàn Quốc, có mức thu nhập tốt, hàng tháng em gửi về 10 triệu đồng biếu bố mẹ.
“Lúc đầu H. và gia đình cũng đắn đo nhiều, sau khi tính toán nhận thấy con đường đi du học nghề ở nước ngoài vẫn hơn so với học đại học. Con gái tâm sự chưa từng hối hận với quyết định của mình, đi lao động ở nước ngoài tuy vất vả, phải xa bố mẹ nhưng đổi lại thu nhập cao. Một tháng lương con làm bên Hàn Quốc bằng bố mẹ làm cả năm”, chị Thu nói.
Chị Thu nói thêm, ở xã cũng có rất nhiều trường hợp như em H. đỗ đại học nhưng theo con đường XKLĐ. Gia đình có con đi XKLĐ ở nước ngoài, bố mẹ có tiền tỷ gửi ngân hàng, xây được nhà cao tầng càng khiến học sinh ở các vùng quê này không mặn mà với giảng đường đại học.
Quảng Bình đẩy mạnh xuất khẩu lao động
Hàng ngàn lao động đã tìm được việc làm phù hợp sau dịch COVID-19, trong đó nhiều đơn hàng xuất khẩu lao động, góp phần cải thiện thu nhập cho người dân
Quảng Bình dự kiến đến cuối năm nay, toàn tỉnh sẽ giải quyết việc làm cho trên 21.000 người lao động (NLĐ), trong đó khoảng 4.000 người được tuyển chọn đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo hợp đồng. Đây là một tín hiệu tích cực cho thấy thị trường việc làm cho NLĐ đã sôi động trở lại 2 năm sau dịch COVID-19.
Kỳ vọng vào tương lai tươi sáng
Tại Trung tâm Dịch vụ Việc làm (DVVL) tỉnh Quảng Bình trong những ngày qua, nhiều hoạt động tư vấn, giới thiệu việc làm, hỗ trợ NLĐ chưa bao giờ nhộn nhịp như hiện nay. Khi dịch COVID-19 dần được khống chế, mỗi ngày, trung tâm tiếp nhận hàng trăm NLĐ đến xin tư vấn, giới thiệu việc làm.
Anh Nguyễn Văn Dũng (25 tuổi, quê xã Quảng Phương, huyện Quảng Trạch) cùng vợ mới cưới là chị Phạm Thị Chi cầm tập hồ sơ đến Trung tâm DVVL tỉnh Quảng Bình để xin được tư vấn, chọn ngành nghề đi XKLĐ tại một nước châu Âu. Vợ chồng anh Dũng đều là sinh viên tốt nghiệp một trường CĐ ở miền Trung, ra trường đã 3 năm nhưng chưa có việc làm ổn định nên cuộc sống bấp bênh.
Có thời điểm, hai vợ chồng đều làm CN, thu nhập chẳng đáng là bao. Sau khi được Trung tâm DVVL tỉnh tư vấn, hai vợ chồng quyết định vay tiền người thân để sang Ba Lan làm việc. "Sắp tới, chúng em sẽ được học tiếng và đào tạo nghề cơ bản. Nếu mọi việc thuận lợi thì ra Tết âm lịch sẽ bay" - chị Chi cho hay.
Theo Trung tâm DVVL tỉnh Quảng Bình, thông qua các sàn giao dịch việc làm, các hoạt động tư vấn, hàng ngàn NLĐ trong tỉnh đã tiếp cận được các cơ hội làm việc. Từ đầu năm đến nay, trung tâm đã tổ chức 46 phiên giao dịch việc làm thu hút 121 doanh nghiệp (DN) với hàng ngàn lao động tham gia tuyển dụng trực tiếp.
Người lao động Quảng Bình được đào tạo trước khi đi xuất khẩu lao động
Thông qua những phiên giao dịch việc làm, đã có gần 2.400 lượt NLĐ được tư vấn; 2.035 lượt NLĐ được giới thiệu phỏng vấn trực tiếp và 1.068 hồ sơ đạt sơ tuyển. Trung tâm cũng đã tư vấn, giới thiệu, cung ứng việc làm và thông tin thị trường lao động cho gần 30.200 lượt người. Trong đó, số lượt người được tư vấn về du học, XKLĐ gần 2.900 người. Số người được giới thiệu, cung ứng đi XKLĐ là 574 người.
Bà Hoàng Thị Thủy, Phó Giám đốc Trung tâm DVVL tỉnh Quảng Bình, cho biết đây thực sự là những con số khả quan sau khi thị trường lao động khá ảm đạm trong suốt thời gian bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch COVID-19. Từ đầu năm đến nay, trung tâm đã giới thiệu được gần 1.400 NLĐ cho các DN trong tỉnh và XKLĐ. Trong đó, gần 1.200 lao động cung ứng cho DN XKLĐ để tham gia tuyển dụng các đơn hàng đi làm việc theo hợp đồng có thời hạn tại nước ngoài, chủ yếu tại Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan (Trung Quốc), Ba Lan, Hungary, Romania...
Kéo giảm tỉ lệ thất nghiệp
Theo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB-XH) tỉnh Quảng Bình, ước tính đến ngày 31-12, toàn tỉnh sẽ giải quyết việc làm cho trên 21.000 lao động (đạt 116,67% kế hoạch), trong đó có khoảng 4.000 NLĐ được tuyển chọn đi XKLĐ có thời hạn theo hợp đồng (đạt 108% kế hoạch năm).
Bà Đinh Thị Ngọc Lan, Phó Giám đốc Sở LĐ-TB-XH tỉnh này, cho biết sau rất nhiều nỗ lực của các cấp ngành, địa phương và DN, tỉ lệ thất nghiệp chung toàn tỉnh giảm còn 2,9%. Nhiều địa phương đã tạo mọi điều kiện để NLĐ được tiếp cận các nguồn vốn vay giải quyết việc làm. Thông qua các nguồn vốn vay ưu đãi, đã có khoảng 6.200 NLĐ được hỗ trợ, duy trì và mở rộng việc làm, góp phần nâng thu nhập, ổn định đời sống kinh tế.
Tuy nhiên, hiện chưa có nhiều chính sách đặc thù của địa phương về giải quyết việc làm cho NLĐ khu vực nông thôn. Nguồn lực đầu tư, hỗ trợ công tác giải quyết việc làm còn hạn chế. Sở LĐ-TB-XH tỉnh Quảng Bình đặt ra mục tiêu trong năm 2023 sẽ tạo việc làm cho 18.500 người. Trong đó, có khoảng 3.700 NLĐ đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo hợp đồng.
Quảng Bình: 6 học sinh tắm sông, 1 em đuối nước tử vong Một học sinh lớp 9 ở Quảng Bình cùng nhóm bạn đi tắm ở sông Gianh thì không may bị đuối nước tử vong.Tối 6.11, thông tin từ UBND P.Quảng Thuận (TX.Ba Đồn, Quảng Bình) cho biết trên địa bàn vừa xảy ra vụ đuối nước khiến 1 em học sinh lớp 9 tử vong. Người dân tìm kiếm thi thể em A....










Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Vụ Chu Thanh Huyền bị tố bán hàng nhập lậu: Quản lý thị trường vào cuộc

38 khối quân đội, công an lần đầu hợp luyện diễu binh ở TPHCM

Người dân đổ về trung tâm TPHCM xem hợp luyện diễu binh đại lễ 30/4

Điều tra vụ người đàn ông chết cháy trên võng ở đường Hồng Bàng

Cháy tòa nhà Viet Tower 18 tầng ở Hà Nội

20 giờ hôm nay, TP.HCM hợp luyện diễu binh, diễu hành trên đường Lê Duẩn

Bắt tạm giam Tuấn 'ngáo' tội giết người

Nữ Chi cục trưởng Thi hành án bị cách hết tất cả chức vụ trong Đảng

Quảng Nam: Xót xa 2 mẹ con tử vong dưới kênh chính Phú Ninh

Sập nhà xưởng ở Bình Dương, 3 người tử vong

Giá vàng hôm nay, 17/4: Tăng dữ dội, cán mốc 120 triệu đồng/lượng

Kiểm tra xe tải dừng bất thường trên đường Vành đai 3, 'lộ' tài xế dùng ma túy
Có thể bạn quan tâm

Mỹ nhân thất bại nhất đầu 2025 đụng đâu flop đó, cứ xuất hiện là bị khán giả đòi "cắt sóng gấp"
Hậu trường phim
23:57:24 18/04/2025
Phim vừa chiếu 40 phút đã đứng top 1 rating cả nước, nữ chính bùng nổ cõi mạng vì "đẹp dã man"
Phim châu á
23:51:46 18/04/2025
Hôn nhân kín tiếng của NSND Tấn Minh và NSND Thu Huyền
Tv show
23:41:02 18/04/2025
Vụ ma túy ở Quảng Ninh: Camera ghi lại cảnh ô tô rượt đuổi nhau
Pháp luật
23:40:17 18/04/2025
Tóc Tiên mặc nóng bỏng, Hồ Ngọc Hà tình tứ bên Kim Lý tại sự kiện
Sao việt
23:38:45 18/04/2025
David Beckham nhắn nhủ Victoria giữa ồn ào bất hòa trong gia đình
Sao âu mỹ
23:36:07 18/04/2025
'Tìm xác: Ma không đầu': Hồng Vân diễn gây ám ảnh, Tiến Luật 'nhạt'
Phim việt
23:34:14 18/04/2025
Vị thế của 'mợ chảnh' Jun Ji Hyun
Sao châu á
23:28:17 18/04/2025
Nga: Lệnh ngừng bắn vào cơ sở năng lượng Ukraine đã hết hạn
Thế giới
23:18:01 18/04/2025
1 Anh Tài bị tố đạo nhái NewJeans, phản hồi của ekip như "thêm dầu vào lửa"
Nhạc việt
22:26:31 18/04/2025