Học sinh đua nhau “bắt pen”, bác sĩ giật mình vì quá nguy hiểm
Bản chất của hành động này là chặn động mạch cảnh 2 bên gây thiếu máu não, gây tắc nghẽn mạch cảnh 2 bên tạo cảm giác lâng lâng, “phê” giả tạo.
Rộ trào lưu “bắt pen”
Trong những ngày gần đây, mạng xã hội TikTok đã chứng kiến sự nở rộ của một trào lưu mới có tên “bắt pen”, thu hút sự tham gia đông đảo của giới trẻ.
Trào lưu “bắt pen” được biết đến rộng rãi khi một tài khoản TikTok có tên K.T. đăng tải một video mô tả chi tiết cách thức tham gia.
Các video “bắt pen” nở rộ trên TikTok (Ảnh: Chụp màn hình).
Trong video, hai học sinh ngồi đối diện nhau, một người đặt ngón tay cái lên vị trí động mạch cảnh của người còn lại và ấn mạnh. Hành động này được thực hiện cho đến khi đối phương có dấu hiệu lịm dần đi.
Đáng chú ý, video này nhanh chóng lan truyền và thu hút hơn 3,5 triệu lượt xem, hơn 100.000 lượt thích cùng hàng nghìn bình luận, chia sẻ.
Nhiều bạn trẻ sau đó cũng đã thực hiện lại hành động “bắt pen” này để quay video đăng tải lên TikTok.
Video đang HOT
Bác sĩ giật mình vì trào lưu nguy hiểm
Theo các chuyên gia y tế, trào lưu “bắt pen” thực chất không chỉ là một trò chơi vô hại mà tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe nghiêm trọng.
ThS.BS Đoàn Dư Mạnh, thành viên Hội Bệnh mạch máu Việt Nam, cho biết mình bị sốc khi thấy hành động nguy hiểm này lại được các bạn trẻ bắt chước và tạo thành xu hướng trên mạng xã hội.
ThS.BS Đoàn Dư Mạnh, thành viên Hội Bệnh mạch máu Việt Nam
Theo BS Mạnh, bản chất của trò chơi “bắt pen” là chèn ép động mạch cảnh, gây cản trở lưu lượng máu lưu thông lên não. Hậu quả của việc này là người tham gia có thể trải qua cảm giác lâng lâng, chóng mặt, “phê” giả tạo.
“80% lượng máu nuôi não sẽ được vận chuyển qua 2 mạch cảnh trái và phải ở cổ. Thực hiện ấn cổ vài giây sẽ không gây nguy hiểm nhưng nếu ấn lâu vào 2 động mạch cảnh thì có thể gây ra thiếu máu não trầm trọng. Các tế bào não bị thiếu máu 5 phút sẽ không thể phục hồi.
Điều nguy hiểm hơn cả là sự thiếu máu não nghiêm trọng có thể dẫn đến các biến chứng đe dọa tính mạng. Khi động mạch cảnh bị chèn ép trong thời gian dài, máu không thể lưu thông lên não đủ nhanh chóng, dẫn đến thiếu máu não.
Điều này có thể gây ra tình trạng ngất xỉu, co giật và trong trường hợp nghiêm trọng, thậm chí có thể gây đột quỵ”, BS Mạnh thông tin.
Theo chuyên gia này, đối với những người có tiền sử bệnh lý về tim mạch hoặc huyết áp, hậu quả có thể còn nặng nề hơn, dẫn đến tử vong ngay lập tức.
Ngoài ra, việc chèn ép động mạch cảnh còn có thể gây tổn thương trực tiếp lên các mạch máu này, làm xuất hiện các cục máu đông (huyết khối). Khi huyết khối di chuyển đến não, nó có thể gây tắc nghẽn động mạch não, dẫn đến các tai biến mạch máu não, hay còn gọi là đột quỵ.
Tỉnh táo trên môi trường mạng
BS Mạnh khuyến cáo, người dùng mạng xã hội cần nhận thức rõ ràng về mức độ nguy hiểm của trào lưu này cũng như các trào lưu xấu độc khác và tuyệt đối không tham gia.
Các bậc phụ huynh, giáo viên và nhà trường cần tăng cường giám sát, nhắc nhở và giáo dục các em học sinh để tránh những hậu quả đáng tiếc.
“Phụ huynh cần thường xuyên theo dõi và trò chuyện với con em mình về các trào lưu nguy hiểm trên mạng xã hội, giúp các em hiểu rõ những mối nguy hại và tránh xa các hoạt động có nguy cơ đe dọa đến tính mạng.
Các giáo viên và nhà trường cũng cần có các biện pháp giáo dục và cảnh báo kịp thời. Nhà trường nên phối hợp cùng phụ huynh để theo dõi sát sao hành vi của học sinh, phát hiện sớm các hiện tượng bất thường và kịp thời ngăn chặn”, BS Mạnh nhấn mạnh.
Hành động của bệnh nhân bị rắn cắn gây nguy hiểm cho bác sĩ
Một bệnh viện ở Australia kêu gọi các nạn nhân bị rắn cắn không bắt con vật và mang tới gặp bác sĩ.
Tiến sĩ Adam Michael, Trưởng khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bundaberg gần Brisbane, nói với ABC: "Chúng tôi thực lòng không muốn mọi người tương tác với con rắn. Bất kỳ nỗ lực nào đến gần để bắt, giết hoặc chụp ảnh con vật đều chỉ khiến bạn gặp nguy hiểm".
Theo Viện Y tế Quốc gia, khoảng 3.000 người nghi ngờ bị rắn cắn mỗi năm ở Australia. Từ 100 đến 200 trường hợp cần dùng thuốc giải độc.
Nhân viên y tế lấy nọc độc từ một con rắn để nghiên cứu tại Viện Rắn cắn Qimen ở tỉnh An Huy, Trung Quốc vào tháng 11/2023. Ảnh: Fox
Tiến sĩ Michael nhớ lại, một nạn nhân từng mang theo con rắn nâu trong hộp đựng thức ăn bằng nhựa "không được buộc chắc chắn lắm". Con rắn cố gắng thoát ra ngoài khiến các y bác sĩ hoảng sợ.
Ông cũng kể về các trường hợp mang theo rắn trong túi nylon hay hộp nhựa kém an toàn hơn. Bệnh viện sau đó đã phải trả tiền để đưa những con rắn về tự nhiên. "Chúng tôi muốn mọi người có thể được khám và đánh giá nhanh chóng và việc có một con rắn sống trong khoa sẽ làm chậm quá trình đó", Tiến sĩ Michael giải thích.
Đồng thời, ông đảm bảo rằng các bác sĩ không cần phải nhìn thấy con rắn để điều trị các vết cắn độc: "Chúng tôi có thể xác định xem bạn có cần thuốc chống nọc độc hay không và cần loại nào dựa trên các dấu hiệu lâm sàng, xét nghiệm máu cũng như bộ dụng cụ phát hiện nọc rắn. Chúng tôi thực sự không được đào tạo để xác định loại rắn và vì thế con rắn không có ích gì cả. Nó chỉ khiến y bác sĩ cũng như chính bạn gặp nguy hiểm".
Thay vào đó, Tiến sĩ Michael khuyên bệnh nhân tập trung vào vết thương và điều trị: Giữ bình tĩnh, sơ cứu theo hướng dẫn và tới bệnh viện càng sớm càng tốt.
Khi bị rắn cắn, nạn nhân không tự đi lại vì vận động làm cho nọc độc xâm nhập vào cơ thể nhanh hơn. Cố định chân, tay bị rắn cắn bằng nẹp; cởi bỏ đồ trang sức ở chân tay bị rắn cắn (vì có thể gây chèn ép khi vùng đó bị sưng nề). Có thể chích nặn rửa vết cắn dưới vòi nước sạch với xà phòng rồi sát trùng.
Nếu bệnh nhân khó thở thì người xung quanh tiến hành hô hấp nhân tạo. Vận chuyển bệnh nhân đến cơ sở y tế đồng thời duy trì băng ép, để vùng bị cắn thấp hơn vị trí của tim, nếu ở chân, tay thì có thể để thõng tay chân.
Bất cứ trường hợp nào bị rắn cắn, ngay cả khi xác định là rắn lành, đều cần xử trí và theo dõi tại bệnh viện ít nhất trong 12 giờ đầu. Nếu để trễ sau 24-48 giờ, kết quả điều trị rất kém hoặc không hiệu quả.
Món đồ dùng tiện lợi nhưng có thể 'kích hoạt' tế bào ung thư Sử dụng đồ nhựa dùng một lần tiện lợi nhưng lại tiềm ẩn nhiều nguy hiểm đối với sức khỏe, đặc biệt là có nguy cơ dẫn đến bệnh ung thư. Ngày Tết, gia đình tôi rất đông khách và tôi thường mua bát đĩa, hộp nhựa dùng một lần. Dùng xong chỉ cần dọn bỏ thùng rác, không cần rửa nên rất...