Học sinh đi học trực tiếp trở lại, ai chịu trách nhiệm về an toàn, sức khỏe?
Ngày 7.11, Sở GD-ĐT TP.HCM đã có những yêu cầu về việc đảm bảo sức khoẻ của học sinh trong thời gian học trực tiếp và học trực tuyến.
Học sinh lớp 12 tiêm vắc xin chuẩn bị cho việc đi học trực tiếp trở lại – B.T
Theo đó, lúc học sinh còn học trực tuyến tại nhà, các trường xây dựng kế hoạch và các phương án phòng chống dịch Covid-19 nếu có trường hợp nhiễm tại trường và tổ chức diễn tập trước khi học sinh đi học trực tiếp trở lại.
Học sinh học trực tuyến khi trường học chưa mở cửa trở lại vì dịch Covid-19 – NGUYỄN THÔNG
Triển khai tự đánh giá theo bộ tiêu chí an toàn trong phòng chống dịch, thống kê thường xuyên cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh thuộc diện F0, có biện pháp hỗ trợ trong công tác dạy, học, tư vấn về sức khỏe tinh thần. Thường xuyên phối hợp với phụ huynh học sinh nhắc nhở học sinh có chế độ dinh dưỡng và vận động hợp lý phòng chống các vấn đề về sức khỏe học sinh như tật khúc xạ ở mắt, tình trạng thừa cân béo phì, tình trạng cong vẹo cột sống, sức khỏe tinh thần.
Khi học sinh học trực tiếp, theo yêu cầu của Sở GD-ĐT, nhà trường thực hiện công tác khám sức khỏe cho cán bộ, giáo viên nhân viên và kiểm tra sức khỏe học sinh. Tổ chức giám sát phát hiện sớm học sinh nhiễm bệnh trong trường học và chuyển tuyến điều trị kịp thời. Tổ chức hướng dẫn cho giáo viên, phụ huynh về đặc điểm, cách nhận biết các dấu hiệu của bệnh và các biện pháp phòng chống, cách chăm sóc và theo dõi sức khỏe.
Khi hoạt động bán trú, bữa ăn bán trú được phép tổ chức trở lại, trong hướng dẫn thực hiện do Phó Giám đốc Sở GD- ĐT triển khai, lãnh đạo nhà trường chịu trách nhiệm kiểm soát, đảm bảo thực phẩm cung cấp cho các bếp ăn, nhà ăn và cơ sở cung cấp thức ăn cho học sinh, căn tin trong trường phải đảm bảo an toàn theo quy định. Đảm bảo 100% trường học có bếp ăn tập thể, suất ăn công nghiệp, căn tin không để xảy ra ngộ độc thực phẩm. Không chọn những cơ sở cung cấp suất ăn quá xa trường. Nhà trường xây dựng kế hoạch cụ thể phối hợp với ban đại diện cha mẹ học sinh trong công tác giám sát quá trình chế biến, tiếp phẩm cũng như giá thành của từng bữa ăn của học sinh hằng ngày. Thường xuyên giám sát cơ sở cung cấp suất ăn công nghiệp…
Lãnh đạo trường học chịu trách nhiệm trong công tác quản lý căn tin khi học sinh đi học trực tiếp trở lại. Cụ thể căn tin không bán những mặt hàng đồ chơi kẹo bánh trôi nổi không rõ nguồn gốc xuất xứ và không rõ hạn sử dụng. Không quảng cáo và kinh doanh nước ngọt có gas và các thực phẩm không có lợi cho sức khỏe trong trường học. Nhà trường công khai các đơn vị cung cấp nguyên liệu cho bếp ăn đến phụ huynh học sinh vào đầu năm học, nếu có thay đổi đơn vị cung cấp thì phải thông báo công khai để cha mẹ học sinh được biết.
Việt Nam đã tiêm vắc xin Covid-19 cho 800.000 người dưới 18 tuổi
Ngày 30.10, Sở GD-ĐT TP.HCM đã tổ chức cuộc họp với sự tham dự của lãnh đạo Sở Y tế, Trung tâm kiểm soát bệnh tật thành phố. Tại đây, Sở GD-ĐT trình lãnh đạo UBND TP dự thảo Kế hoạch tổ chức học tập trực tiếp tại các cơ sở giáo dục, trong đó đề xuất học sinh đi học trở lại từ ngày 10.12.
Cụ thể, đối với các địa bàn được xác định dịch ở cấp độ 1 và 2 (nguy cơ thấp và trung bình) thì tổ chức dạy học trực tiếp, sẵn sàng chuyển sang các hình thức dạy học khác khi dịch bệnh diễn biến phức tạp.
Đối với các địa bàn được xác định dịch ở cấp độ 3 (nguy cơ cao), tổ chức dạy học trực tiếp kết hợp với dạy học trực tuyến, trên truyền hình.
Đối với các địa bàn được xác định ở cấp độ 4 (nguy cơ rất cao) thì không tổ chức dạy trực tiếp mà tổ chức dạy học trực tuyến, trên truyền hình, giao bài tự học…
Thừa Thiên - Huế: 90 trường nghỉ học trực tiếp, chuyển sang học trực tuyến vì dịch Covid-19
Tình hình dịch Covid-19 tại Thừa Thiên - Huế đang diễn biến phức tạp và đến nay có hơn 90 trường cho học sinh nghỉ học trực tiếp để chuyển sang học trực tuyến vì nhiều giáo viên và học sinh có liên quan đến yếu tố dịch tễ.
Sáng 5.11, ông Nguyễn Tân, Giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Thừa Thiên - Huế, cho biết, do tình hình dịch Covid-19 trên địa bàn xuất hiện nhiều F0 tại cộng đồng, trong đó có nhiều giáo viên và học sinh liên quan đến các yếu tố dịch tễ (F0, F1, F2...) nên đến nay toàn tỉnh đã có 90 trường cho học sinh nghỉ học trực tiếp để chuyển sang học trực tuyến và học qua truyền hình.
Trường THCS Phạm Văn Đồng, P. Vỹ Dạ, TP.Huế, hôm nay đã cho học sinh nghỉ học trực tiếp để chuyển sang học trực tuyến do xuất hiện chùm ca bệnh ở khu vực Cồn Hến, thuộc P. Vỹ Dạ - P.T
Cụ thể, toàn tỉnh có 34.604 học sinh từ mầm non đến THPT đã dừng đến trường, 18.918 học sinh chuyển sang học trực tuyến, 4.143 học sinh học qua truyền hình, còn lại là học sinh mầm non được nghỉ học ở nhà.
Các địa bàn có số trường học dừng học trực tiếp nhiều nhất là H. Quảng Điền, có 18 trường tiểu học, 11 trường THCS, 3 trường THPT gồm Nguyễn Chí Thanh, Tố Hữu, Hóa Châu.
Covid-19 sáng 5.11: Cả nước 946.043 ca nhiễm, 835.406 ca khỏi | Tiêm 2 mũi vắc xin hiệu quả ra sao?
Tại TP.Huế, trường THPT Nguyễn Huệ, do có giáo viên liên quan yếu tố dịch tễ nên một số lớp đã nghỉ học trực tiếp chuyển sang học trực tuyến để tầm soát Covid-19. Các trường mầm non, tiểu học và THCS trên địa bàn P.Vỹ Dạ, do xuất hiện chùm ca nhiễm ở khu vực Cồn Hến, nên đến nay cũng đã dừng học trực tiếp để chuyển sang học trực tuyến.
Ông Nguyễn Tân, cho biết thêm ngành giáo dục đang theo dõi sát sao tình hình dịch Covid-19 trên địa bàn. Với những vùng không an toàn, các địa phương sẽ chuyển sang phương án cho học sinh nghỉ học trực tiếp để chuyển sang học trực tuyến và học qua truyền hình.
Cà Mau: Trường thuộc cấp độ 1, khu vực an toàn dạy học trực tiếp từ 25.10 Tại Cà Mau, từ ngày 25.10, học sinh giáo dục phổ thông ở khu vực thuộc cấp độ 1, thực sự an toàn sẽ đi học trực tiếp. Ảnh minh họa Ngày 24.10, ông Nguyễn Minh Luân, Giám đốc Sở GD-ĐT Cà Mau cho biết Sở vừa triển khai kế hoạch tổ chức dạy và học trong tình hình mới. Theo đó, từ...