Học sinh đánh nhau: Lỗi tại ai?
Học sinh tham gia đánh nhau và học sinh quay clip rồi đưa lên mạng là đáng trách nhưng lỗi không hoàn toàn do các em.
Hiện tượng học sinh đánh nhau diễn ra khá nhiều thời gian gần đây – CHỤP MÀN HÌNH
Học sinh tham gia đánh nhau, quay clip rồi đưa lên mạng là do nhận thức của các em còn hạn chế, chưa có kinh nghiệm ứng xử. Đây là do việc giáo dục chưa tới.
Lặp lại nhiều lần trong môi trường giáo dục
Vừa qua, do có mâu thuẫn, 2 nữ sinh Trường THPT Xuân Trường (Nam Định) đã hẹn nhau tới trường rồi kéo vào nhà vệ sinh đánh nhau, clip sau đó được phát tán gây xôn xao mạng xã hội. Hiện nay, nhà trường đã làm việc với học sinh, yêu cầu viết kiểm điểm và cam kết không tái phạm. Đồng thời, nhà trường làm việc với đại diện phụ huynh các học sinh có liên quan để làm rõ sự việc và phối hợp với nhà trường trong việc quản lý, giáo dục học sinh.
Đây là câu chuyện không mới nhưng cứ lặp đi lặp lại rất nhiều lần trong môi trường giáo dục, nó không chỉ gây phản cảm mà có thể gây ra nhiều hệ lụy nghiêm trọng khác. Ở vụ việc trên, một lần nữa chúng ta có thể thấy tình trạng mâu thuẫn, cách thức giải quyết mâu thuẫn và lợi dụng mạng xã hội để lan truyền sự việc giải quyết mâu thuẫn đó là có vấn đề.
Video đang HOT
Hai nhóm học sinh xích mích, đánh nhau tại TT.Xuân Trường (Nam Định) – ẢNH CHỤP MÀN HÌNH CLIP
Chưa phát huy vai trò của phụ huynh, giáo viên
Quan hệ giữa các học sinh trong trường thực chất là mối quan hệ xã hội thu nhỏ, mà ở đó cũng phải có quy tắc xử sự chung như nội quy, quy chế của trường, của lớp và cả pháp luật. Cách thức giải quyết mâu thuẫn chủ yếu là do giáo viên, nhà trường làm trọng tài, phụ huynh phải tham gia phối hợp. Nếu để các em tự giải quyết mẫu thuẫn bằng cách đánh nhau hoặc sử dụng cách thức tiêu cực thì vai trò của nhà trường, giáo viên chủ nhiệm chưa phát huy hiệu quả.
Bên cạnh đó, việc học sinh quay clip những vụ việc đánh nhau rồi sau đó phát tán trên mạng là hành động rất đáng trách. Điều này khiến học sinh tham gia đánh nhau, trước áp lực của dư luận và mạng xã hội, có thể ảnh hưởng đến tâm lý, bị trầm cảm và có thể phải chịu hình thức kỷ luật cao nhất của nhà trường, dẫn đến thôi học. Một khi đã thôi học thì liệu các em có còn cơ hội để nhận thức và sữa chữa lỗi lầm hay không hay sẽ bị trượt dài và sa ngã?
Một hệ lụy khác có thể kể đến là clip đánh nhau của học sinh bị phát tán có thể ảnh hưởng đến nhận thức của một bộ phận học sinh, cho rằng việc đánh nhau giữa các học sinh là bình thường và quay clip những vụ đánh nhau để tung lên mạng cũng là bình thường. Lúc này bạo lực học đường có thể gia tăng đột biến.
Sau vụ việc này, giáo viên, nhà trường và phụ huynh học sinh phải phối hợp chặt chẽ hơn nữa để giáo dục học sinh. Phải kịp thời nắm bắt tâm tư, nguyện vọng và cả những mâu thuẫn, xích mích giữa các học sinh để có định hướng giải quyết; phải dạy để học sinh biết về mạng xã hội, lợi ích và tác hại của nó mang lại, trong trường hợp cần thiết thì phụ huynh phải có biện pháp phù hợp để kiểm soát việc sử dụng mạng xã hội của học sinh. Có như vậy, mới góp phần ngăn chặn tình trạng học sinh tham gi đánh nhau.
Bạo lực tuổi học trò: Lỗi từ bậc cha mẹ!
Một đoạn video dài hơn 6 phút ghi lại cảnh học sinh đánh nhau dã man trong lớp học tại Trường THPT Phan Đăng Lưu (quận Bình Thạnh, TP HCM) đang gây xôn xao dư luận.
Nhiều ý kiến cho rằng "lỗi không chỉ của ngành giáo dục, việc chăm sóc, nuôi dưỡng bảo ban của gia đình, bậc cha mẹ là không vô can".
"Học trò đánh nhau thì nền tảng gia đình như thế nào mới sản sinh ra 1 người hung hăng như vậy?"- bạn đọc Trân Châu ý kiến.
Bạn đọc Nam viết: Cha mẹ thời nay rất cưng chiều con, ai động tới là con tôi ở nhà ngoan lắm. Việc giáo dục đạo đức, kỹ năng sống là nhiệm vụ của nhà trường nhưng chủ yếu vẫn là giáo dục gia đình. Thầy cô dạy 1 năm rồi học thầy cô khác, còn gia đình sinh ra, nuôi đến lớn, cha mẹ là những nhà giáo đầu tiên và suốt đời với con em của mình. Khi con hư xin đừng chỉ biết đổ lỗi cho nhà trường và ngành giáo dục.
"Cần có hình thức kỷ luật thật nghiêm khắc với những học sinh đã đánh nhau, nhưng cũng phải có biện pháp giáo dục răn đe cứng rắn với sự thờ ơ vô cảm của cả lớp. Thấy bạn đánh nhau mà không ai can ngăn, thậm chí còn tiếp tay và cổ vũ, cười đùa"- bạn đọc bức xúc.
Cảnh học sinh Trường THPT Phan Đăng Lưu (quận Bình Thạnh, TP HCM) đánh nhau dã man trong lớp học đang gây xôn xao dư luận.
Bạn đọc Anh Tuấn đặt câu hỏi: "Xem clip này tôi đau lòng lắm, các cháu còn rất trẻ mà đã ra tay với bạn rất nặng nề, cần phải xem xét trách nhiệm người đứng đầu- hiệu trưởng, bộ phận giám thị và ban cán sự lớp họ đã ở đâu trong lúc học sinh đánh nhau. Hiệu trưởng có phân công bộ phận giám thị đi tuần tra giám sát các lớp không. Bộ phận giám thị đã làm gì mà để học sinh đánh nhau gần 7 phút mà không hề hay biết. Ban cán sự lớp lớp trưởng, lớp phó ... ở đâu tại sao không em nào đi xuống báo với giáo viên, giám thị mà còn "hùa" theo?".
"Hiệu trưởng là người đứng đầu trong trường, để xảy ra học sinh đánh nhau trong lớp hiệu trưởng là người chịu trách nhiệm chính"- bạn đọc Đoàn Hòa nêu ý kiến. Bạn đọc Ngockhanh772000 bổ sung thêm: Học sinh trong lớp quá vô cảm, cần xem lại cách giáo dục của giáo viên và cách quản lý của hiệu trưởng".
Thật là đáng lo khi tình trạng bạo lực tuổi học trò, học sinh đánh nhau trong và ngoài lớp học liên tiếp xảy ra trong thời gian gần đây. Không khó để liệt kê về vấn nạn này, chẳng hạn: vụ nữ sinh lớp 9 bị 5 bạn học đánh dã man, lột quần áo rồi quay clip (ở Hưng Yên, tháng 4- 2019); clip 3 nữ sinh lớp 8 túm tóc, đấm đá liên tục vào một nữ sinh lớp 9 (thị xã Bến Cát, Bình Dương, tháng 10 - 2019); nữ sinh lớp 11 ở Hà Tĩnh đã bị một nhóm 4 nữ sinh đánh hội đồng trước sự chứng kiến của nhiều học sinh khác (tháng 5- 2020); trường THPT Ngô Gia Tư (huyện Ea Kar,tỉnh Đắk Lắk) nhóm học sinh cấp 3 đã đánh bạn học ngay trong trường (tháng 3-2021)...
Bạn đọc Thu phân tích: Trường THPT Phan Đăng Lưu sẽ xử lý ra sao về chuyện đánh nhau này. Nếu hạ bậc hạnh kiểm thì sẽ bị kêu là quá nhẹ, nếu đuổi học thì xã hội kêu ầm lên là không nhân văn, phản giáo dục, "đẩy" các em ra xã hội là thất bại. Tôi nghĩ cần có hình phạt mạnh tay và phù hợp cho những em vị thành niên như thế này. Bắt đi lao động công ích 1 thời gian cho "thấm" và "chừa" thói hung hăng!
Bạn đọc Nguyễn Thị Xuân Mai cũng đồng tình "Áp dụng hình thức xử phạt bằng cách cho vào trại giáo dưỡng 1, 2 tuần để nếm mùi lao động, kỷ luật. Cha mẹ làm việc vất vả lo cho bọn trẻ quá đầy đủ nên chúng nó mới "hư" như thế".
"Đánh nhau lâu như vậy mà thầy cô giáo ở đâu? Cần xử lý nghiêm học sinh và cả giáo viên. Song song đó cần phải xem lại vai trò trách nhiệm của người lớn "bậc cha mẹ, người nuôi dưỡng- thầy cô giáo", những người lớn này cần phải quan tâm sâu sát hơn nữa với con em, với học sinh của mình có như vậy mới có thể ngăn chặn được vấn nạn học trò "choảng" nhau"- nhiều bạn đọc đề nghị.
Vụ nữ sinh đánh bạn trong nhà vệ sinh ở Nam Định: Tiết lộ nguyên nhân Nữ sinh trường THPT Xuân Trường (Nam Định) hẹn bạn tới trường rồi kéo vào nhà vệ sinh để hành hung. Clip về vụ việc nữ sinh đánh bạn được phát tán gây xôn xao mạng xã hội. Nữ sinh trong clip được xác định học trường THPT Xuân Trường (huyện Xuân Trường, Nam Định). Trước tình hình trên, sở GD-ĐT tỉnh Nam...