Học phí trường Y 70 triệu/năm có thể là bước đột phá
Học phí một năm học y đa khoa hiện nay còn ít hơn học phí khóa học một kĩ thuật mổ nào đó tại phòng xác kéo dài 2-3 ngày, hoặc chi phí để được vào xem một cuộc mổ của một bác sĩ nổi tiếng.
Hồi học đại học, tôi không phải đóng học phí và còn được nhận học bổng. Không phải do tôi học giỏi, mà là ai cũng có học bổng. Học sinh phổ thông lên đại học như tôi nhận 18 đồng mỗi tháng. Có mấy anh hình như có thành tích gì đó thì được 22 đồng/tháng. Ngoài học bổng còn có nhu yếu phẩm, gạo, thịt, mắm, muối…, thỉnh thoảng có cả thuốc lá Hoa Mai, Đà Lạt nữa, dù tôi không hút thuốc.
18 đồng đối với dân thành phố có thể không là gì, nên cứ mỗi khi nhận học bổng là các bạn đó kéo nhau ra quán xài cho hết. Nhưng với một số bạn ở tỉnh, đó có thể là nguồn tiền dùng để sống trọn tháng. Ngay cả gạo hay nhu yếu phẩm, nhiều bạn cứ nhận được là bán ngay cho những người thu gom chực chờ ngoài cổng trường.
Bác sĩ Võ Xuân Sơn – Tác giả bài viết
Khi ra trường, tôi nói chuyện với nhiều bệnh nhân. Họ luôn nghĩ rằng gia đình tôi rất giàu. Phải giàu mới có đủ tiền cho con học y, vì theo họ, học y tốn kém lắm. Thật vậy, cái ống nghe Littmann lúc ấy giá khoảng gần 3 chỉ vàng, số tiền lớn ngang với một gia tài đối với nhiều người dân. Tuy nhiên, với chính sách học bổng như vậy, thì dù cho không có cái ống nghe Littmann, thậm chí là nhiều bạn nhà rất nghèo, vẫn có thể trở thành bác sĩ.
Thế rồi, vài năm sau khi tôi ra trường, Nhà nước không cấp học bổng cho sinh viên nữa. Ngược lại, sinh viên còn phải đóng học phí. Thực ra thì ban đầu học phí rất thấp, chỉ mang tính tượng trưng. Về sau này, sinh viên phải đóng tiền mua đủ thứ sách, giáo trình. Có thầy đi giảng còn mang cả sách lên giảng đường, dành hẳn một khoảng thời gian để bán sách.
Khi tôi làm nghiên cứu sinh, học phí tôi đóng rất thấp so với các anh trên 45 tuổi. Vì khi ấy tôi còn trẻ, nên Nhà nước trả tiền đào tạo. Còn các anh lớn tuổi học xong không phục vụ được bao nhiêu, nên phải đóng học phí rất cao. Tuy nhiên, đóng học phí cao hay thấp thì học phí cũng chỉ là tượng trưng. Còn tất tần tật, học môn gì cũng đóng tiền, thi gì cũng đóng tiền. Trình luận án thì ngoài tiền hội trường, tiền máy, tiền cho nhân viên phục vụ, tiền công chấm thi của các thầy… còn phải trả tiền đi lại, ăn ở cho các thầy nữa. Gặp hội đồng có vài thầy từ nước ngoài về thì mạt luôn.
Trường ĐH Y Dược TP.HCM vừa công bố học phí mới. Dư luận khá xôn xao vì mức ấy cao hơn trước đây rất nhiều. Cá nhân tôi thì không cho rằng mức học phí đó là cao. Trên thực tế, thời gian qua, dù mức học phí chính thức khá thấp, thì học viên cũng phải trả khá nhiều tiền ngoài nữa.
Video đang HOT
Tôi thường xuyên tham gia các hội thảo chuyên ngành, trong nước cũng như quốc tế. Tôi cũng đã tham gia nhiều khóa học huấn luyện chuyên môn kĩ thuật. Nếu so sánh mức học phí của Trường ĐH Y Dược TP.HCM với phí tham gia các hội nghị, khóa học thì nó hoàn toàn không cao. Học phí một năm học y đa khoa hiện nay còn ít hơn so với học phí cho một khóa học một kĩ thuật mổ nào đó tại phòng xác kéo dài 2 hay 3 ngày, hoặc chi phí để được vào xem một cuộc mổ của một bác sĩ nổi tiếng kéo dài vài giờ.
Đấy là chưa kể đến học phí học đại học ở các nước tiên tiến. Học phí đại học ở các nước tiên tiến hầu hết là rất cao. Các trường càng có danh tiếng thì học phí càng cao. Đã vậy, ở bất cứ nước tiên tiến nào, chi phí học y luôn là cao nhất so với hầu hết các ngành khác.
Nếu nhà nghèo thì tốt hơn…
Vấn đề là làm sao để cho những người có đủ khả năng trí tuệ, có đam mê, có tố chất để trở thành bác sĩ, nhưng nhà nghèo, có thể đeo đuổi trường y?
Tôi đã gặp một số bác sĩ tại Mỹ là người gốc nhập cư, trong đó có cả người gốc Việt. Tất cả họ đều nói, rằng nếu nhà họ nghèo, thì điều kiện học của họ tốt hơn là nhà không nghèo nhưng không giàu. Vì họ nhận được sự hỗ trợ từ Nhà nước và nhiều tổ chức phi lợi nhuận. Những người không nhận được hỗ trợ, mà gia đình không thể trả học phí, thì có thể mượn tiền để học, sau khi ra trường sẽ trả nợ.
Tất nhiên là lương mà họ nhận được sau khi ra trường đủ cho họ sống ở mức khá cao, mà vẫn có thể dành một phần để trả nợ cho toàn bộ thời gian học (học Y để ra hành nghề là từ 11 đến 15 năm) chỉ trong một khoảng thời gian ngắn hơn thời gian học.
Ở Việt Nam, tôi cho rằng việc thu học phí với mức được coi là cao như hiện nay của Trường ĐH Y Dược TP.HCM có thể sẽ là một bước đột phá cho thu nhập của nhân viên y tế, bao gồm cả bác sĩ. Khi ấy, chỉ rất ít người có đủ lòng trắc ẩn để sẵn sàng bỏ tiền ra học y và khi ra trường chấp nhận đồng lương Nhà nước như hiện nay.
Còn một điều nữa mà tôi mong muốn. Đó là, cùng với việc đưa mức học phí lên cao phù hợp với chi phí đào tạo, mong rằng các trường hạn chế bớt các khoản thu ngoài học phí. Chứ nếu mức học phí như hiện nay mà cũng chỉ là tượng trưng, thì chắc ít ai có thể học ra trường.
Có sức khỏe là có tất cả...
Từng gặp vấn đề sức khỏe tuổi học đường như: thừa cân, kiệt sức, stress, các bạn trẻ đã lập ra dự án với mong muốn các bạn trẻ, học sinh hãy trân trọng thanh xuân của mình, bởi có sức khỏe là có tất cả.
Từ trái qua: Trân, Châu, Nhân - 3 bạn trẻ đồng sáng lập dự án - THÚY HẰNG
Đó là KinOphis Vietnam, được lập hồi tháng 2.2020 bởi 8 bạn trẻ đang là học sinh, sinh viên các trường ở TP.HCM và du học sinh, trong đó nhiều bạn đang học y khoa.
Theo Phan Diệp Bảo Trân (25 tuổi), sinh viên khoa Y Việt - Đức, Trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch, đồng sáng lập, "kin" mang nghĩa năng lượng tích cực, "ophis" trong tiếng Hy Lạp là con rắn, cũng là hình ảnh quen thuộc trên các biểu tượng y học.
"Kéo" học sinh cùng vận động
Hoạt động theo cả hình thức online và offline (sự kiện ngoài đời), dự án của Bảo Trân và những người bạn gây chú ý bởi các bài viết trên fanpage phân tích về những vấn đề thường gặp ở sức khỏe tuổi học đường, từ bữa ăn, giấc ngủ, cách tập thể thao, học tập sao cho tập trung, hiệu quả, bắt nhịp việc học trở lại sau mùa dịch Covid-19...
Đồng thời, trong các thiết kế đồ họa sinh động, gần gũi với giới trẻ, các bạn đưa ra nhiều giải pháp mà học sinh, sinh viên có thể áp dụng ngay, với những nguồn thông tin y khoa tin cậy trên thế giới do Trân và một thành viên khác học cùng khoa chọn lọc.
Bài viết đầu tiên, dự án hướng dẫn bạn trẻ đặt mục tiêu thông minh, Tô Hồng Nhân (19 tuổi, tốt nghiệp Trường THPT Lê Quý Đôn, Q.3, TP.HCM, đang trong thời gian tạm nghỉ - gap year), cho hay: "Cơ thể khỏe mạnh là cả thể chất, tinh thần đều khỏe. Mỗi người trẻ thường có rất nhiều dự định cần đạt được. Nhưng nếu sức khỏe không được coi trọng thì các mục tiêu sẽ ngày càng xa vời, bạn sẽ càng thêm hoài nghi về bản thân, stress, trầm cảm".
Thông tin sức khỏe học đường được các bạn trẻ tự chụp ảnh, thiết kế sinh động, gần gũi với giới trẻ - ẢNH: NVCC
Bảo Trân cũng đã lên kế hoạch sắp tới tổ chức các buổi nói chuyện, tại đó bạn trẻ có thể gặp gỡ trực tiếp bác sĩ, cùng hỏi đáp với chuyên gia. Trân cũng sẽ kết nối với các bác sĩ trong thời gian du học Đức để hỗ trợ dự án. Các thành viên dự án cho hay trước khi kêu gọi mọi người quý trọng sức khỏe, chính họ cũng đều đặn tập luyện thể thao, chăm chỉ nấu ăn để các bữa ăn đủ chất.
Hơn 3 tháng hoạt động, dự án đã truyền cảm hứng quan tâm sức khỏe tới nhiều người trẻ. Lê Nhật Hà, 16 tuổi, học sinh Trường THPT Bùi Thị Xuân (Q.1), chia sẻ những video nấu ăn của dự án tới bạn bè. Hà nói: "Mình thấy họ tổ chức như đang muốn kéo mọi người đứng dậy cùng vận động tích cực, như dọn lại góc học tập gọn gàng hơn hay vào bếp nấu một món ăn ngon".
Trân trọng sức khỏe trước khi quá muộn
Trần Thu Hường (14 tuổi, học sinh Trường THCS Lý Thánh Tông, Q.8, TP.HCM) khi được bạn bè giới thiệu những lời khuyên sức khỏe trong dự án, đã giật mình: "Em nhiều ngày học bài tới 2 giờ sáng, ăn mì gói một ngày tới 3 lần, trước ngày thi thì uống cà phê đêm với ý nghĩ như thế sẽ có sức học. Em đã đối xử sai với cơ thể của mình rồi".
Biết giật mình vì đối xử sai với cơ thể, cũng là lúc người trẻ đã có ý thức trân trọng sức khỏe, theo những người sáng lập dự án về sức khỏe học đường. Bảo Trân thời học THPT cao chưa tới 1,6 m nhưng nặng 65 kg vì luôn uống thỏa sức, ngủ nghỉ không điều độ, không tập thể thao. Em gái của Trân là Phan Diệp Bảo Châu, 19 tuổi, cựu học sinh Trường THPT Lê Quý Đôn, Q.3 (đang gap year) ngày đi học cũng bị rối loạn tiêu hóa nặng do ăn đồ ngọt không kiểm soát.
"Thanh xuân qua đi rất nhanh, nếu chúng ta bê tha với sức khỏe thì sau này người phải trả giá không ai khác chính là mình. Chúng tôi muốn xây dựng cộng đồng mà trong đó mọi người biết trân trọng sức khỏe trước khi quá muộn", Phan Diệp Bảo Trân, người đã giảm 15 kg trong thời gian qua, nói.
Dự án rất dễ thương
Bác sĩ Diệp Thị Bạch Tuyết, công tác tại Trung tâm y tế Q.3, TP.HCM, chia sẻ với PV Thanh Niên như vậy. "Tôi chú ý tới dự án này từ thời gian cách ly xã hội vì Covid-19, các bạn trẻ luôn có nhiều ý tưởng để thời gian ở nhà của mình không lãng phí, những lời khuyên chăm sóc sức khỏe của các bạn tôi nghĩ đóng góp được nhiều cho cộng đồng", bác sĩ Tuyết nói.
Covid-19 có thể gây hại cho não Một người phụ nữ làm việc trong ngành hàng không ngoài 50 tuổi đã đến khám tại Hệ thống Y tế Henry Ford ở Detroit, Mỹ, với một cơn ho, sốt và rối loạn tâm thần đã phát sinh trong ba ngày trước đó. Ca bệnh khiến các nhà nghiên cứu quan tâm về các tác hại mới do Covid-19 gây ra. Xét...