Học mẹ đảm nấu xôi thập cẩm ngon mê ly cho cả nhà bữa sáng ngon miệng
Xôi nếp ăn kèm trứng, chả và thịt kho quả thực ngon ngất ngây.
Chị Đặng Thu Phương (37 tuổi) là một nhân viên văn phòng ở Hà Nội. Chị có sở thích nấu ăn từ nhỏ và thường mua sách dậy nấu ăn ở cửa hàng sách cũ về tham khảo. Tay nghề bếp núc của chị theo đó dần được nâng cao.
Hiện tại chị đang sống cùng chồng và 2 bé gái. Được nấu ăn cho chồng con là niềm hạnh phúc giản dị mỗi ngày của chị Thu Phương. Ông xã cùng các con đặc biệt rất thích ăn các món do chị nấu, 2 con gái của chị luôn phải trầm trồ: “Mẹ nấu là ngon nhất!”.
“Mình thuộc tuýp phụ nữ thích nấu nướng, cắm hoa, có thể nấu nướng cả ngày cũng được. Nhìn mọi người ăn ngon là niềm vui lớn nhất của mình. Hàng ngày mình nấu những món đơn giản cho cả nhà, cuối tuần sẽ bày vẽ hơn một chút. Các bạn bé đặc biệt thích mẹ nấu xôi, nấu phở, gà chiên, nem, sườn xào và trà sữa”, chị Thu Phương vui vẻ chia sẻ.
Chị Thu Phương bên gia đình nhỏ.
Chị bày tỏ quan điểm, phụ nữ cần biết việc nếp núc. Không cần giỏi nhưng đủ để làm những món ăn đơn giản cho chồng con và gia đình. “Có câu đàn ông yêu qua đường dạ dày mà. Vào bếp còn là cách xả stress hiệu quả nữa”, chị nói.
Trong bài viết này chúng ta sẽ cùng theo chân chị Phương vào bếp nấu món xôi nếp ăn kèm trứng, chả và thịt kho ngon ngất ngây nhé!
Món xôi đẹp mắt, ngon miệng lại đủ chất dinh dưỡng của chị Thu Phương.
Gạo nếp: 1kg
Thịt ba chỉ: 1kg
Trứng: 5 quả luộc sẵn, bóc vỏ
Giò: 1 khoanh thái miếng
Chả: 1 khoanh thái miếng
Lạp sườn: 2 cây thái lát
Ruốc
Dưa chuột
Cà rốt
Mỡ gà (hoặc dầu ăn)
Hành khô phi sẵn
Hành khô, tỏi, dấm, đường, ớt, hạt tiêu, nước màu.
Video đang HOT
Cách làm:
- Nấu xôi: Chọn gạo nấu xôi là gạo nếp mới, hạt căng bóng, đều nhau. Ngâm gạo trong nước từ 6 đến 8 tiếng. Ngâm xong vo gạo từ 2 đến 3 lần để loại hết bụi bẩn có trong gạo. Cho gạo ra rổ, cho chút muối vào gạo xóc đều. Cho gạo vào chõ đồ xôi, bắc lên bếp. Khi xôi gần chín thì cho mỡ gà (hoặc dầu ăn) vào đảo đều. Nấu thêm 20 đến 30 phút cho xôi chín hẳn. Xôi chín vừa phải có mùi thơm nhẹ của nếp, hạt xôi mềm, vị đậm đều, căng bóng.
- Kho thịt, trứng, giò, chả: Thịt ba chỉ rửa sạch thái miếng vừa ăn, ướp với hành khô băm nhỏ, nước mắm, bột canh, xì dầu, hạt tiêu, bột húng lìu, một ít đường, nước tạo màu. Để 15 đến 20 phút cho thịt ngấm. Cho thịt vào nồi cùng trứng đã luộc sẵn bóc sạch vỏ, cho nước xâm xấp mặt thịt rồi đun lửa nhỏ cho thịt chín đều. Khi thịt gần chín cho giò, chả vào đun cùng. Đun thêm 10 đến 15 phút cho thịt chín kỹ.
- Dưa góp: Dưa chuột, cà rốt thái miếng nhỏ. Ướp cùng chút dấm, đường, tỏi, ớt trộn đều. Để khoảng 15 đến 20 phút là ngấm.
- Cho xôi ra đĩa, gắp thịt, trứng, giò, chả, lạp sườn, ruốc, dưa góp, hành khô phi sẵn, rưới chút nước thịt lên trên rồi thưởng thức.
Chúc các bạn thành công nhé!
Theo Khampha
Cách nấu cháo lươn cho bé ăn dặm - An toàn và bổ dưỡng
Cháo lươn luôn là sự lựa chọn hàng đầu của các mẹ bỉm sữa bởi giá trị dinh dưỡng cao có trong thịt lươn, giúp con yêu cứng cáp và khỏe mạnh hơn mỗi ngày.
Tuy là món ăn dặm rất tốt cho các bé nhưng cháo lươn vẫn thường bị các bà mẹ bỏ ra khỏi danh sách chỉ vì cảm thấy khâu chế biến khá phức tạp. Đa số các mẹ còn ngại làm vì tốn thời gian và sợ mùi tanh, không an toàn sau khi chế biến. Đừng lo lắng, hãy tham khảo vài bước đơn giản sau đây là các mẹ có thể tự tay xuống bếp làm cho các bé món ăn dặm "cháo lươn" thật thơm ngon và bổ dưỡng.
Bí quyết nấu cháo lươn ngon tại nhà (Nguồn: Internet)
Cách nấu cháo lươn cho bé ăn dặm
Nguyên liệu
Lươn: khoảng 25gr
Gạo tẻ (1 năm tay vừa đủ)
Bột nghệ hay nghệ giã nhỏ
Một thìa cà phê nước mắm
Một thìa cà phê muối
Hành lá, tiêu, hạt nêm, dấm, muối..
Cách làm
Bước 1: Làm sạch lươn
Đây là bước mà hầu như các mẹ đều ngại trong khâu chế biến, để tránh lươn bị tanh sau khi các mẹ mổ lấy sạch phần ruột của lươn, đổ dấm và muối rồi chà thật mạnh. Sau đó, cắt từng khúc bỏ vô rổ để cho ráo nước.
Hướng dẫn cách sơ chế lươn (Nguồn: Internet)
Bước 2: Đun một nồi nước sôi để luộc lươn (có thể hấp). Khi hấp hoặc luộc lươn xong, các mẹ vớt ra rổ cho ráo. Để một lúc cho đỡ nóng, sau đó các mẹ bóc thịt và xương ra 2 phần riêng biệt. Phần thịt các mẹ xé nhỏ (hoặc giã) để vào 1 tô riêng, còn phần xương cho vào nồi nước luộc lươn lúc nãy (sẽ ngọt nước hơn là đun nước mới) và nấu khoảng 30 phút. Sau đó, lọc bỏ hết xương lươn, chỉ lấy nước cốt để nấu cháo.
Lươn xé nhỏ hoặc giã thật nhuyễn (Nguồn: Internet)
Bước 3: Ướp thịt lươn với nghệ, muối, hành, hạt nêm. Trộn thật đều sau đó để khoảng 30 phút. Trong khi chờ đợi, đãi gạo thật sạch và nấu cháo cho nhừ, để lửa lim dim (sử dụng một ít nước cốt lươn lúc đầu để cháo được thơm ngon hơn).
Cháo để lửa nhỏ cho nhừ (Nguồn: Internet)
Bước 4: Sau khi lươn đã thấm gia vị, lấy chảo cho một ít dầu, phi hành cho thơm rồi đổ lươn vào xào chín. Nêm nếm cho vừa khẩu vị, khi lươn chín để ra một dĩa nhỏ
Múc cháo chín ra tô cho thêm một ít hành lá, bỏ lươn chín lên trên cháo. Có thể trộn cho đều và đút vừa miệng bé ăn. Ăn nóng sẽ tốt và ngon hơn.
Nên ăn khi còn nóng (Nguồn: Internet)
Cháo lươn Nghệ An thơm ngon bổ dưỡng
Ngoài bổ dưỡng cho trẻ nhỏ, thịt lươn còn rất nhiều tác dụng khác dành cho người lớn.
Theo Đông Y, lươn có tác dụng bồi dưỡng khí huyết và chữa một số bệnh như: kiết lị, huyết trắng, đau nhức xương sống, phong thấp... Chính vì vậy, cháo lươn luôn được đề cử là món ăn đầy dinh dưỡng và thơm ngon cho người lớn. Trong đó, "Cháo Lươn Xứ Nghệ" luôn dẫn đầu bởi mùi vị thơm ngon đặc trưng của Nghệ An.
Hãy xem thử các bước nấu món cháo lươn Nghệ An như thế nào cho đúng chất xứ "Nghệ" các bạn nhé!
Cháo lươn Nghệ An (Nguồn: Internet)
Nguyên liệu
Lươn đồng (khoảng 1kg),
Bánh đa ăn kèm,
Nửa bát gạo nếp, nửa bát gạo tẻ,
1 thìa ớt bột,
2 thìa nước nghệ,
2 thìa hạt nêm,
Hành tăm, rau răm, hành lá, ớt,
Hai thìa dầu màu điều,
Cách làm
Bước 1: Làm sạch và luộc lươn
Sau khi mua lươn về, tiến hành làm sạch lươn bằng dấm và muối. Chà thật mạnh và rửa sạch đến khi lươn hết nhớt thì đem lươn luộc chín rồi vớt ra để nguội.
Lươn cho vào nồi luộc chín (Nguồn: Internet)
Bước 2: Sau khi lươn chín, vớt ra rổ để cho nguội rồi tách phần thịt và phần xương riêng biệt. Phần đầu và xương cho vào nước luộc ban đầu tiếp tục ninh để ngọt nước, khi dùng nấu cháo sẽ thơm và ngon hơn. Nấu khoảng tầm 1 tiếng thì vớt bỏ đầu và xương ra khỏi nồi.
Bước 3: Lấy gạo nếp và gạo tẻ trộn lẫn, rang lên cho vàng. Đảo đều tay, không để lửa quá lớn tránh gạo bị cháy.
Gạo rang đều tay cho vàng, đúng kiểu xứ Nghệ (Nguồn: Internet)
Bước 4: Lấy một cái chảo khác, cho một ít dầu ăn, phi hành cho thơm rồi đổ phần thịt lươn đã bóc sẵn xào đều tay. Cho 2 muỗng nước nghệ, 2 muỗng dầu điều, 1 muỗng ớt bột, 2 muỗng hạt nêm. Sau khi thịt lươn đã thấm gia vị, chế thêm khoảng 250ml nước và đun sôi
Xào thịt lươn cho ngấm gia vị (Nguồn: Internet)
Bước 5: Nấu cháo: Cho phần gạo đã rang vào nồi nấu. Đảo đều tay để tránh cháo bị dính cục ở bên dưới, nêm nếm cho vừa ăn. Sau khi cháo chín, múc ra bát thêm một ít hành, ngò cho mùi thơm. Xúc thịt lươn đã xào vào bát và thưởng thức. Ăn kèm với bánh Đa ngon hết sảy.
Bánh đa ăn kèm cháo lươn ngon hết sẩy (Nguồn: Internet)
Một số mẹo lưu ý khi chế biến và nấu cháo lươn
Nên ăn nóng sẽ không bị tanh và thơm ngon hơn,
Để tránh lươn bị tanh nên làm thật sạch, bỏ ruột, tuốt bằng muối và dấm,
Cháo lươn có thể ăn kèm với bánh đa,
Thêm bột nghệ sẽ làm cho màu cháo vàng tươi và bổ dưỡng ,
Hy vọng với những chia sẻ trên thì món cháo lươn không còn khó đối với mọi người. Hãy tự tin vào bếp làm cho gia đình mình món ăn bổ dưỡng này nhé, dù là ngày hè hay ngày đông thì cháo lươn vẫn rất phù hợp.
Theo VOH
Món ăn bằng sáp y như thật xuất hiện ở Cần Thơ Nhiều người dân, du khách bất ngờ khi thấy mâm cỗ chứa đầy thức ăn lại được làm bằng sáp trưng bày tại Hội chợ du lịch đang diễn ra ở Cần Thơ. Một mâm cỗ với nhiều món ăn như cá kho, chuột đồng chiên, bánh tét, thịt gà luộc, gà chiên... được làm bằng sáp trong khuôn khổ Hội chợ Du...