Học làm quẩy nóng thơm ngon giòn tan cho ngày đông thêm ấm áp
Mùa đông lạnh giá được thưởng thức những chiếc quẩy nóng giòn rụm thì còn gì bằng.
Quẩy nóng giòn luôn là một món ăn vặt cực kỳ hấp dẫn và ngon miệng trong những ngày đông lạnh giá.
Nguyên liệu làm quẩy nóng giòn: (10 cái quẩy)
400g bột mì đa dụng hoặc bột mì thường
2 thìa cà phê baking powder thìa cà phê baking soda thìa cà phê muối
2 quả trứng và một chút nước để có hỗn hợp khoảng 250g
2 muỗng canh dầu ăn
Một chút bột để quét
Dầu ăn để chiên ngập dầu
Nếu có máy trộn bột để bàn, bạn hãy cho 400g bột mì, 2 thìa baking powder, thìa cà phê baking soda, muối, hỗn hợp nước trứng và dầu vào bát. Trộn và nhào bột ở tốc độ thấp trong khoảng 8 phút. Xoa một chút dầu ăn lên tay (để chống dính) rồi lấy bột ra.Nếu bạn có thìa vét bột bằng silicon thì hãy cho 400g bột mì, 2 thìa baking powder, thìa cà phê baking soda, muối, hỗn hợp nước trứng và dầu vào bát. Rồi lấy thìa vét bột trộn đều và tạo thành một khối bột. Đậy nắp và để yên trong 15 phút. Quét dầu lên tay (để chống dính). Nắm tay để ấn bột. Sau đó dùng các ngón tay để gấp bột từ bên cạnh hướng vào giữa. Lặp lại động tác cho đến khi bột trở mịn hơn (ở giai đoạn này bột sẽ mềm nhưng không dính tay).
Chia bột thành hai phần bằng nhau. Sau đó, bạn nặn bột bằng tay (có thể dùng một chút dầu ăn nếu bị dính) thành hai quả bóng thật mịn. Cho dầu bôi kỹ bột. Lấy giấy bóng dùng làm bao bì thực phẩm để bọc bột lại.
Để bột nghỉ 2-4 giờ ở nhiệt độ phòng hoặc để trong tủ lạnh qua đêm. Nếu để bột vào trong tủ lạnh qua đêm thì sáng hôm sau bạn hãy nhớ để bột về nhiệt độ phòng trước khi rán (để ở nơi ấm áp ít nhất 1 giờ). Nếu không, nó sẽ không phồng lên như mong muốn.Trước khi tạo hình bột, bạn hãy đổ dầu ăn vào chảo để dầu ăn nóng trước khi chiên.Bây giờ miếng bột sẽ rất mềm và dẻo. Nhẹ nhàng để bột lên thớt có phủ bột mì (không nhào lại). Dùng tay nắn bột thành hai hình chữ nhật (mỗi hình khoảng 10 25 cm).
Dùng bột mì phủ nhẹ lên mặt trên của miếng bột. Sau đó, dùng dao dài và sắt để cắt chéo mỗi hình chữ nhật thành 10 miếng bánh dài bằng nhau.
Đặt một miếng bánh dài lên trên một miếng bánh dài khác. Dùng đũa ấn vào giữa theo chiều dài để dính chúng lại với nhau. Làm như vậy với các miếng bột còn lại (phủ bột khi cần thiết).
Khi dầu ăn đạt đến 190 C, hạ lửa xuống thấp. Nhẹ nhàng kéo căng miếng bột sau đó cẩn thận cho vào dầu chảo (cẩn thận để không bị văng ra).
Video đang HOT
Bột sẽ nổi lên trên chảo trong vòng vài giây. Dùng một đôi đũa lăn xung quanh liên tục. Khi bột ngừng nở ra và vàng đều, gắp quẩy ra đĩa có lót giấy (để thấm bớt dầu thừa).
Tiếp tục chiên phần bột còn lại. Bạn có thể chiên 2 cái quẩy cùng một lúc, nhưng không chiên quá nhiều một lúc vì như vậy sẽ làm giảm nhiệt độ dầu ăn.Quẩy ăn ngon nhất khi còn ấm.
Bạn có thể bảo quản quẩy còn thừa trong túi kín trong tủ lạnh đến 3 ngày hoặc trong ngăn đá trong 2 tháng. Chiên quẩy để trong tủ lạnh (không có dầu ăn) ở lửa nhỏ cho đến khi quẩy ấm. Lật nhiều lần cho quẩy nóng đều. Nếu để quẩy trong ngăn đá, bạn có thể làm nóng quẩy trong lò (làm nóng lò trước ở 180 C) trong 5 phút mà không cần rã đông. Hoặc rã đông trước sau đó cho quẩy vào chảo. Lưu ý:
Baking soda giúp quẩy có màu nâu khi chiên ngập dầu.Bất kể kích thước quả trứng là bao nhiêu, tổng trọng lượng của trứng và nước phải là 250g. Có nghĩa là, nếu bạn sử dụng quả trứng nhỏ, bạn sẽ cần nhiều nước hơn. Nếu sử dụng quả trứng to, bạn sẽ cần ít nước hơn.Sử dụng chảo hoặc nồi sâu lòng để chiên quẩy ngập dầu. Tùy thuộc vào kích thước của dụng cụ nấu nướng, lượng dầu khác nhau. Bạn sẽ cần một lượng dầu ăn thích hợp.Tốt nhất bạn nên sử dụng nhiệt kế nhà bếp. Nếu không, hãy dùng một miếng bột nhỏ để thử trước. Khi nhiệt độ đủ cao, bột sẽ trồi lên bề mặt rất nhanh (trong 3 giây hoặc lâu hơn).Quẩy chiên ngon nhất khi nhiệt độ dầu từ 190 C đến 200 C. Ở nhiệt độ thấp hơn, bột sẽ đặc và có dầu. Trong khi ở nhiệt độ cao hơn, có thể bên ngoài bột đã có màu nâu nhưng phần trong của bột chưa chín.Không thể dùng nồi chiên không dầu để làm quẩy nóng giòn. Tuy nhiên, bạn có thể sử dụng nồi chiên không dầu để hâm nóng quẩy còn thừa.
Chúc bạn thành công!
Cách làm chè bột lọc nhân dừa thơm ngon đơn giản dễ làm
Bột lọc dai ngọt kết hợp cùi dừa giòn béo tạo thành món chè bột lọc nhân dừa ngon không thể cưỡng lại. Các bạn cùng vào bếp thực hiện ngay nhé!
Nguyên liệu làm Chè bột lọc nhân dừa
Cho 2 người
Cùi dừa 50 gr
Bột năng 120 gr
Đường 100 gr
Muối 1/6 muỗng cà phê
Lá dứa 1 bó
Dừa nạo sợi 10 gr
Dừa tấm sấy 10 gr
Nước cốt dừa 50 ml
Mè rang 20 gr
Hình nguyên liệu
Cách chế biến Chè bột lọc nhân dừa
1
Cắt nhỏ dừa
Cùi dừa bạn cắt thành từng khối vuông nhỏ khoảng 1cm.
Mẹo tách cùi dừa nhanh: Trái dừa bạn cho vào ngăn đá tủ lạnh 12 giờ sau đó lấy ra dùng búa gõ xung quanh trái dừa, vỏ dừa sẽ rạn vỡ dần dần. Lúc này bạn cẩn thận gỡ vỏ dừa ra là có thể lấy được cùi dừa mà không bị vỡ, không bị dính vỏ dừa như nạy bằng dao thông thường.
2
Trộn bột
Bột năng trộn đều với 100ml nước sôi, tiếp theo lấy bột ra bàn nhồi thật kỹ đến khi bột quyện thành khối dẻo mịn, sờ không còn dính tay.
Lưu ý: Nước trộn bột phải thật sôi để bột chín đều, dẻo mịn.
3
Tạo hình bánh
Chia bột thành nhiều phần nhỏ rồi cho bột vào túi ni lông cột kín lại để bột không bị khô, tiếp theo lấy một phần bột lăn thành hình trụ dài, cắt nhỏ thành viên mỗi viên khoảng 5gr. Bạn làm lần lượt cho hết số bột còn lại.
Viên bột nhỏ sau khi cắt xong bạn vo tròn rồi ấn dẹp, lấy một cái cùi dừa đặt vào giữa miếng bột, gói lại, xoay vo cho viên bột tròn đẹp.
4
Luộc bột lọc
Đặt nồi nước lên bếp, đun sôi, thả bột lọc vào luộc 10 phút tính từ lúc nước sôi trở lại thì tắt bếp. Đậy nắp nồi để thêm 10 phút cho bột chín hoàn toàn.
5
Nấu chè
Cho vào nồi 500ml nước, 100gr đường, lá dứa, 1/6 muỗng cà phê muối, đun sôi nước đến khi đường tan hết thì vớt bột lọc cho vào nấu cùng.
Khi nước đường sôi trở lại bạn đun thêm 5 phút nữa để bột lọc ngấm đường rồi tắt bếp.
6
Thành phẩm
Múc chè ra tô, rắc thêm dừa nạo sợi, dừa tấm sấy, nước cốt dừa, mè rang là hoàn tất.
Chè bột lọc dai dai, ngọt ngọt, nhân dừa giòn béo sần sật vô cùng hấp dẫn. Bạn ăn chè khi còn nóng là ngon nhất nhé.
Mẹo thực hiện thành công
Để làm món chè thành công bạn tuân thủ đúng tỉ lệ nguyên liệu cũng như thao tác thực hiện như hướng dẫn.Chè nấu xong bạn nên ăn trong ngày. Nếu cảm thấy ăn không hết bạn hãy cất riêng chè vào hộp đậy kín nắp bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh được 2-3 ngày, khi ăn hâm nóng lại rồi hãy cho nước cốt dừa, mè, dừa nạo, dừa tấm sau.
Vẻ ngoài dị thường của đặc sản "ngón tay thần chết" Có vẻ ngoài xấu xí tới mức nhiều người gọi là "ngón tay thần chết" nhưng hà ngỗng lại là đặc sản quý hiếm, đắt đỏ được săn đón ở các nước châu Âu. Hà ngỗng là động vật giáp xác với thân dày, có phần giống móng vuốt có hình như kim cương. Chúng sống bám trên bề mặt cứng như đá,...