“Học làm gì, mày chỉ chặt ra câu sấu là được thôi!”
Dù hiện đã là 1 chàng sinh viên đại học nhưng D. vẫn nhớ mãi câu nói ấy của anh trai khi thấy D. miệt mài với sách vở. Bởi D. là người khuyết tật. Chẳng ai tin D. có thể “làm nên chuyện” với đôi chân teo tóp quắt queo…
Bất công lớn nhất là từ cái nhìn sai lệch
Còn Th. thì nhớ câu chuyện anh bạn của anh trai rất quý mình, đi đâu cũng rủ mình đi cho vui. Nhưng khi đám cưới thì không mời Th. Nguyên nhân anh giải thích là vì Th. bị tật, nhà gái lại kinh doanh, họ sợ mời Th. thì việc làm ăn sau này sẽ không thuận lợi.
Cũng cái chuyện may rủi mê tín, M. kể: “Em có con bạn hàng xóm vô tư lắm. Ngày mùng 1 tết nó chạy qua nhà em chơi rồi kéo em về nhà nó. Nhưng khi mới bước vào sân thì bị mẹ nó mắng té tát vì sợ rước cái xui đến cho nhà nó cả năm sau”.
NKT khi ra đường đều chịu cái nhìn, ứng xử “khác lạ” của người không khuyết tật
Anh Tùng thì kể câu chuyện mình ra bưu điện thành phố gửi thư. Vì bệ thềm trước tòa nhà bưu điện quá cao, anh phải đánh vật mãi mới leo lên hết các thang với đôi nạng của mình. Khi đó bất chợt có chị ăn mặc lịch sự bước tới mỉm cười với anh và… móc ra cho anh 10 ngàn đồng. Tùng bảo lúc đó anh cũng chưng hửng chẳng biết phản ứng thế nào. Vì anh dù bị tật nhưng anh không ăn xin, cô gái trẻ kia cũng là có lòng tốt nên không thể chê trách.
Mỗi người một chuyện nhưng gần 30 bạn khuyết tật tham dự hội thảo tập huấn “ Bình đẳng và hòa nhập cho người khuyết tật” diễn ra trong ngày 21, 22/9 đều công nhận mọi người có cái nhìn “khác lạ” đối với người khuyết tật (NKT). Cái nhìn ấy có thể là kỳ thị, khinh rẻ, chê trách, xấu xí, vô dụng…; cũng có thể là tội nghiệp, thương hại…
Video đang HOT
Bà Võ Thị Hoàng Yến, Giám đốc Trung tâm Khuyết tật & phát triển (DRD) cho rằng: “Bất công đến từ chính cái nhìn sai lệch của người không khuyết tật đối với NKT. Nếu nghĩ xấu thì xem NKT như vô dụng; nghĩ tốt thì lo họ không làm được gì, xem họ như đối tượng cần được bảo bọc, chăm sóc như người bệnh. Cả 2 cách nghĩ trên đều không tốt cho sự phát triển của cộng động NKT. Vì nhận thức sai nên dẫn đến hành vi ứng xử sai lệch, tạo thành cộng đồng NKT yếm thế và gần như “vô hình” trong xã hội như hiện nay”.
Thay đổi nhận thức để tiến đến thay đổi hành vi
Bà Hoàng Yến giải thích rõ hơn sự bất công này bằng khái niệm bình đẳng. Theo bà, bình đẳng là được đối xử như nhau, ai cũng như ai, không phân biệt người này với người kia. Ví dụ như người giàu và người nghèo trước tòa án được đối xử là như nhau trước khi bị buộc tội. Khi xem họ bình đẳng thì sẽ cho họ cơ hội cho họ như nhau. Người có tiền thì tự bỏ tiền thuê luật sư, người nghèo thì có luật sư công. Điều đó gọi là công bằng cơ hội.
Còn ở Việt Nam ta, rất nhiều chính sách dành cho NKT tưởng chừng như nhân đạo nhưng thực tế là không tạo điều kiện cho NKT được công bằng về cơ hội. Bà Yến lấy ví dụ như chính sách miễn thi đại học cho NKT. Bà cho rằng: “Vì sao người ta đề ra chính sách đó? Vì người ta nghĩ NKT không có khả năng. Còn NKT ủng hộ chính sách này là những người không tự tin vào khả năng mình có thể thi như người không khuyết tật”.
Theo bà, để có công bằng thực sự thì phải cho NKT thi cử như người không khuyết tật. Nếu vì họ bị hạn chế ở một khả năng nào đó thì có thể tạo điều kiện để giảm bớt bất tiện trên như: nếu thí sinh là người khiếm thị thì có đề thi và làm bài bằng chữ nổi, thí sinh yếu tay viết chậm thì cộng thêm giờ… Trong học tập cũng hoàn toàn có thể cho học sinh khuyết tật học hòa nhập và tạo điều kiện hỗ trợ các em học tập theo đặc thù dạng tật của các em. Đó mới thực sự là cách đối xử công, giúp NKT phát triển tốt nhất.
NKT không phải là người bệnh hay kẻ vô dụng, họ chỉ là những người bị hạn chế một khả năng nào đó
Bà Yến cho biết: “Hiện nay, niều người vẫn nghĩ NKT là người bệnh nên sẽ dẫn đến bảo bọc, chăm sóc thái quá, đối xử như người bệnh nên cũng không cho đi học, đi làm. Không ai tạo điều kiện cho họ làm những việc mà họ có thể làm. Lâu dần NKT nghĩ mình không làm được gì, là người vô dụng, trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội. Một số ít NKT có chút tài năng thì được khen thái quá, dẫn đến sự tự thị không đáng có. Chính cách nghĩ sai dẫn đến hành vi sai và cả 1 cộng đồng không thể phát triển tốt hơn được”.
Do đó, bà cho rằng: “Điều cần thay đổi lớn nhất hiện nay là nhận thức của cộng đồng đối với NKT cũng như nhận thức của NKT đối với giá trị của chính mình. Chỉ có nhận thức đúng mới dẫn đến hành vi đúng, tạo thành các thói quen, lối ứng xử, chính sách hỗ trợ phù hợp cho NKT phát triển, hòa nhập với xã hội”.
Theo VNE
Ngẫm ngợi cuối tuần: Chữ 'ế' tệ hại!
Ế chồng. Câu nói đó vẫn còn tồn tại trong đời sống xã hội để chỉ các cô gái cập kề tuổi 30. Nhiều người nói từ "ế" bình thường với những cô gái muộn đường chồng con mà không thấy gợn gì trong đầu.
Ế là từ dùng để chỉ thứ hàng hóa tồn đọng không bán được... Nói chung đó là mọi thứ trao đổi trong xã hội bằng tiền, vàng hoặc bằng các hình thức đổi chác khác.
Chữ ế dùng với người con gái muộn chồng, trong nội hàm từ này thì người phụ nữ bị coi như hàng hóa. Tôi thực sự ghét từ "ế", đó là từ mang tính xúc phạm, coi người phụ nữ thứ như hàng hóa mua và bán được. Vậy mà nó vẫn đang tồn tại trong xã hội.
Khi một phụ nữ coi mình là "ế" thì thực sự đã tự hạ thấp mình xuống vị trí có thể trao đổi như mặt hàng. Một vị trí hoàn toàn bị động phụ thuộc vào người khác. Đó là sự mất mát rất lớn về tinh thần.
Thói gia trưởng hình thành từ khi nền Nho học đạo Khổng của người Hán đưa vào nước ta trong nghìn năm đô hộ. "Nhất nam viết hữu/ thập nữ viết vô" (một con trai coi là có/ mười con gái coi là chả có gì). Nên người ta có thể nâng nịu đứa cháu trai đích tôn nối dõi tông đường mà có khi ghẻ lạnh coi thường người mẹ đẻ ra đứa cháu trai đó, hoặc xa với cháu ngoại dù chúng do con gái mình đẻ ra.
Lại còn câu nữa: "Nữ nhi nan hóa" (đàn bà khó dạy bảo). Vậy đạo Khổng nhìn người đàn bà là vật nuôi chăng mà nói thế? Đó là những ứng xử vô luân, đến giờ vẫn hiện hình ở đâu đó bằng cách này cách nọ trong cả cái đầu vô học và cả loại coi là có học thức, để sau đó là thói gia trưởng lộng hành. Cho nên bây giờ hầu hết trong đầu nhiều đàn ông vẫn đau đáu đứa con trai "nối dõi".
Người đàn ông có tính trăng hoa, dù có vợ con rồi vẫn thêm bao nhiêu bồ bịch thì ngầm được khen là có tài, gái theo. Còn người vợ trót nhỡ có người tình thì dễ bị coi là dâm đãng, là xấu xa, bị săm soi, rỉa rói không ngóc đầu lên được. Cùng là con người cả, ai cho người đàn ông cái quyền đó?
Trước đây, Hà Nội có trại Lộc Hà bắt gái bán dâm "cải tạo nhân phẩm", còn đám đàn ông mua dâm thì vô can, có chăng chỉ phạt cảnh cáo. Liệu có công bằng không, hay vẫn là thiên kiến của xã hội khi đạo Khổng đã cấy vào đầu bao thế hệ loại virus "trọng nam khinh nữ".
Ngay giữa thủ đô Hà Nội có lần tôi chứng kiến một cô bạn đến cơ quan còn sụt sùi, mắt sưng mọng vì khóc. Hỏi ra mới biết có sự va chạm giữa mẹ chồng và nàng dâu, và bà mẹ chồng bảo: "Tôi mất tiền mua cô về là để phục dịch nhà tôi chứ không phải để cãi lại".
Lúc này trong con mắt bà mẹ chồng, người con dâu như là một món hàng được mua về, cô chỉ là vật sở hữu trong nhà của bà...
Chữ "nam nữ bình quyền, bình đẳng" có từ thời Cách mạng độc lập dân chủ, có nhúc nhích chút ít trong quan niệm xã hội về thân phận người phụ nữ, nhưng nó chưa thực sự giải phóng được như những khẩu hiệu tuyên truyền. Hoặc lại hiểu bình quyền, bình đẳng méo lệch. Trong chuyện này phải thấy Nho học của đạo Khổng đã thành công đặc biệt trong việc nô dịch tư tưởng, ngấm vào gien, vào xương tủy bao thế hệ. Không biết bao giờ mới gột rửa được.
Một từ "ế" mà đem lại bao nhiêu hệ lụy cho nửa thế giới con người.
Theo TTVH
Hạnh phúc bình dị của các gia đình vùng cao Rất nhiều "tổ ấm" trên vùng cao Lào Cai hôm nay thực sự là những điển hình "no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc". Những gia đình từ thành thị đến vùng cao, từ người Kinh đến người Dao, Mông, Phù Lá... đang là những hạt nhân tích cực đóng góp không nhỏ cho sự phát triển chung của vùng cao Lào...