Học hỏi thế giới cải cách DNNN
Trong xây dựng các giải pháp đổi mới, cơ cấu lại DNNN, cần lưu tâm xem xét 3 vấn đề.
Nguồn: vietnamfinance.vn
Những vấn đề như quy mô của khu vực DNNN, phạm vi đầu tư vốn nhà nước vào kinh doanh, việc bảo vệ quyền tài sản tư nhân…vẫn có thể là những tiêu chí quan trọng để các quốc gia xem xét đánh giá nền kinh tế thị trường ở Việt Nam.
Vì thế, trong xây dựng các giải pháp đổi mới, cơ cấu lại DNNN, cần lưu tâm xem xét 3 vấn đề. Thứ nhất là sự phát triển của DNNN không được gây tác động xấu hoặc hạn chế khu vực doanh nghiệp tư nhân phát triển.
Video đang HOT
Tiếp đến, đổi mới và cơ cấu lại DNNN cần được đặt trong yêu cầu bảo đảm môi trường cạnh tranh bình đẳng giữa DNNN và doanh nghiệp khác. Cuối cùng, đổi mới DNNN phải tạo cho DNNN quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm để hoat động theo cơ chế thị trường, theo quan hệ cung cầu của thị trường, tránh can thiệp hoặc áp đặt DNNN phải thực hiện quá nhiều mục tiêu và nhiệm vụ phi thị trường, phi kinh tế.
Theo thông lệ quốc tế về quản trị DNNN (ví dụ Bộ hướng dẫn quản trị DNNN của OECD năm 2015), khuôn khổ pháp lý và quản lý DNNN phải đảm bảo một sân chơi bình đẳng trên thị trường. Với yêu cầu này, thể chế kinh tế không được tạo ra lợi thế cạnh tranh bất hợp lý cho DNNN trong mối quan hệ với doanh nghiệp khác. Theo đó, các tiêu chí cần tách bạch rõ ràng giữa chức năng sở hữu nhà nước với chức năng khác của Nhà nước có thể ảnh hưởng tới điều kiện hoạt động của DNNN, đặc biệt là chức năng điều tiết thị trường. Những DNNN có mục tiêu kinh doanh kết hợp với mục tiêu công ích phải áp dụng tiêu chuẩn cao về minh bạch hóa và công khai thông tin về cơ cấu chi phí nhằm theo dõi được các chi phí và khoản nợ liên quan đến lĩnh vực hoạt động chính. Nếu được, cần phải tách bạch các hoạt động kinh doanh với hoạt động công ích. Ngân sách nhà nước nên tài trợ chi phí cho hoạt động công ích và phải được công khai.
Việc vay nợ và huy động tài chính cho các hoạt động kinh doanh mang tính cạnh tranh của DNNN phải tuân thủ nguyên tắc thị trường như: Quan hệ của DNNN với tất cả các tổ chức tài chính, tín dụng và quan hệ giữa các DNNN phải dựa trên cơ sở thương mại thuần túy. Không tạo lợi thế cho các hoạt động kinh doanh mang tính cạnh tranh của DNNN thông qua việc hỗ trợ tài chính gián tiếp như cấp vốn ưu đãi, cho nợ thuế, tín dụng mua-bán bất hợp lý giữa các DNNN. Cần đặt ra yêu cầu về mức tỷ suất lợi nhuận hợp lý đối với các hoạt động kinh doanh cạnh tranh của DNNN tương đương với mức tỷ suất lợi nhuận của khu vực tư nhân, có tính đến các điều kiện hoạt động đặc thù của mình.
Khắc Lãng – ghi
Ông Vũ Huy Đông, Chủ tịch HĐQT, TGĐ Công ty CP Dam San
Theo Enternews.vn
Ngân hàng Thế giới và Thụy Sỹ hỗ trợ Việt Nam phát triển ngành ngân hàng
Ngân hàng Thế giới (WB) và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hôm nay (1/10) ký kết hiệp định tài chính cho khoản tài trợ không hoàn lại trị giá 2,2 triệu USD do Chính phủ Thụy Sỹ cung cấp để thực hiện dự án "Việt Nam: Tăng cường Sự lành mạnh và Phát triển của ngành Ngân hàng".
Dự án nhằm tăng cường sự lành mạnh và khả năng chống chịu của ngành ngân hàng thông qua việc nâng cao năng lực của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong việc giải quyết các hạn chế về mặt cấu trúc trong hệ thống ngân hàng.
Cụ thể, Ngân hàng Thế giới sẽ cung cấp hỗ trợ kỹ thuật để thực hiện các cải cách đã được đặt ra trong Kế hoạch Tái cơ cấu Ngân hàng giai đoạn 2016-2020 và Chiến lược Phát triển ngành Ngân hàng 2025.
Ông Ousmane Dione, Giám đốc Quốc gia của Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam, cho biết: "Là lĩnh vực lớn nhất của hệ thống tài chính của Việt Nam, ngành ngân hàng lành mạnh có tính chất quyết định đối với tăng trưởng kinh tế bền vững của quốc gia. Qua việc chia sẻ những kinh nghiệm phát triển ngành ngân hàng tốt nhất, chúng tôi hy vọng có thể hỗ trợ cho Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong việc thực hiện thành công các cải cách cơ cấu đã cam kết."
Thách thức của ngành ngân hàng bao gồm các vấn đề về chất lượng tài sản, mức độ vốn hóa còn yếu và những khó khăn về khuôn khổ pháp lý gây cản trở đầu tư thêm vào ngành. Hơn nữa, các ngân hàng Việt Nam có mức chi phí hoạt động cao hơn và phải dự phòng nhiều hơn cho các khoản nợ xấu.
Ngành này đang được cải tổ theo định hướng thị trường, dựa trên nền tảng các tiêu chuẩn quốc tế, và cơ chế giám sát ổn định tài chính mạnh mẽ hơn.
Ngân hàng Thế giới sẽ hợp tác cùng Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong việc tăng cường khuôn khổ pháp lý cho ngành ngân hàng, đặc biệt là Luật các Tổ chức tín dụng và thực hiện Nghị quyết số 42/2017/QH14 của Quốc hội về xử lý nợ xấu.
Dự án cũng giúp Ngân hàng Nhà nước dự đoán và chống chịu các cú sốc tốt hơn, nâng cao năng lực giám sát phù hợp với tiêu chuẩn và thông lệ tốt trên thế giới, hỗ trợ phát triển thị trường nợ và nâng cao năng lực cho Công ty Quản lý Tài sản Việt Nam để có thể quản lý tốt các tài sản của các khoản nợ xấu.
Khoản tài trợ không hoàn lại này thuộc chương trình 8 triệu USD "Tăng cường Sự lành mạnh và Phát triển của ngành Ngân hàng" do Cục Kinh tế liên bang Thụy Sỹ (SECO) tài trợ và Ngân hàng Thế giới quản lý.
Nhuệ Mẫn
Theo Tinnhanhchungkhoan.vn
Genco1 lỗi hẹn cổ phần hóa Nằm trong kế hoạch cổ phần hóa (CPH) từ năm 2018, nhưng đến nay Tổng Công ty Phát điện 1 (Genco1) vẫn tiếp tục lỗi hẹn CPH. Đến nay, Genco1 đã lỡ hẹn CPH lần 2. Ngoài khó khăn xác định giá trị tài sản doanh nghiệp thì vấn đề xử lý nợ tồn đọng của Genco1 đang là vấn đề nan giải,...