Rất nhiều cha mẹ cảm thấy không an toàn hay lo lắng khi phải tắm cho con. Tâm lý đó dẫn đến việc lúng túng, có thể khiến mẹ tắm cho bé không sạch, hoặc kéo dài thời gian tắm khiến bé bị lạnh.
1. Mẹ chỉ nên tắm cho bé vài lần trong tuần (tùy vào nhiệt độ, thời tiết mà mẹ điều chỉnh số lần tắm cho phù hợp). Đối với những ngày không tắm, mẹ hãy rửa mặt, cổ, bụng và vệ sinh phần dưới của con sạch sẽ.
2. Hãy nói những câu quen thuộc với bé trước khi tắm. Ví dụ mẹ có thể nói:”Mẹ con mình đi tắm đi để thơm tho sạch sẽ nhé.” Những lời nói lặp đi lặp lại đó của mẹ mỗi lần giúp bé nhận thức được rằng bé sắp đi tắm, tạo điều kiện để bé có tâm lý sẵn sàng. Cha mẹ cũng nên chuẩn bị đầy đủ những vật dụng cần thiết và đảm bảo phòng ấm trước khi tắm cho bé.
3. Bạn cũng nên để ý đến những cái chậu dùng trong việc tắm cho con. Lời khuyên là bạn hãy mua những chậu có thành không quá cao, giúp bạn dễ dàng trong việc thao tác. Ngoài ra, kích thước của chậu sao cho phù hợp với bé cũng là điều bạn cần quan tâm.
4. Làn da trẻ nhỏ vô cùng mỏng và nhạy cảm. Vì thế, nhiệt độ nước trong khoảng 36 – 38C là phù hợp với trẻ. Mẹ có thể kiểm tra nhiệt độ nước bằng khủy tay của mình hoặc cặp nhiệt độ. Mẹ cũng nên tránh để quá nhiều nước trong chậu (mặt nước chỉ nên cao hơn đáy chậu 5 – 8 cm) vì khi quẫy đạp bé có thể vô tình để lọt nước vào tai, mắt, miệng.
5. Khi vệ sinh cho con trong những ngày con không tắm, mẹ nên dùng một miếng vải bông nhỏ (loại bông miếng y tế) để lau người cho con thay vì khăn xô, vì vải bông mềm mại với làn da trẻ nhỏ hơn.
6. Cha mẹ nhớ vệ sinh kỹ những nếp da của bé vùng dưới cằm, cổ.
7. Khi bắt đầu tắm, các mẹ hãy đặt bé xuống chậu nước thật chậm và nhẹ nhàng. Kinh nghiệm là vòng một tay của mẹ ra phía sau bé để bé có thể tựa vào ở phần vai, cổ; đồng thời tay mẹ nắm chắc cánh tay bé (nắm cánh tay phía xa mẹ hơn). Tư thế bế như vậy sẽ giúp bạn giữ chắc con khi cho con tắm và cơ thể con cũng được thả lỏng, thoải mái.
8. Bạn có thể dùng những sản phẩm sữa tắm, dầu gội có tính làm sạch nhẹ (độ pH trung bình) để tắm rửa cho bé. Những sản phẩm này cũng sử dụng được trong việc vệ sinh vùng dưới của trẻ. Bí quyết nho nhỏ để giúp làn da con trẻ luôn mềm mượt, mịn màng là nhỏ một vài giọt dầu quả hạnh vào nước tắm của con.
9. Vào mùa đông, thời tiết khô hanh sẽ khiến làn da bé bị mất nước dẫn đến hiện tượng da khô, nứt nẻ. Để tránh tình trạng trên, mẹ nên cho bé sử dụng sữa dưỡng thể. Thời điểm thích hợp nhất để bôi sữa dưỡng thể là khi bé đã được tắm rửa sạch sẽ và lau khô người.
10. Trong trường hợp bé quá quấy khóc không chịu tắm, mẹ cũng đừng nên bắt con tắm nhiều, dễ khiến con trẻ cảm thấy căng thẳng. Số lần tắm chỉ cần 2 hoặc 3 lần 1 tuần, và thay vào những ngày không tắm, mẹ hãy chăm chỉ lau mặt, cổ, bụng và vệ sinh vùng dưới của con bằng vải bông với nước ấm.
Theo Pháp luật xã hội
Tin mới nhất
Không chủ quan với bệnh dại
09:44:05 08/11/2024
Bệnh dại hoàn toàn có thể phòng được nhưng số liệu thống kê từ các cơ quan chức năng cho thấy, trung bình mỗi năm nước ta vẫn có khoảng 70 người tử vong vì bệnh dại.
TP Hồ Chí Minh: Số ca mắc sốt xuất huyết gia tăng
05:01:41 08/11/2024
Trước tình hình dịch bệnh đang gia tăng, Sở Y tế TP Hồ Chí Minh kêu gọi mỗi người dân cần chủ động thực hiện các biện pháp phòng bệnh ngay từ thời điểm này để ngăn chặn dịch bùng phát.
Tăng cường giám sát các trường hợp mắc sốt xuất huyết
04:56:03 08/11/2024
Khi có triệu chứng sốt, nghi ngờ sốt xuất huyết, người dân phải đến ngay cơ sở y tế để khám, điều trị và không tự ý điều trị tại nhà , bà Nguyễn Quế Phương cho biết thêm.
Đái dầm ở trẻ có cần điều trị?
04:55:13 08/11/2024
Khi dừng thuốc có thể tái phát, cần giảm liều từ từ để hạn chế tái phát. Ngoài ra, tùy trường hợp cụ thể, bác sĩ có thể chỉ định thêm một số thuốc phối hợp khác.
Lá bàng có tác dụng gì?
21:35:46 07/11/2024
Một số nghiên cứu cũng đưa ra công dụng của lá bàng là tác dụng tốt với bệnh ung thư, đái tháo đường. Tuy nhiên, chưa có bằng chứng khoa học đủ mạnh để có thể khẳng định điều này.
Bài tập cho người mắc hội chứng truyền máu song thai
21:30:14 07/11/2024
Thai nhi cho thường nhận ít máu hơn và có nguy cơ thiếu máu. Trong khi thai nhi nhận có thể bị thừa máu, dẫn đến suy tim và các vấn đề sức khỏe khác.
Nâng cao vai trò của người cao tuổi trong công tác phòng, chống tác hại của thuốc lá
21:24:10 07/11/2024
Có thể nói, người cao tuổi có vai trò quan trọng trong công tác phòng chống tác hại của thuốc lá. Sự gương mẫu của người cao tuổi đã giúp con, cháu cùng các thành viên trong gia đình không hút thuốc, tránh xa khói thuốc.
Hội chứng DiGeorge có cách điều trị?
20:12:00 07/11/2024
Các dấu hiệu khác của hội chứng DiGeorge là các khuyết tật tim bẩm sinh, bất thường ở vòm miệng và đặc điểm trên khuôn mặt, sự chậm phát triển và các rối loạn tâm thần, cùng nhiều dấu hiệu khác.
Bất ngờ với công dụng của trái thù lù, trước mọc dại giờ là vị thuốc quý được
19:58:05 07/11/2024
Ngoài phòng ngừa ung thư, chiết xuất từ quả thù lù tươi và khô được phát hiện có thể kéo dài tuổi thọ của tế bào đồng thời ngăn ngừa sự hình thành các hợp chất gây tổn thương oxy hóa.
Ăn bao nhiêu đường một ngày là đủ?
19:43:32 07/11/2024
Chuyên gia khuyến khích mỗi người sử dụng mật ong hoặc socola đen thay cho đường trong nước uống, thức ăn. Theo thống kê, một muỗng cà phê mật ong có 5 gram đường trong khi socola đen loại 86% cacao có 3 gram.
Dấu hiệu cơ thể đang thiếu Omega-3
19:40:23 07/11/2024
Nghiên cứu của Đại học Oxford cho thấy, những người tiêu thụ nhiều Omega-3 sẽ ngủ ngon hơn. Nếu thiếu axit béo này cơ thể sẽ khó đi vào giấc ngủ, thậm chí là thường xuyên mất ngủ.
Bệnh nhân ung thư vú tử vong vì ngộ độc thuốc nam không rõ nguồn gốc
19:07:31 07/11/2024
Sau 1 thời gian điều trị tại Trung tâm Chống độc, bệnh nhân đã tỉnh. Tuy nhiên, bệnh nhân vẫn đang phải điều trị tích cực để hồi sức gan bằng các phương pháp lọc máu, thay huyết tương, dùng thuốc giải độc.