Học giả quốc tế bàn về giải pháp hoà bình cho tranh chấp ở Biển Đông
Ngày 30/10, Hội thảo quốc tế về Biển Đông với chủ đề ” Giải pháp hòa bình cho tranh chấp ở Biển Đông” đã diễn ra tại thành phố Busan, Hàn Quốc.
Hội thảo do Viện Khoa học Kỹ thuật Hải Dương, Hội Luật Biển quốc tế Hàn Quốc, Trung tâm Nghiên cứu Luật Biển- Đại học Youngsan, Trung tâm Nghiên cứu Việt Nam – Đại học Youngsan, Hội người Hàn Quốc yêu Việt Nam phối hợp tổ chức.
Đây là Hội thảo về Biển Đông có quy mô lớn nhất từ trước tới nay tại Hàn Quốc, qui tụ 80 chuyên gia, học giả, nhà nghiên cứu cùng nhiều khách mời tới tham dự.
Chủ tịch Hiệp hội chính sách Hàng hải Hàn Quốc phát biểu khai mạc Hội thảo.
Trong đó, có nhiều chuyên gia hàng đầu về quan hệ quốc tế, chính sách biển như Giáo sư Christopher Roberts thuộc Viện Nghiên cứu Quốc phòng, Đại học News South Wales, Australia; Giáo sư Go Ito Viện trưởng Viện nghiên cứu chính sách quốc tế, Đại học Meiji, Nhật Bản; GS-TS Phạm Quang Minh, Phó Hiệu trưởng Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học quốc gia Hà Nội; Tiến sỹ Chu Mạnh Hùng, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Luật Hà Nội và Đại sứ Việt Nam tại Hàn Quốc Phạm Hữu Chí.
Trong lời phát biểu khai mạc, ông Kwon Moon-Sang, Chủ tịch Hiệp hội Chính sách Hàng hải trực thuộc Viện Khoa học Kỹ thuật hải dương Hàn Quốc nhấn mạnh, mọi quốc gia đều phải đưa ra các tuyên bố về chủ quyền biển đảo, quyền chủ quyền và quyền tài phán dựa trên Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) và luật pháp quốc tế.
Vì vậy, đây là dịp để giới học giả trao đổi các vấn đề mang tính pháp lý quốc tế liên quan đến thực trạng tranh chấp tại Biển Đông qua đó đề xuất phương hướng giải quyết manh tính hòa bình, tuân thủ luật pháp quốc tế.
Phát biểu tại Hội thảo, Đại sứ Phạm Hữu Chí cho rằng việc các tổ chức, đoàn thể dân sự của Hàn Quốc tổ chức Hội thảo quốc tế về Biển Đông là việc làm có ý nghĩa thiết thực trong bối cảnh tranh chấp ở biển Đông trở nên ngày càng phức tạp có nguy cơ dẫn tới xung đột, đe dọa hòa bình, an ninh, an toàn và tự do hàng hải không chỉ đối với các nước trong khu vực mà còn đối với tất cả các nước trên toàn thế giới.
Video đang HOT
Đại sứ bày tỏ tin tưởng rằng, trên tinh thần khoa học các nhà khoa học tham dự hội thảo lần này sẽ có những đóng góp quý báu trong việc đưa ra các giải pháp hoà bình nhằm giải quyết các tranh chấp hiện nay ở Biển Đông.
Các phiên thảo luận của Hội thảo tập trung vào các chủ đề chính gồm: Triển vọng ngăn ngừa và giải quyết hoà bình các tranh chấp tại biển Đông; ý nghĩa của việc áp dụng luật pháp quốc tế đối với hoà bình và an ninh tại biển Đông…
Ngoài ra, các học giả cũng dành nhiều thời gian thảo luận về yêu sách chủ quyền “đường lưỡi bò” và các hoạt động cải tạo, bồi đắp bất hợp pháp trên quy mô lớn của Trung Quốc tại biển Đông dưới góc độ pháp lý quốc tế, tác động của các hoạt động này tới hòa bình, an ninh trong khu vực. Một số học giả cũng chia sẻ về vai trò trọng tâm của ASEAN trong đảm bảo an ninh khu vực.
Các học giả tham gia Hội thảo chụp ảnh lưu niệm
Tiến sỹ Chu Mạnh Hùng cho biết: “Qua nội dung mà các học giả trình bày, các học giả rất quan tâm và chia sẻ về vấn đề đảm bảo an ninh cũng như hòa bình trên Biển Đông trên cơ sở tôn trọng luật pháp quốc tế và đảm bảo những qui tắc cơ bản của luật pháp quốc tế”.
Còn Giáo sư Jeong Gap Yong, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu luật biển Trường Đại học Youngsan cho rằng: “Dư luận và học giả Hàn Quốc rất quan tâm đến diễn biến tình hình ở biển Đông vì đây là tuyến hàng hải quan trọng đối với Hàn Quốc.
Có tới 30% lượng hàng hóa xuất khẩu và 90% lượng nhập khẩu nhiên liệu của Hàn Quốc đi qua khu vực này. Biển Đông phải ổn định thì nền kinh tế Hàn Quốc mới phát triển ổn định được.
Nếu Trung Quốc không tuân thủ luật pháp quốc tế trong các hoạt động của họ tại biển Đông thì Hàn Quốc cần đưa ra một lập trường rõ ràng và minh bạch hơn trong vấn đề này. Một quốc gia không đưa ra được chủ trương rõ ràng trong một vấn đề quốc tế là điều không thể được”.
Hầu hết các ý kiến nêu ra tại Hội thảo đánh giá cao cơ sở lịch sử, khoa học và pháp lý về chủ quyền của Việt Nam ở Biển Đông, nhất trí cho rằng tuyên bố về đường lưỡi bò của Trung Quốc không có sơ sở lịch sử và pháp lý, các hoạt động cải tạo, xây dựng đảo nhân tạo của Trung Quốc ở Biển Đông gần đây đang đe dọa hòa bình, ổn định tại khu vực.
Các chuyên gia cũng nhấn mạnh việc cần phải giữ nguyên trạng thực địa ở Biển Đông, chấm dứt các hành động gia tăng căng thẳng…để tạo môi trường thuận lợi đàm phán ký kết Bộ quy tắc ứng cử của các bên ở Biển Đông (COC), giải quyết hòa bình tranh chấp ở Biển Đông./.
Việt Dũng
Theo_VOV
Tổng thống Mỹ kế tiếp sẽ cứng rắn hơn với Trung Quốc
Giới học giả Trung Quốc dự báo rằng tổng thống Mỹ kế tiếp, bất kể là người của phe Dân chủ hay Cộng hòa, sẽ cứng rắn hơn với Bắc Kinh.
Học giả Shi Yinhong, giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Mỹ tại Đại học Nhân dân ở Bắc Kinh, nhận xét: Hai ứng cử viên hàng đầu trong cuộc chạy đua vào Nhà Trắng 2016 là Donald Trump (Cộng hòa) và Hillary Clinton (Dân chủ) đều có lập trường cứng rắn đối với Trung Quốc và có quan điểm bảo thủ về kinh tế.
Chính sách của Mỹ đối với Trung Quốc sẽ trở nên cứng rắn và quyết đoán hơn, nếu bà Hillary Clinton trở thành Tổng thống Mỹ kế tiếp.
Theo ông Shi Yinhong, quan hệ Trung-Mỹ đã phần nào trở nên căng thẳng dưới thời Tổng thống Obama và căng thẳng có thể còn gia tăng trong những năm tới, bất kể phe Dân chủ hay Cộng hòa giành chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ 2016.
Học giả Shi Yinhong cũng cho rằng bất đồng Trung-Mỹ về vấn đề Biển Đông và Đài Loan có thể xấu đi trong thời gian 1-2 năm đầu tiên sau khi tổng thống Mỹ kế tiếp nhậm chức. Người kế nhiệm Tổng thống Obama dự kiến sẽ không thay đổi chiến lược "xoay trục sang Châu Á", nhưng hiện chưa rõ việc xoay trục này sẽ diễn ra như thế nào trong tương lai.
Về vấn đề Đài Loan, tổng thống Mỹ kế tiếp vẫn sẽ có lập trường tương tự: không muốn Đài Loan gây rối, nhưng sẽ áp dụng một lập trường cứng rắn nếu Bắc Kinh gây khó khăn cho vấn đề này.
Thái độ của Bắc Kinh đối với Đài Loan sẽ tùy thuộc vào thái độ của Chủ tịch đảng Dân Tiến Tsai Ing-wen, nếu bà này giành chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống Đài Loan. Nếu bà này bác bỏ Thỏa thuận 1992 của Quốc Dân Đảng, điều này có thể ảnh hưởng đến sự ổn định của quan hệ giữa Trung Quốc đại lục và vùng lãnh thổ Đài Loan vốn khá phát triển dưới thời chính quyền Ma Ying-jeou (Mã Anh Cửu).
Guo Zhenyuan, một nhà nghiên cứu tại Viện Nghiên cứu Quốc tế Trung Quốc, cho biết các ứng cử viên tổng thống Mỹ thường có quan điểm cứng rắn đối với Trung Quốc trong khi vận động nhưng sẽ dịu xuống sau khi đắc cử. Ronald Reagan và George W Bush là những ví dụ điển hình.
Chính sách của Mỹ đối với Trung Quốc sẽ trở nên cứng rắn và quyết đoán hơn, nếu bà Hillary Clinton trở thành Tổng thống Mỹ kế tiếp. Nhà phân tích Guo Zhenyuan chỉ ra rằng chiến lược "xoay trục sang Châu Á" là do bà Hillary Clinton đề xướng, khi bà giữ chức Ngoại trưởng Mỹ.
Đài Loan sẽ có ít ý nghĩa trong quan hệ Mỹ-Trung Quốc, vì Bắc Kinh và Washington có nhiều vấn đề khác cần phải làm việc với nhau. Theo nhà phân tích Guo Zhenyua, Đài Loan có thể nhận được hỗ trợ nhiều hơn từ phía Washington trong chính quyền Mỹ kế tiếp, nhưng có thể lâm vào hoàn cảnh khó khăn trong các các vấn đề liên quan đến tranh chấp Biển Đông và Biển Hoa Đông.
Minh Châu (Theo WCT)
Theo kienthuc
Trung Quốc tính dùng tiền mời học giả nghiên cứu yêu sách Biển Đông Bắc Kinh được cho là có kế hoạch mời học giả từ các quốc gia khác để nghiên cứu những yêu sách phi lý của Trung Quốc trên Biển Đông. Wu Shicun, người đứng đầu Viện Quốc gia Trung Quốc về Biển Đông. Ảnh: BOAO Forum for Asia. Chính phủ Trung Quốc cấp kinh phí cho Đại học Nam Kinh để triển khai...