Học giả Nhật: Thách thức quan trọng nhất của Việt Nam về đối ngoại-an ninh
Thách thức quan trọng nhất của Việt Nam về chính sách đối ngoại và an ninh là làm thế nào để quản lý được mối quan hệ bất đối xứng với Trung Quốc.
Ts Trần Công Trục: Ám ảnh “em bé Syria” và cảnh tỉnh với người ViệtĐại sứ Lê Văn Bàng: Việt Nam nên chuẩn bị đón ông Obama tới thămNếu Mỹ không trở lại Biển Đông với sức mạnh, chớ ngạc nhiên với Trung Quốc
Giáo sư Takashi Shiraishi. Ảnh: anu.edu.au
Giáo sư Takashi Shiraishi, Chủ tịch Viện Nghiên cứu Chính sách và Viện Kinh tế phát triển, Tổ chức Xúc tiến Thương mại Nhật Bản ngày 8/9 nhận xét trên The Yomiuri Shimbun về quá trình hội nhập của Việt Nam vào khu vực và thế giới khi phân tích về khoảng trống chính sách hội nhập thế giới của ASEAN
Ông nhắc lại rằng, cuối những năm 1980 Việt Nam đã chuyển mình vào quỹ đạo chiến lược Đổi mới. Việt Nam đã thích nghi với các nguyên tắc kinh tế thị trường và hội nhập vào nền kinh tế thế giới, trong khi đa dạng hóa và tăng cường hợp tác với khu vực và quốc tế.
Với tình hình địa chính trị của mình, thách thức quan trọng nhất của Việt Nam về chính sách đối ngoại và an ninh là làm thế nào để quản lý được mối quan hệ bất đối xứng với Trung Quốc. Trên Biển Đông, Trung Quốc đang tăng cường các hành vi leo thang cưỡng chế để thay đổi hiện trạng vùng biển (Bắc Kinh nhảy vào) tranh chấp để kiếm lợi cho mình.
Trong năm 2014 tàu Cảnh sát biển và tàu cá hai nước đã va chạm khi Trung Quốc hạ đặt (bất hợp pháp) giàn khoan 981 trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa Việt Nam.
Tính đến năm 2015 Trung Quốc có dân số lớn gấp 15 lần Việt Nam, kích thước nền kinh tế Trung Quốc lớn hơn Việt Nam 56 lần. Như vậy sức mạnh tổng thể của Trung Quốc lớn hơn nhiều so với Việt Nam, người Việt có thể làm gì để quản lý mối quan hệ bất đối xứng này? Trong thực tế Việt Nam đã sử dụng mọi phương tiện có thể làm đòn bẩy để làm đối trọng với ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc.
Video đang HOT
Giáo sư Takashi Shiraishi cho rằng, trong Chiến tranh Lạnh Việt Nam hợp tác với Liên Xô để duy trì cân bằng trong quan hệ với Trung Quốc. Những năm gần đây, Việt Nam đã phát triển quan hệ với Nhật Bản, Hoa Kỳ, Ấn Độ, ASEAN và Nga. Việt Nam và Nhật Bản đang đẩy mạnh hợp tác an ninh.
Quan hệ Việt – Mỹ đã có những bước phát triển mới, năm 2013 hai nước ký kết thỏa thuận xác lập quan hệ đối tác toàn diện và tháng 7 năm nay, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã trở thành nhà lãnh đạo hàng đầu của Đảng Cộng sản Việt Nam đầu tiên thăm chính thức Hoa Kỳ.
Để hiện đại hóa lực lượng vũ trang, Việt Nam đã thực hiện thỏa thuận với Nga mua 6 tàu ngầm từ năm 2009. Năm ngoái, Washington đã quyết định nới lỏng lệnh cấm vận vũ khí sát thương với Việt Nam.
Trong lĩnh vực kinh tế Việt Nam tiếp tục hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế khu vực và toàn cầu thông qua tham gia Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) và Hiệp định TPP. Sự ra đời của AEC cuối năm nay sẽ thực sự đòi hỏi Việt Nam phải tái cấu trúc nền công nghiệp của mình với các chuẩn mực chung của khối, ngành công nghiệp ô tô vốn cạnh tranh yếu phải đối mặt với những khó khăn không nhỏ.
Tuy nhiên Việt Nam vẫn quyết tâm tiếp tục tiến trình hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế khu vực và toàn cầu. Ban lãnh đạo mới sau Đại hội 12 dự kiến sẽ tiếp tục thực hiện các chiến lược quốc gia hiện có.
Hồng Thủy
Theo giaoduc
Ngoại trưởng Pháp thăm Iran: Khi kỳ vọng lấn át thách thức
Từ ngày 29-30/7, Ngoại trưởng Pháp Laurent Fabius sẽ thăm chính thức Iran.
Đây là chuyến thăm đầu tiên của một quan chức cao cấp phương Tây tới Iran kể từ khi nước này ký thỏa thuận hạt nhân với Nhóm P 5 1 cách đây 2 tuần (14/7).
Ngoại trưởng Pháp (trái) và người đồng cấp nước chủ nhà Iran Javad Zarif hoan hỷ sau lễ ký thỏa thuận hạt nhân Iran vào giữa tháng 7 (Ảnh AP)
Qua chuyến thăm, Pháp muốn khôi phục lại lòng tin với Iran để mở ra một chương mới trong quan hệ song phương, nhanh chóng lấp đầy những khoảng trống do cấm vận để giành lại vị trí vốn có tại thị trường Iran.
Khó khăn để khôi phục lòng tin
Nhiệm vụ của ông Laurent Fabius dường như khó khăn khi Pháp vốn là nước từng ủng hộ Iraq trong cuộc chiến tranh Iran-Iraq những năm 1980-1988 lại là nước thể hiện thái độ cứng rắn nhất trong cuộc đàm phán đi tới thỏa thuận hạt nhân Iran trong Nhóm P5 1.
Tuy nhiên, chuyến thăm có thuận lợi căn bản khi diễn ra trong bối cảnh cả Iran và Pháp đều thể hiện mong muốn đối thoại và hợp tác sau một thời gian dài gián đoạn. Bản thân ông Laurent Fabius từng bị coi là phải chịu trách nhiệm trong vụ 300 người Iran bị nhiễm AIDS và viêm gan C do truyền máu của công ty Merieux của Pháp những năm 1984-1985, khi ông đang làm Thủ tướng Pháp. Thêm vào đó là việc ông xuất thân từ một gia đình gốc Do Thái.
"Sự tôn trọng"
Trong cuộc trao đổi với người đồng cấp Iran Mohamad Javad Zarif ngày 29/7, Ngoại trưởng Laurent Fabius luôn lặp lại 2 cụm từ là: "sự tôn trọng" và "tái khởi động".
Đó là "sự tôn trọng" của các bên với thỏa thuận hạt nhân vừa ký, một thỏa thuận mà theo ông mở ra một chương mới vì những lợi ích chung. Đó là "sự tôn trọng" của Pháp với lịch sử, văn hóa, truyền thống... của Iran.
Và "tái khởi động"
Với "tái khởi động", đó là việc nối lại các cuộc đối thoại chính trị, khôi phục lòng tin và phục hồi mối quan hệ kinh tế thương mại giữa hai nước.
Trong cuộc họp báo chung với Ngoại trưởng Iran Mohamad Javad Zarif, ông Fabius cho biết đã chuyển tới Tổng thống Hassan Rowhani lời mời thăm Pháp của Tổng thống Holland vào tháng 11 tới.
Ngoại trưởng Fabius cũng thông báo vào tháng 9 sẽ có một phái đoàn kinh tế - thương mại Pháp do Bộ trưởng Nông nghiệp dẫn đầu tới Iran. Ông bày tỏ tin tưởng không gì có thể cản trở tương lai của các doanh nghiệp Pháp tại Iran.
Các công ty lớn của Pháp như Peugeot, Renault, Total, Airbus, Ancatel... đang khẩn trương giành lại chỗ đứng của mình tại Iran. Không chờ tới khi thỏa thuận hạt nhân chính thức ký, vào tháng 2/2014, 100 đại diện doanh nghiệp Pháp đã tới thăm Iran.Pháp đã chịu thiệt hại lớn trong việc áp dụng các biện pháp trừng phạt Iran về vấn đề hạt nhân hơn 10 năm qua. Vốn giữ vị trí thứ ba trong trao đổi thương mại với Iran với kim ngạch 4 tỷ Euro đầu những năm 2000, vị trí này của Pháp hiện tụt xuống thứ 7 với 500 triệu Euro.
Chính phủ Pháp hy vọng Nghiệp đoàn chủ doanh nghiệp Pháp (Medef) sẽ tập hợp được khoảng 80 doanh nghiệp tới khai thác thị trường 80 triệu dân của Iran./.
Thái Dương
Theo_VOV
Một tuần nhiều quyết sách của ông Putin Tổng thống Nga Vladimir Putin có nhiều quyết định quan trọng trong đối nội và đối ngoại tuần qua. Tổng thống Putin. Ảnh: FT CNN cho rằng mỗi quyết sách và động thái của người đứng đầu nước Nga đều khiến thế giới phải chú ý. Đặt NGO vào tầm ngắm Hôm 24/5, ông Putin ký thông qua điều luật cho phép chính...