Học giả Nga đánh giá Việt Nam luôn tôn trọng và đảm bảo quyền con người
Theo phóng viên TTXVN tại LB Nga, ngày 30/5, Báo “Độc Lập”, chuyên trang phân tích chính trị, thời sự hàng đầu của Nga đăng tải bài viết với nhan đề: “Việt Nam: Thể chế xã hội chủ nghĩa tôn trọng quyền con người” của tác giả Grigory Trofimchuk – chuyên gia phân tích chính trị quốc tế, người đã có nhiều năm nghiên cứu về Việt Nam.
Niềm vui của trẻ em vùng cao. Ảnh: Phan Tuấn Anh/TTXVN
Trong bài viết, tác giả nhấn mạnh một trong những khía cạnh khó khăn nhất của vấn đề nhân quyền là tôn giáo. Tại Việt Nam, một nhà nước xã hội chủ nghĩa, đời sống tôn giáo của người dân hoàn toàn cởi mở. Hiện 95% dân số Việt Nam có đời sống tín ngưỡng tôn giáo, thậm chí còn cao hơn ở Nga. Ngoài ra, ở Việt Nam hiện có 43 tổ chức tôn giáo thuộc 16 tôn giáo, với trên 26,5 triệu tín đồ, chiếm 27% dân số cả nước, trên 54.000 chức sắc, trên 135.000 chức việc và gần 30.000 cơ sở thờ tự. Nhiều loại hình tín ngưỡng, di tích, đồ thờ cúng được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) công nhận là Di sản thế giới. Tác giả nhấn mạnh điều này có vẻ xa lạ đối với một nhà nước chủ nghĩa xã hội, nhưng đó là sự thật tại Việt Nam.
Đối với quyền tự do đi lại và cư trú, bài viết cho biết hàng triệu lượt người từ khắp nơi trên thế giới đến thăm Việt Nam mỗi năm là bằng chứng rõ nhất cho quyền tự do này. Người nước ngoài có thể đến Việt Nam, làm việc, nghỉ ngơi mà không gặp bất kỳ sự phân biệt đối xử nào, tất nhiên là trên cơ sở tuân thủ luật pháp sở tại. Năm 2023, Việt Nam điều chỉnh Luật Xuất, nhập cảnh của công dân Việt Nam và Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam, với nhiều điểm mới, thuận lợi hơn cho công dân và người nước ngoài, như cấp thị thực điện tử cho tất cả các quốc gia trên thế giới. Hơn 90 điều ước quốc tế đã được ký kết, các hiệp định quốc tế về chế độ miễn thị thực cho công dân Việt Nam với các nước và vùng lãnh thổ, các hiệp định biên giới với các nước láng giềng, tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại.
Video đang HOT
Chuyên gia Trofimchuk đánh giá cao sự đa dạng về loại hình và nội dung của các phương tiện truyền thông tại Việt Nam, với 1 hãng thông tấn quốc gia và 72 cơ quan hoạt động phát thanh, truyền hình với 79 kênh phát thanh và 198 kênh truyền hình. Điều này chứng minh cho quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, thông tin của Việt Nam.
Bài viết cũng đề cập tới quyền sống, quyền được tôn trọng nhân phẩm và sự toàn vẹn về thể chất trong những nỗ lực đảm bảo quyền con người ở Việt Nam.
Kết thúc bài viết, tác giả Trofimchuk khẳng định Việt Nam luôn công nhận các nguyên tắc và tiêu chuẩn cơ bản về quyền con người, đồng thời cũng sẵn sàng hoàn thiện vấn đề này thông qua việc thực hiện các khuyến nghị quốc tế hợp lý. Lãnh đạo Việt Nam hiểu rằng việc nâng cao uy tín và vị thế của Việt Nam trong khu vực và trên thế giới, trong đó có các chỉ số kinh tế cao, không thể tách rời việc cải thiện đời sống của người dân.
Dự kiến nội dung chuyến thăm sắp tới của Chủ tịch Hội đồng EU đến Trung Quốc
Mục đích chính của chuyến thăm là tiếp tục hợp tác với Trung Quốc, trong một số vấn đề với tư cách là một đối tác, thay vì cắt đứt quan hệ.
Chủ tịch Hội đồng EU Charles Michel. Ảnh: EPA
Chủ tịch Hội đồng EU Charles Michel sẽ phải thực hiện một hành động cân bằng khi gặp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Bắc Kinh vào tuần tới, vì ông dự kiến sẽ đề cập về nhân quyền và Đài Loan trong khi muốn tìm cách duy trì quan hệ thương mại song phương.
"Chúng tôi sẽ thảo luận về những thách thức toàn cầu cũng như các chủ đề cùng quan tâm", ông Michel cho biết khi thông báo về chuyến thăm.
Ông Michel sẽ đến thăm Bắc Kinh vào ngày 1/12 tới và sẽ gặp các nhà lãnh đạo Trung Quốc như Chủ tịch Tập Cận Bình, Thủ tướng Lý Khắc Cường và Chủ tịch Quốc hội Trung Quốc Lật Chiến Thư.
Người phát ngôn của ông Michel, Barend Leyts nói thêm: "Trong bối cảnh môi trường kinh tế và địa chính trị căng thẳng, chuyến thăm là cơ hội kịp thời để cả EU và Trung Quốc chia sẻ quan điểm".
Một quan chức cấp cao của EU cho biết ông Michel đã có kế hoạch thăm Trung Quốc từ lâu, nhưng không thể thực hiện được do đại dịch cũng như chính sách chống COVID-19 nghiêm ngặt của Bắc Kinh. Chuyến thăm của ông Michel lần này sẽ chỉ kéo dài một ngày để tránh các yêu cầu kiểm dịch.
Về cuộc xung đột Nga - Ukraine, ông Michel sẽ không kêu gọi Trung Quốc làm trung gian hòa giải, như một số người đã gợi ý, nhưng "mọi nỗ lực để giải quyết cuộc chiến này sẽ được hoan nghênh và nếu một quốc gia có ảnh hưởng đến Nga, thì đó là Trung Quốc", một quan chức cấp cao khác của EU cho biết.
Chuyến thăm Trung Quốc của ông Michel diễn ra trong bối cảnh các nước thành viên EU đang nóng lên tranh luận về cách xử lý mối quan hệ với Trung Quốc trong tương lai.
Các nhà lãnh đạo EU vào tháng trước đã bày tỏ lo ngại ngày càng tăng về việc phụ thuộc kinh tế vào Trung Quốc và nói rằng họ cần có một lập trường thống nhất đối với Bắc Kinh mà không cần có thỏa thuận giữa những thành viên trong khối về việc điều này sẽ diễn ra như thế nào.
Trong khi đó, Mỹ đang thúc đẩy các đồng minh phương Tây của mình áp dụng lập trường cứng rắn hơn đối với Trung Quốc. Tuy nhiên, một số thành viên EU có liên kết thương mại quan trọng lại tránh đưa ra lập trường rõ ràng đối với Bắc Kinh.
Bộ Ngoại giao Hàn Quốc thành lập Văn phòng chiến lược ngoại giao và tình báo Theo phóng viên TTXVN tại Seoul, ngày 28/5, Bộ Ngoại giao Hàn Quốc đã tiến hành cải tổ cơ cấu tổ chức, bổ sung thêm tổ chức phân tích thông tin tình báo vào "Văn phòng các vấn đề hòa bình và an ninh bán đảo Triều Tiên" và mở rộng thành "Văn phòng chiến lược ngoại giao và tình báo". Tòa nhà...