Học giả Mỹ hé lộ cách kiềm chế Trung Quốc trên Biển Đông
Trang mạng National Interest mới đây đã đăng tải bài phân tích của học giả về chính sách quốc phòng thuộc Trung tâm nghiên cứu quyền lợi quốc gia của Mỹ, ông Harry Kazianis, trong đó vị học giả Mỹ hé lộ các cách kiềm chế hiệu quả Trung Quốc trên Biển Đông.
Học giả Mỹ chỉ rõ tình hình tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương ngày một tăng nhiệt, đặc biệt tại Biển Đông, nơi các quốc gia nhỏ hơn như Việt Nam, Philippines và một số quốc gia khác đang bị thách thức về chủ quyền bởi sự gia tăng bành trướng của Trung Quốc. Bắc Kinh đã và đang có nhiều hoạt động nhằm đẩy mạnh việc thay đổi hiện trạng tại vùng biển trên.
Trước thực trạng này, học giả Mỹ khuyến nghị các nước ASEAN cần phải cẩn trọng trong việc đối phó với Bắc Kinh bởi nếu không có các hành động và giải pháp thỏa đáng, thì Trung Quốc sẽ dần dần thay đổi hiện trạng và độc chiếm Biển Đông.
Học giả Harry Kazianis khuyến nghị các quốc gia bị Trung Quốc thường xuyên bành trướng và gây hấn cần áp dụng giải pháp phi bạo lực: đó là tăng cường sử dụng vũ khí truyền thông để vạch trần âm mưu thâm độc của Bắc Kinh thông qua việc các hoạt động bồi đắp nhằm thay đổi hiện trạng trên Biển Đông.
Học giả Mỹ đã đưa ra một kế hoạch gồm nhiều phần mà Mỹ có thể sử dụng để buộc Bắc Kinh phải co về phòng thủ trên Biển Đông. Một phần của chiến lược này là “kế sách làm mất mặt” Bắc Kinh và chiến lược này các quốc gia có tuyên bố chủ quyền trên Biển Đông cũng nên áp dụng để tố cáo đầy đủ các hành động bành trướng thường xuyên của Bắc Kinh.
Mục đích của chiến lược trên rất đơn giản, đó là đẩy Trung Quốc phải co cụm để phòng thủ và phơi bày bản chất xấu xa của Trung Quốc trên phương tiện truyền thông quốc tế, đặc biệt là các mạng xã hội thường xuyên hơn. Khi biện pháp này được áp dụng cùng với các biện pháp khác, sẽ khiến Bắc Kinh phải trả giá đắt cho những hoạt động bành trướng và sẽ buộc phải xem lại các hoạt động nêu trên.
Học giả Mỹ lý giải các quốc gia đang có tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc và nhiều quốc gia khác hiện đang có ít các giải pháp về ngoại giao, kinh tế hay thậm chí là quân sự để có thể răn đe Trung Quốc trên Biển Đông. Với việc Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền về các bãi ngập nước và bồi đắp trái phép thành các đảo nhân tạo để phục vụ mục đích quân sự hóa, trong một vài năm tới nếu không vấp phải sự phản kháng nào, thì Trung Quốc có thể độc chiếm Biển Đông, theo học giả Mỹ.
Trên thực tế, đây là cách duy nhất để các nước nói trên đáp trả và gây sức ép lên Bắc Kinh mà không gây ra các cuộc xung đột đáng có nhưng vẫn buộc Trung Quốc phải trả giá đắt cho các hành động bành trướng của mình.
Video đang HOT
Các quốc gia có cùng tuyên bố chủ quyền trên Biển Đông cần bắt đầu quá trình ghi hình/quay lại và phát tán trên các phương tiện truyền thông, mạng xã hội bất kỳ hay tất cả các hoạt động bành trướng nào của các tàu Trung Quốc, gồm các tàu cá, tàu hải giám, tàu hải quân…để lột trần bản chất bành trướng cho cộng đồng quốc tế thấy.
Ngoài ra, các quốc gia nên trang bị các tàu cỡ nhỏ cùng với các camera luôn trong tư thế sẵn sàng quay lại tại hiện trường trong trường hợp Bắc Kinh áp dụng chiến lược hăm dọa như xua đuổi hay phong tỏa các tàu nói nói trên tiếp cận.
Một cách khác đó là sử dụng các máy bay không người lái để tuần tra, quay lại các hoạt động bồi đắp các bãi đá và rặng san hô ở Biển Đông trên quy mô lớn, đặc biệt là sự hủy hoại môi trường do các hoạt động bồi đắp phi pháp trên gây ra, qua đó để vạch trần âm mưu bành trướng của Trung Quốc.
Chúng ta hãy hình dung xem các thông tin và hình ảnh được lan truyền liên tục về các hoạt động bành trướng của Trung Quốc trên Biển Đông, từng trường hợp một được ghi hình, quay phim sẽ trở thành tư liệu để cho cộng đồng thế giới thấy rõ. Chi phí tài chính cho giải pháp này thấp, nhưng có hiệu quả lớn trong việc phơi bày âm mưu và hoạt động bành trướng của Bắc Kinh.
Câu hỏi đặt ra là Bắc Kinh sẽ đáp trả như thế nào? Trung Quốc sẽ có cách đáp trả, đơn giản có thể là lờ đi việc trên và tiếp tục hoạt động bồi đắp các đảo nhân tạo phi pháp cũng như quân sự hóa các đảo này. Thực tế, đây có thể là kịch bản rất có thể xảy ra. Tuy nhiên, việc khiến ai mất mặt trong nhiều xã hội tại các nước châu Á không phải là một điều gì đó sẽ bị xem nhẹ. Trung Quốc có thể trở nên hung hăng hơn, nhưng lần này các hoạt động trên tại các khu vực căng thẳng đã có camera ghi lại, quay lại và phát tán khắp thế giới. Và như vậy, Trung Quốc có thể bị buộc phải đưa ra các lựa chọn đầy khó khăn. Nhưng chúng ta chắn chắn một điều là việc làm mất mặt có tác dụng thu hút sự chú ý của Bắc Kinh và buộc Bắc Kinh phải xem xét các giải pháp thay thế.
Về phía Philippines, khi nước này kiện Trung Quốc lên tòa quốc tế, thì đây là một yếu tố khiến Trung Quốc sẽ rất mất mặt. Trung Quốc thực tế đã bác bỏ phiên tòa trên. Nếu Việt Nam và các quốc gia khác cùng có hành động làm mất mặt Trung Quốc thông qua chiến lược nêu trên cũng như kiện riêng lẻ hoặc cùng đệ đơn kiện tập thể lên các tòa án quốc tế, thì áp lực sẽ gia tăng mạnh mẽ lên phía Trung Quốc và điều này càng khiến công luận quốc tế chú ý tới. Và chừng đó, Trung Quốc sẽ khó có thể lấp liếm đi được.
Theo Dân Việt
Trung Quốc khai chiến Biển Đông sẽ châm ngòi Thế chiến thứ ba
Hành vi quân sự hóa biển Đông của Trung Quốc rất có thể sẽ trở thành mồi lửa cho Chiến tranh thế giới thứ ba. Dù Bắc Kinh đưa ra rất nhiều lý do mĩ miều để biện minh cho hành động phi pháp của mình nhưng họ vẫn không thể che giấu một sự thật: Các nước đang ngày càng xa lánh Trung Quốc.
Khi những tranh chấp trên biển Đông không thể giải quyết bằng con đường ngoại giao, cuộc chiến toàn cầu nổ ra là rất cao
Mới đây, trang The Bitbag của Mỹ đưa tin, gần đây nhưng lời dự đoán về sự bùng nổ của cuộc Chiến tranh thế giới thứ ba liên tục xuất hiện, bối cảnh là hành động quân sự hóa ngày càng rõ nét của Trung Quốc trên biển Đông. Bài viết nhấn mạnh, lực lượng tàu chiến của hải quân Trung Quốc đã tiến hành các cuộc tập trận gần với cường độ sát với thực chiến trên biển Đông nhằm tăng cường hiệu quả tác chiến, điều này dự báo "chiến tranh đang ở trạng thái rất gần", "kể cả Trung Quốc cho biến máy bay chiến đấu cất cánh và hạ cánh ở Đá Chữ Thập nhằm mục đích chữa trị cho bệnh nhân, nhưng vai trò quân sự của hòn đảo này là không thể chối cãi.
Chắn chắn các nước láng giềng của Trung Quốc coi đó là một mối đe dọa, các quốc gia này cũng dùng các biện pháp quân sự hóa để đối chọi, cuối cùng, nếu những tranh chấp trên biển Đông không thể giải quyết, nguy cơ cuộc chiến tranh toàn cầu nổ ra là điều tất yếu".
Hành vi hung hăng của Trung Quốc trên biển Đông có thể châm ngòi cho Chiến tranh thế giới thứ ba?
"Khai chiến với Trung Quốc là điều không thể tránh khỏi?" Ngày 18/4, tờ The Daily Telegraph của Anh đã đăng tải bài viết này và phân tích rằng, nhà quân sự cổ đại của Trung Quốc - Tôn Tử đã từng nói: "Biết mình biết người, trăm trận trăm thắng". Trên biển Đông, sau sự kiện bãi cạn Scarborough năm 2012, những tranh chấp về chủ quyền các hòn đảo liên tục leo thang. Ngày càng có nhiều quốc gia bị cuốn vào cuộc tranh chấp này, ngoài những nước đưa ra tuyên bố chủ quyền, Mỹ, Nhật Bản, Australia... cũng buộc phải lên tiếng trước những hành vi phi pháp của Trung Quốc. Sự can thiệp của Mỹ không chỉ dừng lại trên biển Đông, mà còn bao gồm cả biển Hoa Đông. Bài viết chỉ ra rằng, "cơn ác mộng chiến tranh giữa Trung Quốc và Mỹ đang trở thành hiện thực".
Mỹ đang áp dụng chiến thuật gia tăng sự hiện diện về mặt quân sự để đáp trả việc Trung Quốc tiếp tục xây dựng đảo trái phép trên biển Đông, cuối cùng dẫn đến sự đối đầu trực tiếp về quân sự giữa hai bên, "hiểu lầm và cục diện leo thang sẽ trở thành mồi lửa châm ngòi cho chiến tranh". Tờ The Daily Telegraph cũng nhấn mạnh, xác suất ngăn chặn chiến tranh thông qua con đường ngoại giao vẫn tồn tại, từ "nguy cơ"(tức "khủng hoảng") của Trung Quốc vừa bao gồm sự "nguy hiểm", vừa bao hàm "cơ hội". Giống như Tôn Tử đã từng nói: Nghệ thuật tối cao của chiến tranh là "bất chiến nhi khuất nhân chi binh, thiện chi thiện giả dã" (Không cần đánh mà làm kẻ địch khuất phục mới được xem là sáng suốt nhất).
Những nỗ lực giải quyết vấn đề biển Đông vẫn đang được triển khai, nhưng hành vi quân sự hóa biển Đông ngày càng nghiêm trọng của Trung Quốc đang biến những nỗ lực này thành cuộc chiến mới.
"Thời gian qua, cuộc đấu trí giữa Mỹ và Trung Quốc về các sự vụ biển Đông diễn ra hết sức căng thẳng - Hãng thông tấn Pháp cho biết, lần này chiến cơ Trung Quốc xuất hiện ở Đá Chữ Thập đúng vào thời điểm Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ đặt chân lên tàu sân bay thị sát vùng biển căng thẳng trên biển Đông, quân đội Mỹ và Philippines đã bắt đầu tuần tra chung trên biển. Bộ Quốc phòng Trung Quốc cũng lập tức thông báo, Phó chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc Phạm Trường Long đã tiến hành thị sát phi pháp ở một số hòn đảo, trong đó có quần đảo Trường Sa.
Mỹ đã triển khai hàng loạt hành động hợp tác với các nước để dằn mặt Trung Quốc trong vấn đề biển Đông. Ngày 18/4, Ngoại trưởng Anh Philip Hammond cho biết, trong cuộc tranh chấp trên biển Đông, Anh đứng về phía Mỹ, đồng thời ông Hammond cũng nhấn mạnh: "Phán quyết của tòa án trọng tài quốc tế cần có tác dụng quy phạm đối với cả hai nước Trung Quốc và Philippines". Ngày 19/4, lần đầu tiên tàu ngầm lớp Soryu của Lực lượng tự vệ Nhật Bản tiến vào căn cứ hải quân ở Sydney, cùng ngày, hãng thông tấn của Nhật cho biết: "Do Trung Quốc đang triển khai các hoạt động hải dương trên biển Đông, Nhật Bản và Australia đang tăng cường hợp tác trong lĩnh vực an ninh.
Mới đây, tờ của Nhật Bản cho biết, sau việc Philippines thuê máy tuần tra trên biển, Nhật Bản cử tàu khu trục tới biển Đông, bước tiếp theo Nhật Bản muốn Lực lượng tự vệ Nhật Bản có thể hoạt động ở Philippines. Cuối tháng 4, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Gen Nakatani sẽ có chuyến thăm Philippines, mối quan hệ giữa hai nước đang bước vào giai đoạn "chuẩn đồng minh".
Mới đây, cộng đồng người Việt Nam ở Thụy Sĩ đã tổ chức cuộc triển lãm có tên Chủ quyền của Việt Nam đối với biển Đông tại Genevo, đồng thời đệ trình lên Tổng thư ký Liên hợp quốc Đơn đề nghị, phản đối các hành vi quân sự hóa của Trung Quốc trên biển Đông. Ngoài ra cộng đồng người Việt Nam còn có kế hoạch tổ chức hoạt động biểu tình tại Zurich (Thụy Sĩ).
Tại cuộc triển lãm do cộng đồng người Việt Nam tổ chức tại Thụy Sĩ, một nhóm du khách Hong Kong trao đổi trước tấm bản đồ Biển Đông ghi chú các sự kiện đã và đang diễn ra tại đây. Trên tấm bản đồ này, hành động xâm chiếm của Trung Quốc đối với các quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa năm 1974 và 1988, gây ra cái chết của nhiều chiến sĩ Việt Nam được liệt kê rõ ràng.
Các hoạt động phi pháp gần đây của Trung Quốc như yêu sách "đường 9 đoạn", đưa giàn khoan HD981 vào vùng biển Việt Nam, xây dựng đường băng quân sự, đặt tên lửa và radar trên các quần đảo cũng được chỉ rõ ở từng vị trí trên bản đồ
Theo tin của hãng Reuters, một quan chức ngoại giao Mỹ tiết lộ, Mỹ sẽ chuyển giao cho Philippines một khí cầu quan sát để giúp nước này theo dõi các hoạt động trên biển Đông và bảo vệ biên giới. Khí cầu này được trang bị hệ thống radar, có thể thu thập các thông tin tình báo. Một chuyên gia các vấn đề quân sự giấu tên của Trung Quốc chỉ trích trên tờ Hoàn Cầu rằng: "Hiện tại, Mỹ đã biến thành đối tượng đẩy cục diện khu vực leo thang, thậm chí là đầu mối gây ra những rắc rối", hiện tại hình hình đã rất rõ ràng, mục đích cuối cùng của cái gọi là "tái cân bằng châu Á" của Mỹ là kìm hãm sự phát triển của Trung Quốc. "Nếu Mỹ cứ tiếp tục thế này thì sớm muộn gì hai bên cũng xảy ra xung đột quân sự", chuyên gia Trung Quốc đe dọa.
Đ.Q
Theo VietTimes
Giàn khoan HD-981 vào vùng chồng lấn trên Biển Đông Giàn khoan HD-981 đang di chuyển trên Biển Đông, dự kiến hoạt động tại khu vực các giếng Lăng thủy 31-1-1 và 25-2-1. Theo nguồn tin riêng của Zing.vn, lúc 0h13 ngày 3/4, giàn khoan bán chìm HD-981 của Trung Quốc bắt đầu rời tây tây nam Tam Á 3 hải lý, di chuyển về hướng đông nam với vận tốc 3 hải...