Học giả Ấn Độ: Kissinger muốn ngầm giúp Trung Quốc bá chiếm Biển Đông?
Để Trung Quốc tự giải quyết chuyện “đối đầu quốc gia” giữa mình với láng giềng, nói cách khác Kissinger muốn Hoa Kỳ hãy để Trung Quốc chiếm ưu thế.
Cựu Ngoại trưởng Hoa Kỳ Henry Kissinger. Ảnh: AP/Today Online.
Tiến sĩ Subhash Kapila, chuyên gia tư vấn về quan hệ quốc tế và chiến lược ngoại giao Nam Á ngày 30/3 bình luận trên tờ Euroasia Review, cựu Ngoại trưởng Mỹ Henry Kissinger mới đây trả lời phỏng vấn từ Singapore rằng, Trung Quốc nên “để lại tranh chấp Biển Đông cho đời sau giải quyết” thực tế là gợi ý nhằm loại bỏ sự cô lập quôc tế trước hành vi leo thang xung đột đang phát sinh kỷ lục trên Biển Đông gây ra bởi Bắc Kinh.
Hôm 28/3 khi bàn về mối quan hệ và các xu thế xung đột của Trung Quốc trên Biển Đông, đặc biệt là với Việt Nam và Philippines ông Kissinger đã nói: “Đặng Tiểu Bình khi xử lý một số vấn đề từng nói rằng, không phải chuyện gì cũng có thể giải quyết xong trong thế hệ này. Chúng ta có thể để lại một số vấn đề cho đời sau giải quyết mà không nên làm cho nó trở nên rối rắm hơn”. Nếu chỉ có câu này thôi xem ra cũng vô hại, nhưng khi đọc tiếp bình luận của ông rằng Trung Quốc và Hoa Kỳ nên “loại bỏ sự cấp bách của các cuộc tranh luận” về Biển Đông, thì lại tiềm ẩn nhiều chiến lược.
Sự cấp bách của các cuộc tranh luận về tranh chấp Biển Đông tồn tại là bởi các mối quan tâm quốc tế gây ra từ sự leo thang của Trung Quốc, như việc Bắc Kinh vô cớ xung đột và hung hăng chống lại Việt Nam nhằm tiến tới sự thống trị hoàn toàn Biển Đông. Đó là những động thái gây mất ổn định của Trung Quốc trong vùng biển chiến lược quan trọng này và chính điều đó khiến Hoa Kỳ thúc đẩy chiến lược xoay trục sang châu Á – Thái Bình Dương.
Video đang HOT
Việc ông Kissinger vận động Hoa Kỳ và Trung Quốc “tháo ngòi nổ tranh luận” cho thấy, cựu Ngoại trưởng Hoa Kỳ đang báo động “người bạn tốt Trung Quốc” của ông có thể đi vào một bãi mìn chiến lược trong tranh chấp Biển Đông, giống như tới điểm giới hạn không xa nơi Hoa Kỳ có thể phải can thiệp hạn chế chống lại sự leo thang không kiềm chế của Bắc Kinh trong xung đột.
Theo Tiến sĩ Subhash Kapila, Henry Kissinger nổi tiếng là một nhà ngoại giao Mỹ “biện hộ cho Trung Quốc”. Với vị trí của mình, Kissinger có nhận thức rõ ràng rằng trong trường hợp có một sự can thiệp hạn chế của Hoa Kỳ ở Tây Thái Bình Dương, Trung Quốc sẽ không thể vượt qua bằng tương quan sức mạnh bất đối xứng với Hoa Kỳ.
Có mâu thuẫn trong ý kiến của Henry Kissinger về Biển Đông khi người ta đọc cuốn sách mới nhất của ông, “ Thế giới quyền lực”, trong đó Kissinger gọi các tranh chấp ở Biển Đông là “đối đầu quốc gia”. Có lẽ ở đây Kissinger mặc nhiên cho rằng Hoa Kỳ không nên tham gia vào bất kỳ sự leo thang tranh chấp nào ở Biển Đông và để Trung Quốc tự giải quyết chuyện “đối đầu quốc gia” giữa mình với láng giềng, nói cách khác Kissinger muốn Hoa Kỳ hãy để Trung Quốc chiếm ưu thế.
Kissinger là một chính khách theo đuổi học thuyết “cân bằng quyền lực” trong suốt cuộc đời, ông đã không nhận ra rằng những gì đằng sau hành động leo thang của Trung Quốc ở Biển Đông khi tạo ra những hòn đảo nhân tạo là nhằm thống trị, bá chủ toàn bộ Biển Đông. Kissinger không xem điều này là nỗ lực của Bắc Kinh nhằm phá vỡ cân bằng quyền lực trong khu vực và chống lại Hoa Kỳ?
Hơn nữa khi cựu Ngoại trưởng Mỹ nói rằng Trung Quốc nên để tranh chấp Biển Đông cho “đời sau” giải quyết là ông đang ngầm giúp Bắc Kinh có thời gian để hoàn thành chiến lược bá chủ, thống trị hoàn toàn Biển Đông? Tóm lại các hoạt động leo thang xung đột và hành vi hung hăng gây hấn của Trung Quốc ở Biển Đông cần được cộng đồng quốc tế chặn đứng lại bởi đó là cân bằng quyền lực toàn cầu, để đảm bảo hòa bình và ổn định.
Đó là sự tham giao vào sự cạnh tranh toàn cầu, không phải là đối đầu quốc gia giữa Việt Nam, Philippines với Trung Quốc, bởi cả 2 đều bất bình đẳng để đối chọi với Bắc Kinh trong bất kỳ cạnh tranh nào.
Theo Giáo Dục
Trung Quốc Philippines: "Lươn ngắn lại chê chạch dài"
Ngay sau khi Philippines thông báo sẽ tu bổ các đảo mà Manila đang kiểm soát tại quần đảo Trường Sa, Trung Quốc đã lên tiếng tố cáo, cho đó là việc làm "bất hợp pháp" trên các vùng mà Trung Quốc cho là của mình. Philippines lập tức đáp trả rằng "việc họ làm ăn thua gì so với Trung Quốc đang làm ở Biển Đông".
Biếm họa về cuộc tranh cãi giữa Trung Quốc và Philippines ở Biển Đông.
Ngày 26/3, Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario thông báo nước này sẽ xúc tiến trở lại các công việc sửa chữa và tu bổ trên các đảo, bãi ngầm mà Manila đang kiểm soát tại quần đảo Trường Sa sau một thời gian tạm đình chỉ. Cụ thể, theo ông del Rosario, các công việc này, trong đó có việc sửa chữa đường băng trên đảo Thị Tứ (Philippines gọi là Pag-Asa - PV) hoàn toàn không vi phạm bản Tuyên bố về ứng xử của các bên tại Biển Đông (DOC), ký kết năm 2002 giữa ASEAN và Trung Quốc. Lý do là công việc tu bổ của Philippines không hề làm thay đổi hiện trạng trong vùng đang tranh chấp.
Tuyên bố của ông del Rosario đã lập tức bị Trung Quốc đả kích. Ngày 27/3, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh đã lên án quyết định của Philippines, cho rằng điều đó "không chỉ vi phạm chủ quyền lãnh thổ của Trung Quốc, mà còn bộc lộ bản chất đạo đức giả (của Philippines)".
Ngày 28/3, Chính phủ Philippines mạnh mẽ đáp trả chỉ trích trên của Bắc Kinh, nói rằng những điều đó hoàn toàn không thể sánh với nỗ lực xây dựng đảo lớn lao mà Trung Quốc đang tiến hành ở khu vực này.
Manila cũng nói rằng việc Bắc Kinh cáo buộc là Philippines "có thái độ đạo đức giả" sẽ không đánh lạc hướng được dư luận về các hành động của Trung Quốc, vốn đang tạo sự căng thẳng trong khu vực.
Thông báo của Bộ Ngoại giao Philippines có đoạn: "Phía Philippines có thể có các hành động cần thiết để bảo trì và sửa chữa các cơ sở đã có trong vùng Biển Tây Philippines (Biển Đông)... nhưng không thể nào so sánh với nỗ lực khổng lồ của Trung Quốc trong việc xây dựng đảo, vốn không chỉ vi phạm luật quốc tế mà còn tạo thêm căng thẳng không cần thiết".
Philippines trong thời gian gần đây đã mạnh mẽ lên tiếng chỉ trích việc Trung Quốc xây dựng mở rộng một số đảo ở vùng Biển Đông để có thể đặt căn cứ quân sự bao gồm cả các đường băng.
Lên tiếng về cuộc đấu khẩu này, Tổng thống Philippines Benigno Aquino xác nhận sự hậu thuẫn dành cho Ngoại trưởng del Rosario. Theo nữ phát ngôn viên Abigail Valte của ông Aquino, bất cứ hành động tu bổ cơ sở nào của Philippines cũng không vi phạm thỏa thuận về cách hành xử ở Biển Đông, được ký giữa Trung Quốc với các quốc gia ASEAN năm 2002.
Bà Valte đồng thời nhấn mạnh rằng Philippines đã xác định rõ ràng lập trường của mình trong đơn kiện trước tòa án Liên Hiệp Quốc Tháng 3/2014, trong đó nói rằng việc Trung Quốc coi 70% vùng Biển Đông là của họ là điều bất hợp pháp.
Tòa án Liên Hiệp Quốc dự trù sẽ đưa ra phán quyết vào đầu năm tới về đơn kiện của Manila.
Theo PetroTimes
Nhật Bản bất ngờ nhắc đến Thiên An Môn, với Mỹ chống Trung Quốc ở Biển Đông Sau sự kiện Thiên An Môn năm 1989, Nhật Bản là nước duy nhất giúp Trung Quốc phá vỡ thế cô lập bao vây của phương Tây, giúp Bắc Kinh từng bước quay trở lại... Phó Chủ tích đảng Dân chủ Tự do Nhật Bản Masahito Komura. Ảnh: IPCDIGITAL. Đa Chiều ngày 27/3 đưa tin, hôm Thứ Sáu Trợ lý Bộ trưởng Quốc...