Học công thức chi tiêu “Zero-Based Budget” từ admin group tài chính 5k member: Không thúc ép bản thân chạy theo mà “ra lệnh” cho đồng tiền phải đi về các hướng
Đây là công thức hoạch định chi tiêu cá nhân được chị Trinh Hồ giới thiệu tới mọi người để kiểm soát đồng tiền của mình chặt chẽ nhất.
Chị Trinh Hồ hiện đang là CEO của công ty truyền thông FreshM, admin group Lady Networking giúp các chị em phát triển bản thân trở nên độc lập – truyền cảm hứng – có sức ảnh hưởng tích cực đến những người xung quanh với gần 5.000 thành viên.
Chị hiện tại cũng là chủ của các chuỗi giao lưu trực tuyến chia sẻ và trao đổi những thông tin liên quan tới cuộc sống và công việc với nghìn người tham dự.
Nói về việc hoạch định chi tiêu cá nhân, chị Trinh Hồ cho biết có một công thức chị rất tâm đắc và muốn giới thiệu cho nhiều người biết tới và áp dụng. Đó chính là công thức “ Zero-Based Budget” trong chi tiêu.
Chị Trinh Hồ hiện đang là CEO của công ty truyền thông FreshM, admin của một group chuyên về tài chính cá nhân cho chị em với gần 5.000 thành viên.
Mục đích của công thức Zero – Based Budget
Người sử dụng tiền phải cân đối số tiền tiêu của mình trong vòng tiền mình kiếm được, để tất cả mọi đồng tiền làm ra đều có mục đích chi tiêu riêng của nó.
Nói cách khác, Zero-Based Budget là cách bạn “ra lệnh” cho đồng tiền phải đi về các hướng, chứ không để đồng tiền thúc ép bạn phải chạy theo nó.
Video đang HOT
3 sai lầm khi áp dụng Zero – Based Budget
1. Quên đề cập đến tiền tiết kiệm trong khoản tiền tiêu
Khi mới nghe về Zero-based budget, không ít người sẽ lầm tưởng: “Nếu tiền kiếm được – Tiền tiêu = 0 thì chẳng khác nào ăn xài hết, không còn khoản tiết kiệm hay đầu tư lâu dài?”. Nhưng mấu chốt là tiền tiết kiệm phải được tính gộp luôn trong khoản tiền tiêu mỗi tháng. Nếu bạn muốn chi tiêu cho bất cứ việc gì, “pay yourself first!”, trả cho mình trước bằng việc để tiền tiết kiệm ra riêng.
Zero-Based budget hiệu quả hơn cách tiết kiệm truyền thống: Tiền kiếm được – Tiền tiêu = Còn thừa bao nhiêu để tiết kiệm ở chỗ nếu không để tiền ra ngay từ ban đầu thì đến cuối tháng ta rất khó để dư dả được một khoản tiết kiệm cất đi.
2. Thiếu cái nhìn toàn diện về Budget
Bạn chỉ chăm chăm vào những khoản chi tiêu nhỏ mà không biết đặt tất cả thu-chi vào trong một toàn cảnh lớn. Vì vậy dễ dẫn đến dù có tiền dư dả nhưng không có định hướng lâu dài chi tiết kiệm hay đầu tư, “thiếu trước, hụt sau”.
Thế nên, khi làm budget, bạn có thể đặt các khoản chi lặt vặt như tiền đi chợ và tiền ăn ngoài hàng quán vào một khoản lớn là “Tiền ăn”. Tương tự cho tất cả những chi phí thuê nhà, điện, nước, wiffi… quy về khoản lớn “Tiền nhà”. Đặt góc nhìn toàn cảnh về budget sẽ giúp quá trình tính toán để budget quay về 0 (Zero) được dễ dàng hơn.
3. Lập kế hoạch chi tiêu sai thời điểm
Bạn có phải là người người đợi đến đầu tháng có tiền lương rồi mới bắt đầu ghi chép các khoản tiêu dùng trong tháng, tiêu bao nhiêu ghi bấy nhiêu. Đến cuối tháng tổng hợp lại, đánh giá và rút kinh nghiệm cho tháng sau chi tiêu khéo léo hơn. Cách ghi chép vậy rất tốt, nhưng đây không phải là “kế hoạch” mà chỉ là “ghi chép” chi tiêu mà thôi.
Một kế hoạch chi tiêu phải có tầm nhìn, định hướng cho tương lai và uốn nắn, thay đổi dựa vào thực tế trong hiện tại. Thời điểm thích hợp để lập kế hoạch chi tiêu là tuần cuối cùng của tháng cũ hoặc ngày đầu tiên của tháng mới. Khi đó, bạn cần dự tính xem sẽ kiếm được khoảng bao nhiêu tiền trong tháng mới, khoản tiền này sẽ chi vào những gì; cộng lại tất cả những khoản chi (bao gồm tiết kiệm) và trừ đi khoản tiền kiếm được phải bằng 0. Nhờ vậy, tất cả số tiền ta dự tính kiếm được đều đã có mục đích riêng của nó.
Quy tắc bất di bất dịch của Zero-Based Budget
Bạn hoàn toàn có thể dựa vào tình hình thực tế thu và chi để thay đổi những con số kế hoạch. Nhưng quy tắc bất di bất dịch của Zero-Based Budget là: Các con số tính toán phải quy được về số 0!
- Nếu số âm tức là bạn đã dự chi quá nhiều.
- Nếu số dương thì nên chi khoản tiền thừa vào tiết kiệm ngay từ ban đầu.
Thông tin trong bài được ghi lại từ chia sẻ của nhân vật. Ảnh: NVCC
Thành triệu phú nhờ làm video YouTube về tiền số và tài chính cá nhân, hiện có 1,7 triệu người đăng ký
Từ khi đăng video đầu tiên về tài chính cá nhân vào tháng 1/2019 đến nay, chàng trai trẻ đã kiếm được tổng cộng hơn 1,6 triệu USD.
Trong năm đầu tiên hoạt động trên YouTube, kênh của Andrei Jikh đem về hơn 100.000 USD doanh thu quảng cáo. Hiện tại, chưa đầy 3 năm sau, anh đã kiếm được nhiều hơn thế chỉ trong 1 tháng.
Jikh là người sáng tạo nội dung toàn thời gian trên YouTube. Kênh của anh hiện có 1,7 triệu người đăng ký, chủ yếu tập trung vào tài chính cá nhân. Anh bắt đầu đăng video về nội dung này từ tháng 1/2019. Trước đó, anh quay phim cho một startup dạy mọi người cách làm các trò ảo thuật.
Jikh lớn lên trong một gia đình biểu diễn xiếc ở Nga. Họ chuyển đến Mỹ năm anh 9 tuổi do cha anh nhận việc tại một gánh xiếc. Việc cha mẹ mắc phải một món nợ lớn chính là điều thúc đẩy mong muốn tìm hiểu và đạt mục tiêu tài chính cá nhân của anh.
Chàng trai trẻ cho biết nguồn thu nhập lớn nhất của anh là quảng cáo trên YouTube và affiliate marketing - hình thức tạo thu nhập online bằng quảng bá sản phẩm/dịch vụ của người khác thông qua các đường link. Nếu ai đó đăng ký hay mua hàng bằng đường link đó, bạn sẽ nhận được hoa hồng.
Để bắt đầu kiếm tiền trực tiếp từ YouTube, người sáng tạo phải có ít nhất 1.000 người đăng ký và 4.000 giờ xem trong 1 năm. Khi đạt đến ngưỡng đó, họ có thể đăng ký chương trình đối tác của YouTube, cho phép kiếm tiền từ kênh của mình thông qua quảng cáo, đăng ký. Đối với mỗi 1.000 lượt xem quảng cáo, các nhà quảng cáo trả một tỷ lệ nhất định cho YouTube. YouTube giữ lại 45% doanh thu và người sáng tạo nhận phần còn lại.
Từ năm 2019, kênh của Jikh kiếm được hơn 1,6 triệu USD doanh thu AdSense với 126 triệu lượt xem. Từ đầu năm đến nay, kênh này kiếm được 853.000 USD và trong 6 tháng qua, anh kiếm được từ 50.000 USD đến 125.000 USD mỗi tháng trên YouTube từ doanh thu quảng cáo.
Đối với Jikh, việc tạo video có nội dung về tiền kỹ thuật số đã giúp tăng tỷ lệ CPM - số tiền mà các nhà quảng cáo trả cho YouTube cho mỗi 1.000 lượt xem quảng cáo. Tỷ lệ CPM của kênh của Jikh là 32 USD.
"Doanh thu quảng cáo đến từ các video về tiền kỹ thuật số cao hơn rất nhiều so với nội dung khác liên quan đến tài chính mà tôi làm như thẻ tín dụng hay ngân hàng. Nếu mới kiếm tiền trên YouTube, hãy tìm cách tạo ra sự cân bằng giữa nội dung mà bạn thích làm với những gì mà mọi người đang quan tâm", Jikh chia sẻ.
Trên thực tế, thu nhập của Jikh tương đối cao khi so sánh với một số người sáng tạo khác. Tiffany Ma - người sở hữu kênh YouTube có lượng người đăng ký tương tự Jikh, làm video chủ yếu về phong cách sống cho biết thu nhập của cô dao động từ 4.500 USD đến 11.500 USD mỗi tháng.
Ngoài quảng cáo, Jikh còn kiếm tiền thông qua affiliate marketing. Anh đính kèm đường link đến các công ty môi giới tài chính cho người xem trong phần mô tả video YouTube. Mỗi khi có người đăng ký và nạp tiền vào tài khoản mới thông qua đường link đó, anh sẽ nhận được tiền hoa hồng.
Theo Jikh, lượng người đăng ký các dịch vụ tài chính đang trở thành nguồn thu nhập hàng đầu của mình. "Điều đó thực sự tốt với tôi vì nó cho phép tôi không phải gắn bó với duy nhất một bên nào cả. Ví dụ, khi Robinhood tạm ngừng hoạt động, tôi không cần quảng cáo cho họ nữa và có thể đính kèm link về một công ty khác", anh cho biết.
Thu nhập 20 triệu đi thuê nhà ở phố với tỉ thứ chi tiêu, thanh niên vẫn trích 1 triệu để mua vé số mỗi tháng Bên dưới video của anh chàng, không ít dân mạng cũng chia sẻ các vấn đề về tài chính cá nhân của mình. Thông thường, những ngày lương về bạn sẽ làm gì? Đa phần dân mạng đều sẽ chia ra 2 team: một bên sẽ tiêu đến khi nào hết thì thôi, chẳng có kế hoạch, không dự định gì nhiều. Một...