Học cách nấu chè hạt dẻ lê kỷ tử bổ dưỡng lại dễ làm
Cùng Emdep vào bếp thực hiện ngay món chè hạt dẻ lê kỷ tử siêu đơn giản này bạn nhé!
Vị ngọt thanh của đường phèn và kỷ tử cùng cảm giác man mát của lê tạo nên món chè thơm ngon khó cưỡng. Chè hạt dẻ lê kỷ tử không chỉ thanh mát mà còn bổ dưỡng, hỗ trợ cho sức khỏe và sắc đẹp của chị em nữa đó!
Nguyên liệu nấu chè hạt dẻ lê kỷ tử: (cho 1-2 người ăn)
1 quả lê
10 hạt dẻ
Một ít kỷ tử
Đường phèn
Cách chọn mua lê tươi ngon:
Chọn những quả lê có hình dáng tròn đều, không có dấu hiệu bất thường hoặc móp méo.
Mua quả lê có độ cứng vừa phải, tránh những quả quá mềm.
Chọn những quả lê nhạt màu, ít đốm nâu và không bị dập.
Cách chọn mua kỷ tử:
Chọn kỷ tử có màu sáng, mùi thơm và ngọt, không có vết bẩn hoặc mốc.
Mua kỷ tử có vỏ mịn, không có nếp nhăn hoặc lông xù.
Tránh chọn kỷ tử quá chín hoặc bị hỏng.
Cách nấu chè hạt dẻ lê kỷ tử:
Gọt vỏ lê rồi thái thành từng miếng nhỏ, bỏ phần lõi và rửa sạch.
Video đang HOT
Bỏ vỏ và thái hạt dẻ thành từng miếng sau đó rửa sạch.
Cho hạt dẻ, lê vào nồi nước và bắc lên bếp. Vặn lửa vừa và đun trong 30 phút.
Khi hạt dẻ và lê sôi thì đổ kỷ tử vào nồi. Nếu muốn chè ngọt hơn, thêm 20g đường phèn và đun cho đường tan hoàn toàn, sau đó tắt bếp.
Múc chè hạt dẻ lê kỷ tử vào bát và thưởng thức ngay.
Chúc bạn nấu chè hạt dẻ lê kỷ tử thành công!
Hãy làm các món này và luân phiên ăn 3 lần một tuần để bổ sung khí huyết, dưỡng nhan và làm chậm quá trình lão hóa
Nhờ tận dụng loại nguyên liệu được mệnh danh là "vua của anthocyanin" nên các món ăn này sẽ giúp cơ thể bổ sung khí huyết, dưỡng nhan và làm chậm quá trình lão hóa.
Khoai lang tím là loại củ giàu tinh bột, cung cấp carbs, kali và vitamin C. Ngoài ra, khoai lang tím rất giàu các hợp chất thực vật và chất chống oxy hóa mạnh mẽ, bao gồm anthocyanins mang lại cho chúng màu sắc rực rỡ. Anthocyanins trong khoai lang tím còn có tính chất chống oxy hóa tốt, giúp cơ thể loại bỏ các gốc tự do, có lợi trong việc phòng ngừa và hỗ trợ điều trị các bệnh về mắt, tim, phổi, ung thư, chống lão hóa, xơ cứng động mạch, tăng cường hệ miễn dịch.
Trong nhiều nghiên cứu của các nhà khoa học đã chỉ ra rằng anthocyanins có thể giúp giảm huyết áp và viêm nhiễm, đồng thời bảo vệ chống lại bệnh ung thư và bệnh tiểu đường loại 2 (nhờ chất flavonoid có trong khoai lang tím). Từ đó hạn chế các bệnh như ung thư, bệnh tim, tiểu đường và rối loạn thoái hóa thần kinh. Mặt khác, khoai lang tím rất giàu vitamin C, giúp giữ cho các tế bào của bạn khỏe mạnh, tăng cường hấp thụ sắt và bảo vệ DNA của bạn khỏi bị hư hại.
Khoai lang tím còn giúp cải thiện sức khỏe hệ tiêu hoá nhờ chứa đầy carbs phức tạp và một nguồn tinh bột kháng tốt. Tinh bột kháng từ khoai lang tím làm tăng số lượng Bifidobacteria - một loại vi khuẩn có lợi cho đường ruột, hỗ trợ sự phân hủy của carbs phức tạp và chất xơ. Giúp giảm nguy cơ mắc một số bệnh như ung thư đại trực tràng, bệnh viêm ruột (IBD) và hội chứng ruột kích thích (IBS). Bên cạnh đó, nhờ giàu chất chống oxy hóa như vitamin A và C nên khoai lang tím cũng có tác dụng trong việc giúp chúng ta giảm nguy cơ mắc bệnh hen suyễn.
Với công dụng tuyệt vời của khoai lang tím, bạn hãy tận dụng làm các món ăn vừa ngon miệng vừa đẹp mắt để chăm sóc sức khỏe cho bản thân và gia đình nhé.
1. Bánh pha lê khoai lang tím
Nguyên liệu để làm món bánh pha lê khoai lang tím
300g khoai lang tím, 30g sữa đặc, 1 thìa canh mật ong, lượng vỏ bánh há cảo vừa đủ.
Cách làm bánh pha lê khoai lang tím
Bước 1: Khoai lang tím bạn gọt bỏ vỏ sau đó rửa sạch rồi thái thành các lát mỏng. Sau đó bạn cho khoai lang vào nồi, hấp trong khoảng 20 phút là chín. Sau đó bạn lấy khoai ra khỏi xửng hấp, cho vào âu to và để nguội bớt.
Bước 2: Khi khoai đã nguội hơn, bạn cho thêm mật ong, sữa đặc vào âu đựng khoai, khuấy đều rồi dùng máy xay cầm tay, xay nhuyễn.
Bước 3: Sau khi đã xay nhuyễn khoai lang tím, bạn chia thành các phần bằng nhau. Chuẩn bị vỏ bánh há cảo sẵn sàng để tạo hình cho bánh. Bạn lấy từng phần nhân cho vào vỏ bánh há cảo. Sau đó tùy vào sở thích mà gói bánh lại.
Bước 4: Lần lượt gói hết phần nguyên liệu. Sau khi hoàn thành, bạn xếp bánh vào xửng có lót giấy nến có phết lớp dầu để chống dính. Lưu ý khi xếp bạn nhớ tạo khoảng cách để bánh không bị dính vào nhau.
Bước 5: Bạn bật bếp và hấp bánh trong khoảng 10 phút kể từ khi nước sôi là chín. Sau khi hấp xong bạn để bánh nguội hơn rồi lấy ra là có thể thưởng thức.
Thành phẩm bánh pha lê khoai lang tím
Bánh pha lê khoai lang tím hoàn thành với kết cấu đẹp mắt, thơm phức. Với lớp vỏ há cảo sau khi hấp trở nên trong suốt có thể nhìn xuyên thấu màu tím bên trong. Khi ăn bạn sẽ cảm nhận được vị thơm ngon, ngọt của khoai lang tím quyện với các nguyên liệu. Đây là món bánh dễ làm và có thể ăn sáng hoặc ăn bữa xế rất tốt cho sức khỏe.
2. Chả giò (nem) khoai lang tím
Nguyên liệu để làm món chả giò khoai lang tím
300g khoai lang tím, lượng vỏ bánh tráng (hoặc vỏ hoánh thánh) vừa đủ (hoặc bạn cũng có thể dùng váng đậu, vỏ ram), một chút đường, 1 quả trứng gà, bột chiên xù.
Cách làm món chả giò khoai lang tím
Bước 1: Khoai lang tím bạn gọt vỏ rồi rửa sạch. Sau đó cắt khoai lang tím thành các lát mỏng rồi đem hấp chín. Sau khi khoai hấp chín, bạn thêm lượng đường vừa phải (hoặc thay thế bằng muối nếu muốn). Sau khi đã trộn khoai xong, bạn tạo hình thành những miếng hình tròn để làm nhân. Tiếp theo bạn trải vỏ bánh tráng lên mặt phẳng rồi phết chút nước lên. Sau đó đặt khoai lang tím lên và cuộn lại.
Lưu ý: Nếu muốn bạn có thể trộn thêm phần nhân tôm vào cùng khoai lang tím nhé!
Bước 2: Đập trứng gà ra bát, đánh đều. Sau khi cuộn từng chiếc chả giò khoai lang tím xong bạn nhúng vào bát trứng sau đó phủ lên một lớp bột chiên xù (hoặc vụn bánh mì nếu thích). Tiếp theo bạn đặt chảo lên bếp, cho dầu ăn vào, đun nóng 60% rồi thả chả giò khoai lang tím vào chiên cho đến khi vàng nâu. Vớt chả giò khoai lang tím ra để lên giấy thấm dầu.
Thành phẩm món chả giò khoai lang tím
Chả giò khoai lang tím là món ăn lạ miệng với lớp vỏ giòn rụm bên ngoài, lớp khoai bùi thơm bên trong. Món nem được làm đơn giản và nhanh gọn. Khi ăn bạn có thể dùng kèm tương ớt hoặc mayonnaise đều rất ngon.
3. Chè khoai lang tím và nấm tuyết
Khoai lang tím là một loại rau củ giàu chất dinh dưỡng, chứa nhiều vitamin và khoáng chất có lợi cho sức khỏe. Khi nấu chè, khoai lang tím sẽ trở nên mềm và ngọt. Nấm tuyết cũng chứa nhiều dưỡng chất và có tác dụng tốt cho sức khỏe làn da. Nấm tuyết là một nguồn giàu chất chống oxy hóa, giúp ngăn ngừa tình trạng lão hóa và bảo vệ tế bào khỏi các tác hại của các gốc tự do. Khi được nấu trong chè, nấm tuyết tạo ra một hương vị độc đáo, thơm ngon, mát lành.
Nguyên liệu làm món chè khoai lang tím và nấm tuyết
1 củ khoai lang tím vừa, 10g hạt sen, 1 nhánh nấm tuyết, 10g củ hoa huệ, 6 quả táo đỏ, lượng kỷ tử vừa đủ, một ít bột báng.
Cách làm món chè khoai lang tím và nấm tuyết
Bước 1: Đun sôi nước trong nồi sau đó cho bột báng vào luộc khoảng 20 phút. Bạn luộc bột báng ở lửa nhỏ cho tới khi chuyển màu trong và nổi lên trên bề mặt là được. Sau khi luộc bột báng xong, bạn dùng rây vớt ra và thả ngay vào tô nước lạnh. Sau đó vớt ra, để ráo.
Bước 2: Hạt sen đem xả sạch rồi ngâm trong nước muối pha loãng khoảng 20 phút. Sau đó vớt hạt sen ra và rửa sạch lại. Nấm tuyết bạn ngâm trong nước ấm cho nở mềm rồi rửa sạch. Sau đó xé nấm tuyết thành các nhánh nhỏ. Sau đó cho nấm tuyết vào nồi, thêm một lượng nước vừa đủ vào, đun sôi. Tiếp theo bạn cho khoai lang đã sơ chế và cắt miếng nhỏ, táo đỏ, hạt sen và củ hoa huệ đã ngâm nở vào và nấu trong khoảng 20 phút. Sau khi các nguyên liệu đã chín mềm, bạn cho bột báng vào.
Bước 3: Sau đó bạn tắt bếp đi, cho kỷ tử đã rửa sạch cùng với 200ml sữa tươi vào, khuấy đều là món ăn đã hoàn thành.
Thành phẩm món chè khoai lang tím và nấm tuyết
Chè dưỡng nhan từ khoai lang tím và nấm tuyết với hương vị thanh mát, thơm ngon mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Đây là món ăn rất tốt để bạn giúp gia đình bổ sung chất xơ và dinh dưỡng cho cơ thể.
Chúc các bạn thành công và có thêm nhiều món ngon tốt cho sức khỏe!
Bạn sẽ tiếc hùi hụi nếu không biết 5 cách nấu chè đậu đỏ mềm thơm giải nhiệt ngày hè Chè đậu đỏ không chỉ là món tráng miệng, giải khát, mà còn có nhiều tác dụng tích cực cho sức khỏe như ngăn ngừa lão hóa, cân bằng huyết áp, hỗ trợ tiêu hóa, giảm cân, và phòng chống bệnh ung thư, tim mạch. Đậu đỏ giàu chất dinh dưỡng, bao gồm protein, chất xơ, vitamin A, B, canxi, sắt và phốt...