Học cách kiềm chế cơn giận
Là một chính nhân quân tử cần phải mạnh mẽ, cứng rắn nhưng kèm theo đó cũng là một số thói quen xấu, trong đó có tật hay nổi giận.
Làm thế nào để kiềm chề bản thân nhất là trong cuộc sống gia đình?
1. Công nhận sự bình đẳng
Đa phần đàn ông giận giữ vì họ quen nghĩ rằng mình có quyền làm như vậy. Bạn có thu nhập cao hơn vợ mình, bạn có vị trí xã hội cao hơn cô ấy, tên bạn luôn xuất hiện trong giấy tờ với tư cách là chủ hộ… Tất cả tạo cho bạn một suy nghĩ rằng, bạn là người có quyền lực tối thượng trong gia đình.
Tuy nhiên, thực tế lại không phải như vậy. Bạn có địa vị xã hội và thu nhập tốt hơn vợ, đơn giản là vì bạn có nhiều thời gian hơn cho công việc và cả học hành, nâng cao năng lực chuyên môn. Trong thời gian đó, vợ bạn đang bận bịu với việc chăm sóc con cái, gia đình.
Đã bao giờ bạn tự nghĩ, nếu hoán đổi vị trí cho nhau bạn có thể làm tốt như cô ấy hay không? Chính vì vậy, sẽ là rất bình thường nếu bạn có một công việc tốt hơn, nguồn thu nhập cao hơn vợ mình. Đừng bao giờ tự hào vì những điều ấy và tự cho mình những quyền lực nhất định trong gia đình.
2. Bạn đang làm gương cho con mình
Video đang HOT
Bài học lớn nhất với con cái chính là những lời nói, hành động thường ngày của cha mẹ. Nếu bạn tùy tiện nổi giận, cãi cọ, quát tháo trước mặt con cái, nhiều khả năng con bạn (đặc biệt là con trai) cũng sẽ lây nhiễm thói xấu này.
Ngay cả khi bạn có những “lý do chính đáng” để nổi giận, con bạn cũng chưa thể nào hiểu hết những điều đó. Chúng chỉ biết rằng khi gặp một vấn đề khó giải quyết chúng sẽ nổi cơn lôi đình, thậm chí quát tháo, đập phá như chính cha chúng từng làm. Chính vì vậy, hãy cư xử thận trọng trước mặt những đứa con của mình.
3. Luyện tập cách làm chủ cảm xúc
Giận dữ là một thói quen, chính vì vậy bạn cũng có thể luyện tập cách kiềm chế nó. Gặp những tình huống khó khăn, bạn đừng vội vàng quyết định bất cứ điều gì, hãy cố gắng tìm một không gian yên tĩnh để trấn tĩnh lại. Người xưa nói, vội giận mất khôn, mọi quyết định vội vàng của bạn sẽ chỉ làm mọi chuyện khó khăn thêm.
Bạn cũng cần tỉnh táo để nhìn nhận vấn đề một cách toàn diện, đầy đủ nhất. Đừng bao giờ chỉ nhìn nhận vấn đề theo một hướng, để rồi bạn sẽ chỉ nhận thấy sai lầm ở người khác mà không nhận ra những hạn chế ở chính mình.
4. Né tránh những tình huống nhạy cảm
Một trong những nguyên nhân khiến bạn không thể kiềm chế được cảm xúc của mình đó là tình trạng “lửa cháy đổ thêm dầu”. Bạn đang bực bội về một việc làm, lời nói của ai đó, bạn sẽ rất dễ có ấn tượng không tốt và khó lòng cư xử một cách mềm mỏng, nhã nhặn với họ. Lúc ấy, bất cứ lời nói việc làm nào của họ cũng sẽ bị bạn nhìn nhận một cách tiêu cực.
Chính vì vậy, cách tốt nhất là chưa nên tiếp xúc với họ vội. Hãy để khi cảm xúc của bạn lắng xuống, cơn giận tan đi, bạn sẽ tỉnh táo hơn để đánh giá, nhận xét mọi thứ một cách thực sự khách quan.
5. Sáng tạo trong cách giải quyết tình huống
Hãy nhớ rằng khi gặp một rắc rối sẽ có rất nhiều phương án giải quyết. Trong khi đó, nổi giận chỉ là một “phương pháp” mà thông thường, phương pháp này rất ít khi mang lại hiệu quả, thậm chí là phản tác dụng. Hãy lựa chọn những phương án giải quyết khôn ngoan, tỉnh táo hơn.
Khi bạn nổi giận, thông thường bạn sẽ đánh mất cảm tình của mọi người, kể cả người mắc lỗi gây ra rắc rối. Khi bạn bình tĩnh giải quyết vấn đề, mọi người sẽ nể phục bạn, người có lỗi sẽ hối hận và nhớ mãi sai lầm của mình.
Theo VNE
Ngủ với em... anh nha!
"Anh à! Em mệt lắm! Anh ra đây ngủ với em nhé!" - Tôi thực sự bàng hoàng khi vô tình đọc được tin nhắn của cô ta gửi cho chồng mình.
Tôi lấy chồng đã hơn ba năm và có một đứa con gái. Từ hồi cưới nhau đến giờ, tôi cảm thấy cuộc sống gia đình mình rất tù túng và hai vợ chồng thường xuyên xảy ra xích mích, cãi vã nhau...
Vì là người ở quê lên Sài Gòn lập nghiệp nên anh phải sống chung cùng gia đình bên nhà vợ. Lúc mới cưới nhau, ba mẹ tôi có cho hai vợ chồng mượn một số tiền để làm ăn... và cho tới bây giờ, chúng tôi vẫn chưa thể trả hết được số nợ ấy cho bố mẹ mình!
Cách đây hai năm, tôi mang bầu nhưng vẫn phải ra tiệm buôn bán với chồng bình thường cho đến ngày sinh con. Khi tôi sinh em bé, chồng tôi bảo vợ phải ở nhà để chăm sóc con cái, còn anh sẽ tìm một người phụ bán hàng, chứ đàn ông bán hàng không thể bằng phụ nữ được. Và mọi chuyện liên quan tới cửa hàng, buôn bán hay mướn người giúp việc đều do chồng tôi một mình quyết định!
Anh đã thuê một người bạn gái cùng quê với anh để phụ bán hàng. Vì hoàn cảnh gia đình và không ai trông con giùm nên tôi ít khi ra ngoài tiệm để xem chồng làm ăn, buôn bán như thế nào... Và có những lúc tôi muốn ra thăm chồng thì anh ấy cứ bảo "Em cứ ở nhà chăm sóc con cái. Việc ở cửa hàng đã có anh và cô giúp việc lo". Cứ ngỡ chồng quan tâm đến mình nên tôi cũng nghe lời và ở nhà chăm sóc con cái chu đáo... Nhưng nào ngờ...
Có một lần, tôi đã bắt gặp tin nhắn của người phụ bán gửi cho chồng mình với những lời lẽ rất tình cảm "Anh à! Em mệt lắm! Anh ra đây ngủ với em nhé!". Tôi thực sự rất sốc trước cái tin nhắn ấy... Và tôi hỏi chồng mình thì anh ấy nói "Đấy chỉ là tin nhắn nhảm nhí. Anh và nó trêu nhau cho vui thôi... chứ ai lại làm cái chuyện bậy bạ ấy ở trong chỗ làm ăn của mình chứ?". Tôi cho anh cơ hội giải thích và yêu cầu anh cho cô ấy nghỉ làm... nhưng anh vẫn im lặng và không có ý kiến gì! Đến khi tôi gọi điện cho cô ta và hỏi về cái tin nhắn hôm nọ thì cô ấy cũng giải thích chẳng khác gì chồng tôi cả! Phải chăng, chồng tôi đã nói cho cô ấy biết tôi đọc được tin nhắn ấy và muốn cho cô ta nghỉ việc?
Nghỉ Tết xong, tôi đã gọi điện thoại cho cô ta để thông báo cho cô ấy nghỉ làm. Nhưng thật bất ngờ khi cô ấy to tiếng "Cô đúng là con người không đàng hoàng. Tại sao cô lại cho tôi nghỉ làm khi công việc tôi làm rất tốt. Hơn nữa, tôi cũng không làm gì sai trái với gia đình chị cả?". Tôi chỉ nhẹ nhàng giải thích với cô ta: "Bây giờ con tôi đã lớn. Tôi sẽ ra cửa hàng để tiếp tục công việc của mình và không cần đến người phụ việc nữa. Chẳng nhẽ, tôi không có quyền cho cô nghỉ việc sao?"...
Tôi cho cô ấy nghỉ việc cũng một phần là vì tôi không muốn chồng mình "qua lại" với cô ấy nữa! Bây giờ, con tôi đã đi nhà trẻ và hằng ngày, tôi vẫn chăm sóc con rất chu đáo... Vậy mà chồng tôi suốt ngày cằn nhằn vợ "Cô bỏ bê con cái như vậy, ra tiệm chỉ để phá chuyện buôn bán đang suôn sẻ của tôi thôi sao?". Anh cho rằng, tôi không biết tính toán, làm ăn và không nhanh nhẹn, thông minh như "người khác". Tôi hiểu được cái từ "người khác" của anh là ai, cũng hiểu được anh cảm giác khó chịu như thế nào khi tôi cho cô ta nghỉ việc...
Cũng từ hồi cô ta nghỉ việc đến giờ, vợ chồng tôi suốt ngày gây gổ, cãi vã... mà nguyên nhân cũng chỉ vì tôi quay lại tiệm để làm ăn cùng anh ấy, không lo ở nhà chăm sóc con cái. Tôi thật sự không hiểu chuyện này nên giải quyết như thế nào nữa? Chẳng nhẽ tôi đuổi việc cô ta là sai sao? Chẳng nhẽ tôi gửi con để ra làm ăn, buôn bán cùng chồng mình cũng sai ư?
Bây giờ tôi phải làm gì đây? Chẳng nhẽ, tôi chỉ biết ở nhà chăm sóc con cái cho anh... và lại tiếp tục gọi cô ta lên phụ giúp chồng mình sao? Nếu cứ tiếp tục để cho cô ta lên bán hàng cùng chồng thì liệu gia đình chúng tôi có bị tan vỡ vì người thứ ba hay không?
Tôi không ngờ cuộc sống của vợ chồng lại xảy ra nhiều xung đột như thế này? Biết làm sao để lấy lại niềm tin và tình yêu thương của chồng đây? Tôi không thể xoa dịu được những những nghi ngờ, ghen tuông mỗi khi nghĩ đến hình ảnh chồng mình gần gũi người phụ nữ ấy?...
Biết làm sao để cuộc sống vợ chồng không còn là địa ngục?
Theo VNE
Phương pháp đương đầu nghịch cảnh bị 'cắm sừng' Nêu chuyện tình của chồng đã thật 100% thì vấn đề còn lại của bạn chỉ còn là học cách đương đầu với nó. Đừng trách cứ hay đổ lỗi cho kẻ gieo gió hoặc nguyên nhân gây nên cái sự đau đầu kia. Chuyện này ắt hẳn liên quan đến người thứ ba. Vậy nên sẽ chẳng thay đổi được gì cả...