Học cách gói bánh chưng đơn giản đẹp “triệu like” nhìn qua thôi ai cũng có thể trở thành “sư phụ”
Với cách gói bánh chưng này, ai cũng có thể làm được nhé!
Với người miền Bắc, ngày Tết sẽ không trọn vẹn nếu thiếu đi chiếc bánh chưng. Có nhà thích đi mua, có nhà lại thích mọi người cùng nhau gói rồi quây quần bên nồi luộc bánh.
Miếng bánh chưng quyện đủ màu xanh của lá dong, cái thơm của gạo, cái bùi của đỗ và vị béo của thịt, đã trở thành một phần văn hoá đặc trưng của người Việt.
Nguyên liệu cần chuẩn bị cho 1 chiếc bánh chưng:
- 200gr đỗ xanh
- 700gr gạo nếp
- 150g rthịt ba chỉ
- 4 cái lá dong
- 5 chiếc lạt gói bánh
- Khuôn bánh 15×15cm
Cách làm bánh chưng:
Đầu tiên, bạn vo gạo, ngâm trong 8 tiếng. Với đỗ xanh, bạn cũng vo sạch và ngâm nước trong khoảng 3 – 5 tiếng. Bạn có thể cho thêm một chút muối vào nước ngâm gạo, đỗ này. Sau khi ngâm xong, bạn vớt gạo, đỗ ra để ráo.
Đậu xanh bạn có thể để sống hoặc đồ chín. Tuy nhiên, khi đồ chín thì bánh sẽ ngon hơn. Khi đỗ chín bở, bạn dùng thìa tán cho thật nhuyễn, cho vào đỗ một chút hạt tiêu.
Video đang HOT
Thịt rửa sạch cắt miếng bằng bao diêm. Bạn ướp thịt với chút hạt nêm, hành, tiêu rồi bóp trộn đều cho ngấm.
Lật ngửa mặt lá bánh chưng, gấp lá bánh chưng song song với thân giữa, cách gân lá khoảng 3cm, miết nhẹ. Sau đó, bạn gập đôi chiếc lá lại rồi cắt phần đầu lá. Làm tương tự với 3 chiếc lá dong còn lại.
Đặt 2 chiếc lạt dưới khuôn để chuẩn bị gói bánh chưng.
Mở phần lá vừa gấp ra hình góc vuông, rồi gấp chéo phần đáy lá để tạo thành 1 khối. Sau đó bạn đặt lá vừa gấp vào khuôn bánh chưng. Chú ý chỉnh góc lá và góc khuôn khít nhau kẻo xô lệch làm méo bánh. Bạn làm tương tự với các lá dong còn lại.
Tiếp đến, bạn đổ 1 bát con gạo vào và dùng tay ấn cho gạo nén chặt xuống dưới và các góc lá cho vuông vức nhé. Bạn tiếp tục cho đậu xanh rồi đặt 2 miếng thịt vào. Bạn nhớ trải đều đậu xanh, thịt dàn đều. Cuối cùng, bạn đổ thêm một bát gạo lên trên cùng nữa.
Gấp lá 2 cạnh đối diện vào trước, vừa gấp vừa chỉnh form lá, miết chặt các cạnh lá. Tiếp đến, bạn gấp 2 cạnh lá còn lại.
Gấp lá xong, bạn nhẹ nhàng rút khuôn lên và dùng lạt buộc cố định bánh lại. Chú ý buộc lạt chặt tay để bánh không bị xô lệch.
Luộc bánh:
Bạn xếp lá dong còn thừa vào đáy nồi, xếp bánh vào và đổ ngập nước. Bạn nấu bánh ở lửa vừa.
Luộc bánh trong 10 – 12 tiếng. Bánh lúc luộc, nước luôn phải ngập bánh, khi nước cạn bạn thêm nước sôi vào, không nên thêm nước lạnh sẽ làm bánh bị sượng.
Bánh luộc xong vớt ra, bạn cho vào nước lạnh để rửa sạch lại phần lá. Sau đó, bạn đặt bánh chồng lên nhau, dùng vật nặng ép bánh cho ra hết nước.
Kết quả kết quả đây!
Bánh chưng dẻo, thơm vuông vức, ăn kèm với hành muối thì còn gì bằng!
Theo Afamily
Làng bánh chưng thức xuyên đêm gói bánh "chạy đua" phục vụ Tết Nguyên đán
Những ngày cận Tết Nguyên đán, nhiều gia đình gói bánh chưng truyền thống ở làng Bạc (Tây Hồ, Hà Nội) bắt đầu bước vào thời kỳ cao điểm. Để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ lớn của thị trường, người dân phải thức xuyên đêm hoàn thành số lượng bánh lên tới vài nghìn chiếc mỗi ngày.
Làng Bạc (Phú Thượng, Tây Hồ) là một trong những làng gói bánh chưng nổi tiếng Hà Nội. Cùng với các làng nghề khác như Đông Anh, Tranh Khúc (Thanh Trì)... đây là nơi cung cấp số lượng lớn bánh chưng cho thị trường Hà Nội và một số tỉnh thành lân cận.
Thông thường, người dân làng Bạc bắt đầu gói bánh chưng từ 20 tháng Chạp kéo dài đến chiều ngày 30 Tết. Trong đó, 2 đợt cao điểm nhất là 21 - 23 tháng Chạp và từ 27 - 30 Tết.
Hoạt động gói bánh chưng của một xưởng bánh chia thành nhiều khâu khác nhau. Để đảm bảo năng suất mà không ảnh hưởng đến chất lượng bánh, người ta chia nhân công phụ tránh từng công đoạn chuyên môn hóa.
Người cọ lá, cắt lá, người gói chính, người bọc bánh, buộc lạt và xếp bánh vào nồi... Tất cả tạo ra không khí náo nhiệt trong một xưởng bánh nhỏ.
Lá dong được xếp gọn 1 góc nhà.
Trung bình một xưởng gói bánh chưng thường phải thuê từ 10 - 15 nhân công để gói khoảng 1 tấn bánh mỗi ngày.
Thời gian làm bắt đầu từ 4 giờ sáng đến 10 giờ đêm. Những ngày cao điểm người dân phải thức xuyên đêm để trông nồi bánh.
Để tạo ra một chiếc bánh chưng ngon, tất cả các khâu đều phải được thực hiện đúng quy trình.
Thành phần không thể thiếu trong nhân bánh chưng là thịt lợn, thường người gói chỉ dùng thịt ba chỉ để nhân bánh không bị khô.
Gạo nếp được ngâm từ 10 - 12 tiếng rồi vò bằng nước sạch, đợi ráo nước đem xóc với ít muối trắng để thêm vị đậm đà.
Với kinh nghiệm nhiều năm, cô Tý - người gói chính trong một xưởng bánh ở làng Bạc luôn gói bánh thủ công, không cần khuôn nhưng lại khiến nhiều người trầm trồ về tốc độ cũng như về độ vuông vắn, đều đặn của bánh.
Những chiếc bánh chưng xanh thành hình vuông vắn.
Trung bình mỗi ngày một xưởng ở làng Bạc gói được từ 1000 - 2000 bánh.
Những chiếc bánh được xếp vào nồi.
Năm nay, giá nguyên liệu có nhiều thay đổi đặc biệt là giá thịt lợn. Nhưng mức giá một chiếc bánh chưng làng Bạc vẫn dao động từ 35.000 đồng - 50.000 đồng/chiếc.
Bánh sau khi gói mang đi luộc 8 - 10 tiếng, luôn phải có người túc trực kiểm tra mức nước và độ đều của lửa.
Bánh chưng làng Bạc không chỉ cung cấp cho thị trường Hà Nội mà còn đi nhiều tỉnh thành lân cận như Phú Thọ, Hưng Yên, Bắc Ninh... một số còn được mang ra nước ngoài.
Theo Nguoiduatin
Cách gói bánh chưng ngày Tết cổ truyền không cần khuôn Cứ đến mỗi dịp Tết đến xuân về hương vị bánh chưng là không thể thiếu được trong mỗi gia đình. Nhưng để chiếc bánh chưng được ngon, đẹp mắt thì đòi hỏi sự tỉ mỉ từ khâu chuẩn bị nguyên liệu, cách gói và cho đến cách luộc bánh bạn nhé. Và để làm được những chiếc bánh chưng dẻo, thơm ngon,...