Hoạt động thu nợ “cứu” dòng tiền tại Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR)
Việc đẩy mạnh hoạt động thu nợ giúp Công ty cổ phần Lọc hóa dầu Bình Sơn vẫn có thể cân đối dòng tiền trong thời kỳ thua lỗ và phải miễn cưỡng bỏ kế hoạch chuyển sàn niêm yết.
Công ty cổ phần Lọc hóa dầu Bình Sơn được giao trách nhiệm tiếp nhận, quản lý, vận hành sản xuất – kinh doanh Nhà máy Lọc dầu Dung Quất. Ảnh: Đ.T
Lùi niêm yết
Công ty cổ phần Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR, mã BSR, sàn UPCoM) là đơn vị thành viên của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, được giao trách nhiệm tiếp nhận, quản lý, vận hành sản xuất – kinh doanh Nhà máy Lọc dầu Dung Quất.
Từ giữa năm 2020, BSR đã nộp hồ sơ đăng ký niêm yết hơn 3,1 tỷ cổ phiếu (tương ứng vốn điều lệ 31.000 tỷ đồng) tại Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX), nhưng việc chuyển sàn từ UPCoM của doanh nghiệp này vẫn dẫm chân tại chỗ suốt gần nửa năm qua. Đến cuối tháng 11/2020, Công ty mới “quyết đoán” cho số phận của cổ phiếu BSR bằng quyết định hủy kế hoạch chuyển sàn.
Giải thích về lý do rút hồ sơ niêm yết, ông Bùi Minh Tiến, Tổng giám đốc Công ty cho biết trong văn bản gửi HNX rằng, đại dịch Covid-19 và biến động của giá dầu thế giới đã tác động tiêu cực của đến tình hình sản xuất – kinh doanh của Công ty trong năm 2020. “Chúng tôi quyết định lùi kế hoạch niêm yết cổ phiếu BSR để tập trung vào các nhiệm vụ sản xuất – kinh doanh cốt lõi của Công ty”, ông Tiến giải thích.
Video đang HOT
BSR cũng cho biết, sẽ tiếp tục thực hiện kế hoạch và mục tiêu niêm yết cổ phiếu khi các điều kiện về thị trường chung và nội tại của Công ty phù hợp hơn.
Về kinh doanh, doanh thu thuần quý III/2020 của BSR là gần 9.100 tỷ đồng, giảm hơn 60,4% so với cùng kỳ năm trước; lũy kế 9 tháng chỉ đạt 40.800 tỷ đồng, giảm 44,8% so với cùng kỳ. Lợi nhuận sau thuế của Công ty quý III/2020 chỉ là 162,9 tỷ đồng, giảm 72,4% so với cùng kỳ; lũy kế 9 tháng âm tới gần 4.100 tỷ đồng (trong đó, phần lỗ thuộc cổ đông công ty mẹ là 4.063 tỷ đồng). Lỗ lũy kế của BSR tính tới hết quý III/2020 là 1.215 tỷ đồng.
Hoạt động thu nợ “cứu” dòng tiền
Thua lỗ nặng trong 9 tháng đầu năm, nhưng BSR có thể vẫn còn nhiều năng lượng để kỳ vọng sự phục hồi nếu thị trường thuận lợi trở lại trong năm 2021. Số lỗ lũy kế hơn ngàn tỷ đồng tính đến quý III tuy là số tiền lớn, nhưng không ảnh hưởng quá nhiều so với sức mạnh nguồn vốn chủ sở hữu lên đến gần 30.000 tỷ đồng của công ty này.
Để cầm cự qua giai đoạn khó khăn, BSR vẫn giữ dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh ở mức dương 1.758,7 tỷ đồng trong 9 tháng đầu năm 2020. Trong đó, việc đẩy mạnh hoạt động thu nợ đã giúp BSR vẫn có thể cân đối được chuyện tiền nong trong thời kỳ thua lỗ.
Tại thời điểm đầu năm 2020, giá trị các khoản phải thu ngắn hạn ghi nhận ở mức 9.972,4 tỷ đồng, nhưng đến ngày 30/9/2020 giảm xuống chỉ còn 1.675,3 tỷ đồng, giảm 83,2%. Phải thu ngắn hạn giảm chủ yếu ở khoản mục phải thu ngắn hạn của khách hàng với giá trị 9754,7 tỷ đồng hồi đầu năm xuống chỉ còn 974,4 vào cuối quý III/2020, tức chỉ bằng 1/10. Tại báo cáo lưu chuyển tiền tệ, dòng tiền thuần trong tăng/giảm các khoản phải thu cũng ghi nhận con số dương 8.331,2 tỷ đồng trong 9 tháng đầu năm 2020, trong khi cùng kỳ năm trước âm 616,7 tỷ đồng.
Việc kiểm soát thu nợ khá hiệu quả của doanh nghiệp này cũng thể hiện ở số dư các khoản phải thu ngắn hạn khó đòi phải trích lập dự phòng đang ở mức khá thấp, chưa đến 1 tỷ đồng.
Tuy nhiên, nhìn tổng thể trong bối cảnh kinh doanh, thì dư nợ phải thu ngắn hạn giảm tuy có yếu tố chủ quan nhờ sự kiểm soát thu nợ, thì cũng có yếu tố khách quan là do chính doanh số bán hàng sụt giảm. Chênh lệch doanh thu của 9 tháng đầu năm 2020 thấp hơn tới hơn 33.000 tỷ đồng so với cùng kỳ năm trước.
Về mặt logic, doanh thu mới phát sinh ít, thì nợ mới phát sinh từ khách hàng mua hàng cũng mặc nhiên giảm đi. Theo đó, doanh nghiệp chỉ cần duy trì việc thu nợ theo vòng quay bình thường của chu kỳ kinh doanh thì các khoản phải thu sẽ tự giảm mạnh theo sự sụt giảm của doanh thu.
Bao giờ kinh doanh của Lọc dầu Dung Quất bắt đầu phục hồi?
Sau khi lập đáy 13,24 USD/thùng vào ngày 21/4, kéo theo giá dầu trung bình trong tháng 4 ở mức 18,55 USD/thùng, dẫn đến giá dầu trung bình trong quý II ở mức 29,20 USD/thùng, thấp hơn nhiều so với kịch bản giá trước đại dịch Covid-19 của Công ty cổ phần Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR) khiến nhiều nhà đầu tư đặt câu hỏi, liệu đã đến lúc kỳ vọng kết quả kinh doanh này bắt đầu phục hồi?
Tại Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2020, BSR đã không đề cập cụ thể kế hoạch sản xuất kinh doanh 2020 do giá sản phẩm xăng dầu biến động mạnh. Trước dịch Covid-19, BSR đã đặt mục tiêu lợi nhuận là 1,3 nghìn tỷ đồng trên doanh thu là 80,3 nghìn tỷ đồng và tổng sản lượng đầu ra là 5,56 triệu tấn. Kế hoạch này đươc xây dựng từ cuối năm 2019 dựa trên giả định giá dầu xoay quanh 60 USD/thùng.
Tuy nhiên, đại dịch Covid-19 và cú sốc giảm giá dầu diễn ra cuối quý I và kéo dài trong suốt quý II đã khiến các kịch bản kinh doanh của Công ty liên tục thay đổi. Quý I, BSR ghi nhận lợi nhuận âm. Vậy quý II tình hình đã cải thiện?
BSR kỳ vọng, kết quả kinh doanh có thể bắt đầu được cải thiện trong 6 tháng cuối năm 2020.
Chưa có con số cuối cùng do doanh nghiệp đang thực hiện soát xét báo cáo tài chính, song lãnh đạo BSR chia sẻ, với giá dầu trung bình trong năm 2020 dao động trong khoảng 40 USD/thùng như hiện nay, khoảng chênh lệch giữa giá sản phẩm và giá dầu thô (crack spread) có nhiều thời điểm tiếp tục ghi nhận con số âm. Như sản phẩm Mogas 95 được coi là sản phẩm chủ lực mang lại doanh thu và lợi nhuận cho BSR nhưng trong tháng 4 cũng ghi nhận crack spread trung bình của tháng là - 2,98 USD/thùng. Nhìn vào bức tranh tổng thể của ngành lọc dầu thế giới, chưa thể kỳ vọng một kết quả kinh doanh quý II của Công ty khởi sắc được. Tuy vậy, bằng nhiều giải pháp, những nỗ lực của BSR trong cuộc chiến với tác động kép đã giảm tối đa thiệt hại.
Cụ thể, BSR đã vận hành nhà máy an toàn, liên tục và ổn định ở công suất tối ưu; linh hoạt điều chỉnh chế độ vận hành theo nhu cầu thị trường, nhanh chóng giải phóng hàng tồn kho giá cao để có chỗ chứa cho các lô dầu thô giá thấp.
BSR đã tận dụng cơ hội mua spot (hợp đồng chuyến) dầu thô trong nước với phụ phí thấp hơn hợp đồng term (hợp đồng dài hạn) với mục tiêu đảm bảo tồn kho dầu thô và sản phẩm trước bảo dưỡng tổng thể lần 4 ở mức phù hợp, gia tăng cơ hội kinh doanh. Cụ thể, BSR đã chốt mua 1,8 triệu thùng dầu trong nước như Chim Sáo, Bạch Hổ nhẹ, Ruby, Tê Giác Trắng cung cấp cho nhà máy chế biến giai đoạn tháng 6 - 7/2020 với phụ phí thấp. Ngoài ra công ty cũng đã chủ động được ký hợp đồng mua dầu thô cho 100% nhu cầu sản xuất trong quý III và khoảng 65% nhu cầu trong quý IV 2020 với mức phụ phí trung bình thấp hơn nhiều so với 6 tháng đầu năm.
Trong công tác tiêu thụ sản phẩm, bên cạnh nỗ lực giải phóng hàng kịp thời, BSR đã tìm cơ hội xuất khẩu các sản phẩm trung gian có giá trị cao để nâng cao hiệu quả SXKD. Việc này còn mở ra cơ hội cho BSR trong việc phát triển thị trường cho dòng dòng sản phẩm mới có hiệu quả cao hơn.
Một trong những giải pháp quan trọng nhất giúp Công ty giảm thiểu tổn thất trong thời gian qua là công tác tiết kiệm, tiết giảm chi phí một cách triệt để.
Theo chia sẻ của lãnh đạo BSR, một trong những giải pháp quan trọng nhất giúp Công ty giảm thiểu tổn thất trong thời gian qua là công tác tiết kiệm, tiết giảm chi phí triệt để. Đây không chỉ là yêu cầu bắt buộc mà còn đòi hỏi BSR tìm tòi nhiều giải pháp sáng tạo, để có kết quả đột phá giúp Công ty nâng cao sức cạnh tranh. Ước chi phí tiết giảm trong 6 tháng đầu năm khoảng 975 tỷ đồng và mục tiêu trong cả năm 2020 Công ty sẽ tiết giảm 1.500 tỷ đồng.
BSR cũng đã triển khai nhiều giải pháp kiểm soát tốt dòng tiền, đảm bảo duy trì hoạt động SXKD liên tục cho Công ty. Đơn cử như chủ động làm việc với nhà cung cấp dầu thô giãn thời gian thanh toán, giảm cước vận chuyển; làm việc với ngân hàng để vay các khoản ngắn hạn lãi suất ưu đãi,... qua đó giúp Công ty vượt qua được giai đoạn khó khăn nhất trong tháng 4, 5.
Trong bối cảnh hàng loạt công ty dầu khí thế giới bao gồm cả các nhà máy lọc dầu rơi vào cảnh thua lỗ hàng tỷ đô la Mỹ hay bị phá sản, những kết quả trên đã cho thấy nỗ lực vượt bậc của các doanh nghiệp dầu khí Việt Nam, trong đó có BSR nhằm xoay chuyển nghịch cảnh.
Ban lãnh đạo BSR kỳ vọng, kết quả kinh doanh có thể bắt đầu được cải thiện trong 6 tháng cuối năm 2020 nếu dịch Covid-19 không bùng phát trở lại, giá dầu và giá sản phẩm biến động sát với điểm hòa vốn trong các kịch bản kinh doanh điều chỉnh giai đoạn sau dịch bệnh.
Vì sao Lọc hóa dầu Bình Sơn đột ngột rút hồ sơ niêm yết trên HNX? Theo thông tin từ Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX), CTCP Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR) có văn bản thông báo rút hồ sơ đăng ký niêm yết cổ phiếu tại HNX. Vào ngày 29/5 năm nay, BSR đã chính thức nộp hồ sơ đăng ký niêm yết tại HNX và ngày 4/11 mới đây cũng đã bổ sung hồ...