Hoạt động mua bán và sát nhập tại Việt Nam đạt 5,7 tỷ USD trong năm 2022
Bất chấp những khó khăn về địa chính trị và tài chính, hoạt động mua bán và sát nhập (M&A) đã phục hồi tích cực trên phạm vi toàn cầu.
Với 650 tỷ USD đang nắm trong tay, dòng vốn từ các quỹ đầu tư tư nhân (Private Equity, PE Fund) trên toàn cầu đang trở thành động lực chính thúc đẩy cho thị trường M&A tăng tốc, trong đó có cả Việt Nam.
Các chuyên gia tham gia phiên thảo luận tại diễn đàn M&A Vietnam Forum 2022.
Chiều 23/11, diễn đàn Mua bán và sáp nhập Việt Nam 2022 (Vietnam M&A Forum 2022) lần thứ 14 đã diễn ra tại TP Hồ Chí Minh do Báo Đâu tư tô chức dưới sự bảo trợ của Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Với chủ đề “Kích hoạt những cơ hội mới”, diễn đàn thu hút hơn 500 khách tham dự và cùng nhau thảo luận chuyên sâu các cơ hội M&A tại Việt Nam.
Phát biểu trực tuyến tại diễn đàn, ông Trần Quốc Phương, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, sau 2 năm chịu tác động nặng nề bởi dịch bệnh COVID-19, kinh tế Việt Nam đã phục hồi mạnh mẽ với tăng trưởng GDP 9 tháng đạt 8,83%, dự báo cả năm đạt khoảng 8%, kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát được kiểm soát, các cân đối vĩ mô được đảm bảo…
Tuy nhiên, theo ông Trần Quốc Phương, bối cảnh kinh tế toàn cầu vẫn chứa đựng rất nhiều khó khăn, thách thức với nhiều biến động rất nhanh, phức tạp, khó lường; nhiều diễn biến chưa từng có tiền lệ, vượt khỏi khả năng dự báo của các tổ chức quốc tế và các nước… gây ảnh hưởng đến nền kinh tế chung toàn cầu, bao gồm cả các nền kinh tế lớn là đối tác thương mại, đầu tư quan trọng của Việt Nam. Theo đó, dòng vốn đầu tư toàn cầu nói chung và vào Việt Nam nói riêng, trong đó có vốn thực hiện các thương vụ M&A đã ảnh hưởng tiêu cực.
Báo cáo mới nhất của công ty phân tích dữ liệu GlobalData cho thấy, quý 3/2022 là quý có hoạt động M&A toàn cầu kém nhất, với giá trị thương vụ giảm 48% so với cùng kỳ năm 2021. Thị trường toàn cầu đã ghi nhận 8.258 thương vụ M&A trị giá 544 tỷ USD trong năm 2022, trong khi đó quý cùng kỳ của năm 2021 ghi nhận 9.605 thương vụ trị giá 1,05 nghìn tỷ USD.
Tại Việt Nam, vốn đầu tư nước ngoài đăng ký cấp mới dù đã có dấu hiệu phục hồi nhưng 10 tháng năm 2022 vẫn giảm 23,7% so với cùng kỳ năm 2021, đạt 22,46 tỷ USD; có 2.997 lượt góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài, giảm 2,2% so với cùng kỳ, với tổng giá trị vốn góp đạt hơn 3,79 tỷ USD, tăng 4,5% so với cùng kỳ. Song tính chung, theo báo cáo mới nhất của KPMG, đến hết tháng 10/2022, tổng giá trị thương vụ trên thị trường M&A Việt Nam đạt khoảng 5,7 tỷ USD, giảm 35,3% so với cùng kỳ năm 2021.
Ông Trần Quốc Phương, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư phát biểu trực tuyến tại diễn đàn.
Tương tự năm 2021, các giao dịch tiếp tục được dẫn dắt bởi các doanh nghiệp Việt Nam với giá trị hơn 1,3 tỷ USD. Các ngành, lĩnh vực chính thu hút nhiều khoản đầu tư gồm: tiêu dùng (1,2 tỷ USD), bất động sản (gần 1 tỷ USD), công nghiệp (800 triệu USD). Đặc biệt, ngành năng lượng đang trở nên “hot” nhất năm 2022 nếu xét về tăng trưởng giá trị, đạt gần 600 triệu USD, tăng khoảng 6 lần so với năm 2021.
Video đang HOT
Theo các chuyên gia tại diễn đàn, thị trường M&A hiện nay tuy trầm lắng nhưng không có nghĩa sẽ rơi vào trạng thái “ngủ đông” trong thời gian tới. Có thể một số doanh nghiệp sẽ có những động thái tích cực, phá băng và sớm đưa thị trường trở lại trạng thái sôi động. Hơn nữa, thời điểm này được cho là cơ hội cho các nhà đầu tư có tiền thực hiện mua các dự án hấp dẫn, với định giá tài sản hợp lý hơn.
Trong đó, M&A trong lĩnh vực công nghệ với làn sóng chuyển đổi số, bán lẻ, hàng tiêu dùng vẫn sôi động. Trong khi lĩnh vực bất động sản, năng lượng, tiện ích sẽ sớm sôi động trở lại với sự tham gia ngày càng đông đảo của các doanh nghiệp Việt Nam với vai trò bên mua. Đặc biệt, sẽ có những cơ hội M&A trong lĩnh vực dịch vụ tài chính khi có nhiều thương vụ đang trong giai đoạn chuẩn bị nhiều năm nay, sắp đi đến giai đoạn chốt vào năm 2023.
Đáng chú ý, dòng vốn từ các quỹ đầu tư tư nhân (Private Equity, PE Fund) trên toàn cầu đang trở thành động lực chính thúc đẩy cho thị trường M&A tăng tốc. Theo một báo cáo năm 2022 của Bain & Company, các quỹ đầu tư tư nhân vào châu Á đang ở mức cao kỷ lục là 650 tỷ USD. Tại Việt Nam, PE Fund và Venture Capital vẫn tăng trưởng mạnh mẽ trong những tháng đầu năm nay. Đặc biệt, hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Việt Nam năm 2022 được dự báo sẽ chứng kiến mức đầu tư trị giá khoảng 2 tỷ USD, giữ vững phong độ của một “ngôi sao đang lên” về khởi nghiệp trong các nước Đông Nam Á.
Diễn đàn Vietnam M&A Forum 2022 vinh danh các doanh nghiệp thành công các thương vụ trong năm 2021 – 2022.
Thị trường IPO ở khu vực Đông Nam Á cũng đang được kỳ vọng với tương lai sáng sủa hơn vào năm 2023. Mặc dù định giá hiện tại có thể thấp hơn đối với các công ty công nghệ nhưng những công ty có nền tảng kinh doanh vững chắc, khả năng chứng minh lợi nhuận sẽ vẫn có thể đạt được định giá thị trường tốt nhất và hưởng lợi từ thị trường vốn toàn cầu.
Những dấu hiệu trên cho thấy, thị trường M&A tại Việt Nam được dự báo vẫn sôi động, nhất là trong bối cảnh nguồn vốn trong nước bị thắt chặt, nhiều doanh nghiệp buộc phải tái cấu trúc, bán bớt tài sản, kêu gọi đầu tư do sức ép về tài chính.
Ông Trần Quốc Phương chia sẻ: “Một khi kinh tế phục hồi, dòng vốn đầu tư nước ngoài tăng tốc vào Việt Nam, cộng hưởng với sự lớn mạnh của các doanh nghiệp trong nước thì các hoạt động M&A cũng sẽ được kích hoạt mạnh mẽ”.
Diễn đàn Vietnam M&A Forum 2022 có 2 phiên hội thảo chính: phiên 1 với chủ đề “Cơ hội M&A trong thị trường đầy biến động” và phiên 2 với chủ đề “Thiết lập các giá trị mới”. Bên lề diễn đàn, ban tổ chức cũng dành không gian và thời gian cho các hoạt động kết nối đầu tư, gặp gỡ các doanh nghiệp để cùng nhau chia sẻ thông tin, tìm kiếm đối tác.
Đặc biệt, diễn đàn năm nay tiếp tục vinh danh các Thương vụ và Nhà tư vấn M&A tiêu biểu 2021 – 2022 sau năm 2021 tạm dừng do giãn cách. Theo đó, có 10 thương vụ đầu tư M&A tiêu biểu năm 2021 – 2022, 12 tổ chức tư vấn M&A tiêu biểu năm 2021 – 2022 và 1 doanh nghiệp có chiến lược M&A tiêu biểu năm 2021 – 2022 được vinh doanh tại diễn đàn. Các thương vụ được bình chọn bởi một hội đồng độc lập trên cơ sở đề cử của các tổ chức và doanh nghiệp.
Làm rõ những tồn tại trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội
Sáng 27/10, theo chương trình làm việc Kỳ họp thứ 4, Quốc hội thảo luận về kinh tế xã hội và ngân sách.
Tham gia thảo luận, một số đại biểu bày tỏ sự phấn khởi trước kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội trong 9 tháng qua của năm 2022, đồng thời nêu ra một số kiến nghị để Chính phủ, các bộ, ngành và địa phương xem xét nhằm hoàn thành các chỉ tiêu nhiệm vụ cả năm, đề ra phương hướng năm 2023.
Cần giải pháp căn cơ để phát triển ổn định kinh tế-xã hội
Đại biểu Quốc hội Thành phố Hồ Chí Minh Trần Hoàng Ngân phát biểu ý kiến. Ảnh: Minh Đức/TTXVN
Tham gia thảo luận, đại biểu Trần Hoàng Ngân (TP Hồ Chí Minh) nhấn mạnh trong bối cảnh tình hình thế giới không thuận lợi những kết quả phát triển kinh tế - xã hội trong 9 tháng qua là hết sức trân quý. Tăng trưởng kinh tế cao; công tác xây dựng hoàn thiện thể chế ngày càng được tăng cường; bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế, cán cân thương mại tiếp tục thặng dư, suất siêu, nợ công, nợ chính phủ, nợ nước ngoài được đảm bảo; quốc phòng an ninh được tăng cường độc lập chủ quyền được giữ vững góp phần tăng cường củng cố và nâng cao uy tín vị thế của nước ta trên trường quốc tế.
Bên cạnh những kết quả đã đạt được, để đảm ổn định kinh tế vĩ mô, thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2022; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023, đại biểu Trần Hoàng Ngân kiến nghị 7 giải pháp.
Thứ nhất, cơ cấu lại, sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp Nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập chưa đạt yêu cầu. Trong thời gian tới, theo đại biểu cần đẩy mạnh tái cơ cấu mạnh mẽ các tập đoàn, tổng công ty, doanh nghiệp nhà nước, xử lý nhanh các doanh nghiệp kéo kém hiệu quả, phát huy hơn nữa vai trò của các tập đoàn, tổng công ty, doanh nghiệp nhà nước, hướng đến các công trình, dự án lớn mang tầm quốc gia, nhất là đầu tư cho các ngành công nghiệp nền tảng công nghiệp vật liệu, công nghiệp luyện kim, cơ khí.
Thứ hai, hoạt động sản xuất kinh doanh cho một số ngành, lĩnh vực còn gặp nhiều khó khăn về vốn, tỷ giá, lao động, về thuế và phí. Trong thời gian vừa qua, khi triển khai Nghị quyết số 43 có nhiều gói triển khai thuận lợi nhưng có gói không thuận lợi, cụ thể như gói hỗ trợ lãi suất cho doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh. "Cho đến nay, chúng ta giải ngân chưa đạt so với kế hoạch vì do nhiều nguyên nhân. Tuy nhiên, gói hỗ trợ miễn, gia hạn thuế thì chúng ta triển khai thuận lợi hơn và đến nay đã đạt được 72,5% so với kế hoạch", đại biểu cho biết.
Vì vậy, đại biểu Trần Hoàng Ngân đề nghị Quốc hội và Chính phủ xem xét nguồn hỗ trợ lãi suất chưa giải ngân được sang nguồn hỗ trợ miễn, giảm thuế, phí, lệ phí, gia hạn thêm thời gian nộp thuế, tiền thuê đất cho các doanh nghiệp trong hoàn cảnh khó khăn. Điều này sẽ giúp được nhiều doanh nghiệp, nhiều hợp tác xã và hộ kinh doanh.
Thứ ba, thu hút vốn đầu tư nước ngoài hiện nay tuy vẫn tăng nhưng gặp khó khăn trong chuyển giao công nghệ, liên kết giữa khu vực FDI với khu vực kinh tế trong nước. Vì vậy, trong thời gian tới, đại biểu đề nghị cơ quan chức năng cần thận trọng hơn trong thu hút FDI, không vì tăng trưởng, không vì thành tích địa phương mà cấp phép ồ ạt vì có thể ảnh hưởng đến an ninh quốc gia, an ninh, năng lượng và môi trường, đồng thời ưu tiên các dự án có công nghệ tiên tiến, liên kết tốt với kinh tế trong nước. "Chúng ta cần sớm ban hành Luật Công nghệ hỗ trợ để tăng thêm tỷ lệ nội địa hóa đối với các sản phẩm sản xuất từ các dự án FDI cũng như là các mặt hàng xuất khẩu", đại biểu đề nghị.
Thứ tư, đời sống của người dân, một bộ phận người dân còn gặp rất nhiều khó khăn, nhất là các hộ nghèo, hộ chính sách, gia đình có người thân mất do dịch COVID-19, hộ bị thiên tai, lũ lụt, cán bộ hưu trí về hưu trước năm 1995. Do đó, đại biểu kiến nghị cần tăng cường chính sách hỗ trợ đảm bảo an sinh xã hội, nhất là dịp lễ, Tết; quan tâm hơn nữa đến thu nhập cán bộ, viên chức, người lao động trong ngành y và ngành giáo dục, đặc biệt là giáo viên mầm non và phổ thông.
Thứ năm là vấn đề thị trường xăng dầu bị đứt gãy chuỗi cung ứng một số nơi. Theo đại biểu, mặc dù Bộ Công Thương đã tích cực vào cuộc nhưng cần sớm khắc phục, rút ra bài học kinh nghiệm để không xảy ra tình trạng tương tự. Trong thời gian tới, cơ quan chức năng cần xem xét rút ngắn thời gian điều chỉnh giá xăng dầu.
Thứ sáu, tình trạng thiếu thuốc, trang thiết bị, vật tư y tế một số nơi tại cơ sở khám, chữa bệnh cần có giải pháp cấp bách, quyết liệt. Đại biểu Trần Hoàng Ngân kiến nghị trong khi chờ đợi các luật ban hành, đề nghị Chính phủ sớm trình Quốc hội những giải pháp cấp bách để đưa vào nghị quyết cuối kỳ họp này, vì bảo vệ sức khỏe nhân dân, tính mạng nhân dân là trên hết và trước hết, cử tri đang rất quan tâm vấn đề này.
Thứ bảy, giá cả xăng dầu trong thời gian tới có thể tiếp tục diễn biến phức tạp, đại biểu đề nghị Quốc hội ủy quyền cho Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định cắt giảm các loại thuế, phí liên quan đến xăng dầu như thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt để kiểm soát lạm phát một cách nhanh nhạy nhất.
Làm rõ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam ngược với thế giới
Thể hiện đồng tình với ý kiến phát biểu của đại biểu Trần Hoàng Ngân (TP Hồ Chí Minh) và các đại biểu phát biểu trước, đại biểu Lê Hoàng Anh (Gia Lai) nhấn mạnh, vào khoảng thời gian này năm trước, khi các đại biểu Quốc hội thảo luận, quyết định mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ và giải pháp phát triển kinh tế - xã hội năm 2022, mặc dù có nhiều niềm tin nhưng không ít lo lắng, ưu tư. Nhưng kết quả 9 tháng của năm và dự kiến cả năm 2022, Việt Nam đạt được những thành tựu rất quan trọng.
Việt Nam đã kiểm soát rất tốt dịch COVID-19, 14/15 chỉ tiêu Quốc hội giao đều đạt và vượt; có chỉ tiêu vượt xa, trong đó GDP vượt 2,0% chỉ tiêu Quốc hội giao. Những thành tựu quan trọng, cơ bản đó đã chứng minh sự lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành quyết liệt, linh hoạt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ là hiệu quả. Kết quả đó cũng cho thấy vai trò trách nhiệm, sự chủ động của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Chủ tịch Quốc hội, cùng với đó là sự nỗ lực, đồng lòng của cộng đồng doanh nghiệp, người dân; sự hy sinh, tận hiến của chính quyền cơ sở, của đội ngũ công chức, viên chức và các lực lượng xã hội khác.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả tích cực đạt được, đại biểu thẳng thắn chỉ ra một số hạn chế bất cập, trong đó có một số điểm có tính chất ngược, cần phân tích làm rõ hơn. Thứ nhất, cần làm rõ vì sao khi Việt Nam GDP tăng, thế giới lại giảm và ngược lại. Năm 2020, GDP Việt Nam đạt 2,91% thì thế giới âm 3,1%. Năm 2021, thế giới tăng 5,9% thì Việt Nam lại giảm còn 2,58%. Chín tháng của năm 2022, Việt Nam tăng 8,0%, thế giới giảm 3,2%.
Đại biểu nhấn mạnh, Việt Nam có nền kinh tế rất mở nhưng lại đang ngược độ tăng trưởng GDP với thế giới. Nếu chúng ta xác định đi một mình, đi nhanh thì cũng cần phân tích, rút ra kinh nghiệm để chỉ đạo điều hành, bảo đảm tăng trưởng cao nhưng bền vững.
Thứ hai, theo đại biểu, chúng ta lo lắng cho thu ngân sách trước nhiều khó khăn, thách thức, sẽ không hoàn thành nhưng kết quả 9 tháng đã hoàn thành hơn 94%; dự kiến vượt thu năm 2022 là rất lớn. Tình trạng này xảy ra cả năm 2021 và các năm trước. Như vậy, đại biểu đề nghị cần xem xét lại dự báo và phân tích dự báo về vấn đề này.
Thứ ba, Quốc hội, Chính phủ và các bộ, ngành quyết liệt trong chỉ đạo, tăng cường kiểm tra, giám sát, đôn đốc; ban hành nhiều nghị quyết, chỉ thị, văn bản song kết quả giải ngân vốn đầu tư công 9 tháng năm 2022 lại thấp hơn cùng kỳ năm 2021 - năm bị ảnh hưởng rất tiêu cực của đại dịch COVID-19. Đại biểu thống nhất với những thách thức khó khăn, vướng mắc nêu trong Báo cáo của Chính phủ. Tuy nhiên, về giải pháp, đại biểu cho rằng cần phải quyết liệt xử lý đối với từng dự án. "Cả nước, trong 5 năm chỉ có 5.000 dự án nhưng ở đâu, chúng ta cũng thấy tắc như các đại biểu đã nói, giải ngân rất chậm", đại biểu nhấn mạnh.
TP Hồ Chí Minh phát huy hiệu quả của chương trình bình ổn giá Theo Sở Công Thương TP Hồ Chí Minh, trong bối cảnh giá cả nhiều mặt hàng trên thị trường tăng vọt, chương trình bình ổn thị trường của Thành phố vẫn đang phát huy hiệu quả. Bà Phan Thị Thắng, Phó Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh phát biểu tại hội nghị ngày 21/10. Ngày 21/10, Sở Công Thương TP Hồ Chí...