Hoạt động kinh doanh tiếp tục lao dốc, FLC Stone báo lãi quý III giảm 56%
Sau 2 quý đầu năm ghi nhận mức lợi nhuận sau thuế thấp kỷ lục, bước sang quý III, hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần Đầu tư và Khoáng sản FLC Stone (HoSE: AMD) tiếp tục lao dốc khi lợi nhuận chỉ đạt 3 tỷ đồng, giảm 56% so với cùng kỳ năm 2019.
Hoạt động kinh doanh tiếp tục lao dốc, FLC Stone báo lãi quý III sụt giảm 56%
Quý III, doanh thu của FLC Stone sụt giảm gần 48% so với cùng kỳ năm 2019, đạt 275 tỷ đồng. Dù giá vốn cũng giảm tương ứng, lãi gộp cũng chỉ đạt 16,7 tỷ đồng, giảm 21% so với cùng kỳ năm 2019.
Trong quý, FLC Stone ghi nhận lỗ hơn 7 tỷ đồng ở hoạt động tài chính do chi phí lãi vay cao. Khấu đi các khoản chi phí khác, FLC Stone báo lãi sau thuế 3 tỷ đồng, giảm 56% so với cùng kỳ năm 2019.
Lũy kế 9 tháng, doanh thu và lợi nhuận sau thuế của FLC Stone lần lượt đạt 989 tỷ đồng và 14,5 tỷ đồng, tương ứng giảm 41% và giảm 42% so với cùng kỳ năm 2019.
Video đang HOT
Đà sụt giảm trong hoạt động kinh doanh của FLC Stone đã bắt đầu từ đầu năm 2020 đến nay, khi lãi sau thuế theo quý trong 9 tháng liên tiếp chỉ loanh quanh ở mức 2 – 3 tỷ đồng. Trong khi đó, giai đoạn năm 2016-2019, FLC Stone chưa từng ghi nhận khoảng lãi sau thuế theo quý nào dưới 6 tỷ đồng.
Kế hoạch kinh năm 2020 mà ban lãnh đạo FLC Stone đề ra khá e dè so với mức thực hiện năm 2019. Cụ thể, doanh thu mục tiêu năm 2020 là 1.500 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế kỳ vọng 25 tỷ đồng, lần lượt giảm 33% và giảm 49% so với mức thực hiện năm 2019.
Kết quả mà FLC Stone thu về trong 9 tháng đã hoàn thành 65% kế hoạch doanh thu và 69% kế hoạch lợi nhuận.
Tổng tài sản của FLC Stone tại thời điểm cuối quý III không có quá nhiều biến động so với đầu năm, đạt giá trị 2.743 tỷ đồng. Trong đó, tài sản ngắn hạn chiếm hơn 72% (1.989 tỷ đồng), tài sản dài hạn chiếm hơn 27% (754 tỷ đồng).
Các khoản dầu tư tài chính ngắn hạn của FLC Stone tăng hơn 65% so với thời điểm đầu năm, ghi nhận tại báo cáo tài chính quý III là hơn 50 tỷ đồng. Hàng tồn kho giảm 27% về giá trị 173 tỷ đồng.
Tổng nợ phải trả của FLC Stone tính đến ngày 30/9/2020 là 796 tỷ đồng, tăng nhẹ 3% so với đầu năm. Trong đó tổng nợ vay dài hạn và ngắn hạn chiếm 47%, đạt 377 tỷ đồng.
Trong quý III, FLC Stone đã bổ nhiệm bà Vũ Thị Minh Huệ vào vị trí chủ tịch HĐQT thay cho ông Nguyễn Đức Công. Được biết, việc thay đổi nhân sự này là tuân thủ theo quy định pháp luật về việc tách bạch chức vụ tổng giám đốc và chủ tịch HĐQT của cùng 1 công ty đại chúng.
Ông Nguyễn Đức Công sau khi rời ghế chủ tịch HĐQT hiện vẫn giữ chức vụ tổng giám đốc của FLC Stone.
Cùng ngày FLC Stone thông báo thay đổi nhân sự cấp cao, Công ty Cổ phần Đầu tư khai khoáng và Quản lý tài sản FLC (FLC GAB, HoSE: GAB) cũng bổ nhiệm bà Vũ Thị Minh Huệ và ông Nguyễn Đức Công vào vị trí tương tự.
Được biết, chủ trương sáp nhập vào FLC GAB đã được ban lãnh đạo FLC Stone thông qua từ ĐHCĐ thường niên cuối tháng 4 năm nay. Nhưng đến nay, ngoại trừ những biến động về nhân sự, phía FLC Stone vẫn chưa cho thấy động thái nào.
Ở một diễn khác, đầu tháng 10 vừa qua, ban lãnh đạo FLC Stone đã thông qua chủ trương chuyển nhượng toàn bộ số cổ phần của Công ty Cổ phần Dịch vụ Pháp Việt mà FLC Stone đang nắm giữ. Tổng giá trị chuyển nhượng theo mệnh giá là 98 tỷ đồng.
Sau GAB và KLF, ông Nguyễn Đức Công tiếp tục được bầu làm Chủ tịch HĐQT FLC Stone
HĐQT CTCP Đầu tư và Khoáng sản FLC Stone (AMD - sàn HOSE) vừa thông báo miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch HĐQT Công ty của ông Nguyễn Tiến Dũng, đồng thời bầu ông Nguyễn Đức Công - Thành viên HĐQT giữ chức vụ Chủ tịch HĐQT Công ty kể từ ngày 2/6.
Trước khi được bầu giữ chức vụ Chủ tịch HĐQT Khoáng sản FLC Stone, ông Nguyễn Đức Công cũng đã liên tiếp được bầu vào những vị trí chủ chốt tại các công ty thành viên của gia đình FLC trong những tháng đầu năm 2020.
Cụ thể, chỉ trong hơn 3 tháng, ông Công đã liên tục được bổ nhiệm giữ chức vụ Tổng giám đốc và bầu làm Chủ tịch HĐQT CTCP Đầu tư khai khoáng và Quản lý tài sản FLC (GAB - sàn HOSE), lần lượt vào ngày 3/2 và 15/5.
Trước đó, ngày 29/4, ông Công được bầu là Thành viên HĐQT CTCP Nông dược H.A.I (HAI - sàn HOSE) và chính thức từ ngày 5/2 là Chủ tịch HĐQT CTCP Đầu tư Thương mại và Xuất nhập khẩu CFS (KLF - sàn HNX).
Ông Nguyễn Đức Công sinh năm 1981 và là thành viên không xa lạ với những vị trí quan trọng đã và đang nắm giữ tại Khoáng sản FLC Stone. Gần đây nhất, trong năm 2019, ông Công liên tiếp được bầu vào những vị trí quan trọng tại AMD là Thành viên HĐQT Công ty từ ngày 28/4 và từ 23/9 được bổ nhiệm làm Tổng giám đốc Công ty.
Khoáng sản FLC Stone được thành lập từ năm 2007, hiện có vốn điều lệ hơn 1.635 tỷ đồng. Lĩnh vực kinh doanh chính của Công ty là Khai thác và kinh doanh khoáng sản; Bán lẻ trong siêu thị, trung tâm thương mại; Hoạt động tư vấn đầu tư và tư vấn quản lý kinh doanh...
Tại ĐHCĐ thường niên 2020 mới đây, AMD đã thông qua kế hoạch sáp nhập vào FLC GAB và đưa ra các mục tiêu kinh doanh trong năm nay với doanh thu hợp nhất hơn 1.500 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế 25 tỷ đồng.
Trên thị trường chứng khoán, cổ phiếu AMD đi ngang quanh mức giá 3.x trong gần 2 tháng qua. Đóng cửa phiên 3/6, cổ phiếu AMD tăng 1% lên 3.150 đồng/CP, khối lượng khớp lệnh hơn 2,52 triệu đơn vị.
GAB thông qua chủ trương sáp nhập ROS HĐQT CTCP Đầu tư Khai khoáng và Quản lý tài sản FLC (GAB - sàn HOSE) vừa thông qua chủ trương nhận sáp nhập CTCP Xây dựng FLC Faros (ROS - sàn HOSE). Theo đó, HĐQT Công ty giao Ban Tổng giám đốc triển khai thực hiện chủ trương này, không giới hạn tổ chức thẩm định giá, lập phương án chi tiết...