Hoạt động kinh doanh đang gặp khó, Điện Bắc Nà vẫn lên sàn chứng khoán
Điện Bắc Nà đăng ký niêm yết 15,5 triệu cp trên HNX, tương đương với tổng giá trị 155 tỷ đồng.
Ngày 23/12, Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) thông qua quyết định về việc chấp thuận niêm yết cổ phiếu EBA của CTCP Điện Bắc Nà.
Điện Bắc Nà thành lập từ năm 2007 với vốn điều lệ ban đầu là 45 tỷ đồng. Sau 3 đợt tăng vốn, tính đến hiện nay số vốn điều lệ của EBA đã tăng lên 155 tỷ đồng. Công ty hoạt động kinh doanh chính trong lĩnh vực sản xuất và kinh doanh điện năng.
Từ năm 2019, Công ty chính thức trở thành công ty đại chúng, theo đó Điện Bắc Nà đã nộp hồ sơ niêm yết lên HNX từ tháng 8/2019.
Hơn 15 triệu cổ phiếu EBA sắp lên sàn HNX
Hiện nay, cổ đông lớn nhất của Công ty là CTCP Sông Đà 505, với tỷ lệ sở hữu chiếm 51,18% vốn điều lệ. Cổ đông lớn thứ hai là CTCP Quản lý và Khai thác Tài sản Thiên Nam với tỷ lệ nắm giữ là 25,89% vốn điều lệ. Cổ đông lớn thứ 3 là bà Võ Thị Loan, tỷ lệ nắm giữ là 6,06% vốn.
Nhà máy Thủy điện Bắc Nà hiện cấp điện áp hòa đồng bộ lên lưới điện 110 KV, công suất đảm bảo là 3,35mw. Công suất thiết kế trung bình của Nhà máy là 67,21 triệu kwh/năm, doanh thu trung bình khoảng 70 tỷ đồng/năm.
Video đang HOT
Ngoài Nhà máy thủy điện Bắc Nà, Công ty đang đầu tư dự án thủy điện thứ 2 là Dự án Nhà máy Thủy điện Bắc Nà 1. Địa điểm đầu tư tại huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai.
Về tình hình kinh doanh, lũy kế 9 tháng năm 2019, Điện Bắc Nà ghi nhận doanh thu thuần và lãi sau thuế đạt gần 46 tỷ đồng và 6 tỷ đồng, lần lượt thực hiện được 60% kế hoạch doanh thu và 31% kế hoạch lợi nhuận năm 2019.
Bắc Nà cho biết hoạt động phát điện của Công ty đang gặp một số khó khăn nhất định khi lưu lượng nước trên dòng chảy Bắc Hà giảm thấp dẫn đến không thể hoàn thành được kế hoạch lợi nhuận đã đề ra trong năm 2019.
Tại ngày 30/9, dự nợ vay ngắn hạn của Điện Bắc Nà là 54,2 tỷ đồng, nợ vay dài hạn là 225,9 tỷ đồng. Vay ngắn hạn gồm các khoản vay tại Ngân hàng VietinBank Chi nhánh Đăk Lăk và vay cán bộ công nhân viên. Vay dài hạn là khoản vay tại Ngân hàng BIDV – Chi nhánh Thanh Xuân, Hà Nội.
Về chiến lược cho năm 2020, Công ty đề ra chỉ tiêu doanh thu thuần đạt hơn 76 tỷ đồng và 19 tỷ đồng lãi sau thuế, không thay đổi so với kế hoạch năm 2019.
Anh Nhi
Theo vietnamdaily.net.vn
Phồng tôm Bích Chi lên sàn, giá bao nhiêu hợp lý?
Sau nhiều lần đánh tiếng, thậm chí chờ "VN-Index lên 800 điểm" sẽ lên sàn chứng khoán, mới đây Phồng tôm Bích Chi đã gửi hồ sơ niêm yết hơn 18 triệu cổ phiếu lên HNX.
Ảnh minh họa.
Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) cho biết, mới nhận được hồ sơ đăng ký niêm yết hơn 18 triệu cổ phiếu của CTCP Thực phẩm Bích Chi (Bich Chi Food Company).
Báo cáo tài chính 6 tháng đầu năm 2019 cho thấy, Bích Chi ghi nhận doanh thu thuần 246 tỷ đồng, tăng 2,5% nhưng lợi nhuận sau thuế lại giảm 7% so với cùng kỳ năm trước, còn 21,52 tỷ đồng.
Tính tới cuối quý II/2019, tổng tài sản Bích Chi đạt 280 tỷ đồng, vốn điều lệ công ty đạt 183,34 tỷ đồng. Trong đó, Chủ tịch Phạm Thanh Bình nắm giữ trực tiếp 14,2% vốn điều lệ công ty.
Trước đó, trong năm 2018, doanh thu Bích Chi đạt 490 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế xấp xỉ 39 tỷ đồng.
Sản phẩm Bích Chi hiện không chỉ ở trong nước mà đã xuất khẩu nhiều nước trên thế giới. Trong năm 2018, hoạt động xuất khẩu mang về 61% doanh thu cho Bích Chi.
Bích Chi đã từng nộp hồ sơ niêm yết lên HNX từ năm 2010 nhưng sau đó "bặt tin", cũng từng nhiều lần cho biết về kế hoạch lên sàn chứng khoán, thậm chí còn chờ "VN-Index lên 800 điểm" sẽ lên sàn chứng khoán.
Doanh nghiệp này cũng từng đánh tiếng mua cổ phần đối thủ cùng ngành là Sa Giang (mã SGC) khi nhà nước thoái vốn, tuy nhiên kế hoạch này vẫn chưa được Bích Chi thực hiện khi SCIC công bố thoái vốn khỏi Sa Giang mới đây.
Cụ thể, tháng 7/2019, SCIC đã đăng ký bán 3,5 triệu cổ phiếu, tương đương 49,89% vốn điều lệ tại Sa Giang tuy nhiên không có nhà đầu tư nào quan tâm đăng ký mua.
Thời điểm này, cổ phiếu SGC giao dịch quanh mức 129.000 đồng/cổ phiếu, cao hơn mức giá khởi điểm của SCIC đưa ra (111.700 đồng/cổ phiếu). Tính theo giá khởi điểm, vốn hóa Sa Giang xấp xỉ 800 tỷ đồng.
Trên sàn chứng khoán, Sa Giang, doanh nghiệp có vốn điều lệ hơn 71 tỷ đồng là đối thủ cùng phân khúc, quy mô khá tương đồng với Bích Chi. 6 tháng đầu năm 2019, doanh thu thuần của Sa Giang ghi nhận 157 tỷ đồng, tăng 13%, lợi nhuận sau thuế đạt được tăng mạnh từ 9,8 tỷ lên 16,1 tỷ đồng, tăng 64%.
Lý giải về việc lợi nhuận tăng cao, Sa Giang cho biết, quý II/2019 giá nguyên vật liệu chính thấp hơn quý II/2018 dẫn đến giảm giá thành, làm tăng lợi nhuận. Đồng thời do Sa Giang áp dụng giá bán mới, cùng với tỷ giá USD tăng làm tăng doanh thu hàng xuất khẩu nên tăng lợi nhuận.
Sa Giang xuất khẩu sản phẩm tới hơn 40 quốc gia và tỷ trọng xuất khẩu hiện chiếm 55% cơ cấu doanh thu. Lãnh đạo Sa Giang từng cho biết sẽ chú trọng hơn thị trường trong nước bởi đây là thị trường có biên lợi nhuận tốt hơn.
BẢO VY
Theo Bizlive.vn
VCR vẫn chưa thoát lỗ Hết quý II/2019, CTCP Đầu tư và Phát triển Du lịch Vinaconex (Vinaconex - VCR) vẫn ghi nhận lỗ do không có doanh thu mà chi phí hoạt động và lãi vay cao... Điều lạ là cổ phiếu VCR lại "lội ngược dòng" khi tăng gấp 8,27 lần, làm dấy lên nghi vấn có "làm giá" chứng khoán không? Theo báo cáo tài...