Hoạt động của UBND TP HCM trong mô hình chính quyền đô thị
Đây là nội dung đáng chú ý được thảo luận tại Hội thảo khoa học với chủ đề “ Pháp luật về tổ chức chính quyền đô thị TP HCM” diễn ra vào ngày 14/12 tại TP HCM.
Tại hội thảo khoa học, các chuyên gia, nhà nghiên cứu đã bàn thảo nhiều vấn đề về tổ chức và hoạt động khi vận dụng mô hình chính quyền đô thị, lấy TP HCM là trường hợp điển hình.
Cụ thể, bàn về vấn đề “Tổ chức và hoạt động của UBND TP HCM trong mô hình chính quyền đô thị”, ThS Trần Thị Thu Hà (Trường ĐH Luật TP HCM) đưa ra các đề xuất sửa đổi và khắc phục từ những bất cập xoay quanh chế độ hoạt động của UBND đối với một đô thị đặc biệt như TP HCM.
GS.TS Trần Ngọc Đường, nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội phát biểu tại hội thảo. (Ảnh: Thiên Bảo).
Chuyên gia này đề xuất việc đổi mới mô hình tổ chức và hoạt động của UBND TP HCM theo hướng mô hình thị trưởng; nâng cao tính khoa học và hợp lý trong việc sắp xếp lại các cơ quan chuyên môn thuộc UBND TP HCM, tham khảo học tập theo mô hình quản lý đa ngành, đa lĩnh vực.
Nhận định về các đề xuất, điều chỉnh và ứng dụng trong thực tiễn cho bộ máy quản lý TP HCM, ông Lê Minh Đức, Phó Trưởng ban Pháp chế, HĐND TP HCM đánh giá cao về mức độ cần thiết, nhưng bên cạnh đó cần có thời gian để thực hiện, tức là thí điểm có lộ trình. Ông Đức cho rằng, trong quá trình thực hiện cần chú trọng và đặt yếu tố “con người” làm cốt lõi, chủ động và tích cực tăng cường sự tương tác giữa nhân dân và chính quyền.
Về vấn đề cần phân cấp mạnh hơn để TP HCM nâng cao chất lượng cán bộ chuyên trách toàn diện đủ sức vận hành chính quyền đô thị, TS Diệp Văn Sơn, nguyên Phó vụ trưởng Bộ Nội vụ, Văn phòng Chính phủ phía Nam đã đề cập đến khả năng vận hành đô thị của cán bộ, công chức và đánh giá quá trình đào tạo còn nhiều ngặt nghèo. Với tình hình đó, TS Sơn kiến nghị rằng việc sát hạch công chức cần có sự chặt chẽ, quá trình đào tạo công chức cần bài bản hơn, đảm bảo chi phí tài trợ cũng như phúc lợi của cán bộ, công chức.
Trong khi đó, ông Hồ Thảo Hùng, đại diện Hội Luật gia Quận 5, TP HCM nhấn mạnh về vấn đề nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu, cần có sự hài hòa tập thể và trách nhiệm rõ ràng. Trong vấn đề xã hội hóa, ông Hùng cho rằng cần có tiêu chí, định khung cụ thể trong giai đoạn xây dựng thành phố thông minh, chính quyền điện tử. Bên cạnh đó, trong quá trình xây dựng ngân sách, sự phản biện mạnh mẽ là vô cùng cần thiết để tiến tới tự chủ ngân sách.
Video đang HOT
Đánh giá chung về chủ đề hội thảo, GS.TS Trần Ngọc Đường, nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội nhận định các chuyên mục được chuẩn bị công phu; ý kiến đóng góp đa dạng, cung cấp nhiều cơ sở cho tình hình thực tiễn. Sau hai phiên tham luận tích cực, Hội thảo đã đi đến kết thúc với những kiến nghị có giá trị đóng góp vô cùng thiết thực, là nền tảng giúp TP HCM có thêm định hướng phát triển xứng tầm với một siêu đô thị hàng đầu của Việt Nam.
'Gặp Thủ tướng, các địa phương lại xin tháo gỡ cho cây cầu, vài công trình vì ngoài tầm giải quyết'
Theo TS Nguyễn Minh Hòa, việc phân quyền khi thực hiện chính quyền đô thị hiện nay có độ mở chưa cao, địa phương khó chủ động.
Khi làm việc với Thủ tướng, địa phương lại xin tháo gỡ nhiều thứ vụn vặt vì dự án nhỏ nhưng ngoài tầm địa phương.
PGS.TS Vũ Tuấn Hưng - Viện Khoa học xã hội vùng Nam Bộ và PGS.TS Lâm Nhân - Trường đại học Văn hóa TP.HCM - chủ trì hội thảo - Ảnh: THẢO LÊ
Sáng 14-12, Viện Khoa học xã hội vùng Nam Bộ kết hợp Trường đại học Văn hóa TP.HCM tổ chức hội thảo khoa học phát triển giá trị truyền thống trong tiến trình xây dựng chính quyền đô thị tại TP.HCM.
Phân quyền ở Việt Nam có độ mở chưa lớn
Tại hội thảo, PGS.TS Nguyễn Minh Hòa (Hội Quy hoạch phát triển TP.HCM) đã nêu quan điểm về phân cấp, phân quyền và cho rằng đây là vấn đề khó nhất trong xây dựng chính quyền đô thị. Theo ông, các địa phương hiện nay đề xuất phân cấp phân quyền để dễ phát triển hơn nhưng việc này rất khó thực hiện.
Dẫn bài viết "Nỗi lo sau tin vui metro số 1 chạy thử" trên báo Tuổi Trẻ, TS Nguyễn Minh Hòa cho rằng hiện nay tuyến metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) cơ bản đã hoàn thành nhưng "khổ cái là không có người vận hành".
Ông kể cách đây 2 năm, TP.HCM cử 30 người sang Nhật học vận hành tuyến metro, trong đó có sinh viên của ông. Tuy nhiên, sau 2 năm không trả lương nên các nhân sự này đều bỏ đi.
"Vừa qua, TP.HCM có ý kiến sẽ chi trả số tiền này. Tuy nhiên khi trình Bộ Tài chính thì không được chấp nhận, quan điểm của bộ là không được lấy ngân sách ra trả mà khi tàu vận hành, bán vé thì trả lương", ông Nguyễn Minh Hòa nói.
Theo ông, Việt Nam có phân cấp phân quyền nhưng khác với mô hình các nước là phân quyền theo lãnh thổ. Ở các nước, thị trưởng có quyền làm tất cả mọi việc để phát triển bang, nhưng thể chế này có hạn chế là rất dễ ly khai, cục bộ địa phương. Tại Việt Nam, không thể đòi hỏi phân quyền hoàn toàn cho một địa phương nào được.
Ông nhìn nhận phân cấp, phân quyền ở Việt Nam có sự kiểm soát lớn và độ mở chưa lớn. Dẫn chứng như nghị quyết 54 mở ra cho TP.HCM khá nhiều quyền quan trọng nhưng hiệu quả mang lại rất thấp. Một trong những lý do, ông cho rằng là vì TP có quyền nhưng quy trình ra quyết định không thay đổi.
"TP.HCM muốn thu phí cảng biển, thu phí xe hơi vào khu vực trung tâm thì phải có đề án trình các bộ Giao thông vận tải, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Tài nguyên và Môi trường. Khi các bộ này đồng ý thì trình Thủ tướng để Thủ tướng xem xét trình Quốc hội. Chỉ cần một bộ nào đó không đồng ý sẽ bị bác bỏ hoặc đi lòng vòng rất lâu", ông Nguyễn Minh Hòa nói.
PGS.TS Nguyễn Minh Hòa (Hội Quy hoạch phát triển TP.HCM) phát biểu - Ảnh: THẢO LÊ
Làm việc với TP.HCM, Thủ tướng cũng đã từng nói về vấn đề "đường đi của văn bản rất lòng vòng, có khi 6 tháng, 1 năm chưa đến được Thủ tướng". Chính cái lòng vòng này làm TP mất cơ hội, chậm tiến độ các dự án và để lại nhiều tiêu cực.
Chính phủ kiến tạo, địa phương hành động
Ông cũng nói thêm, có thực trạng là khi Thủ tướng đến làm việc, các địa phương lại xin tháo gỡ những chuyện khá vụn vặt liên quan đến một cây cầu, vài mẫu đất, một con đường. Ông cho rằng dù đây là những dự án rất nhỏ nhưng khi thực hiện lại ngoài tầm giải quyết của địa phương.
Để giải quyết các vấn đề kịp thời, Thủ tướng đã lập tổ công tác giúp các địa phương tháo gỡ các vướng mắc. Tuy nhiên, theo ông Hòa, đây cũng chỉ là giải pháp tình thế, về lâu dài cần phải có cách thức căn cơ hơn.
Cũng theo ông Hòa, cần cải cách quy trình, các bộ nên tập trung quản lý nhà nước, không nên tham gia quá sâu vào công tác quản lý địa phương, để các địa phương chủ động thực hiện và có sự giám sát của các bộ.
Thời gian qua, lãnh đạo TP.HCM cũng thấy khó mà xin phân cấp, phân quyền toàn diện, thay vào đó là xin từng món.
Chẳng hạn như trong đề xuất nghị quyết thay thế nghị quyết 54, TP có kiến nghị phân cấp cho UBND TP được phê duyệt điều chỉnh cục bộ quy hoạch đô thị nằm trong tổng thể quy hoạch đã được Thủ tướng phê duyệt. Tức là xin trung ương được quyền phê duyệt, điều chỉnh cục bộ quy hoạch đô thị mà không phải xin các bộ ngành như trước đây, tất nhiên phải nằm trong tổng thể quy hoạch chung.
"Đó chính là cách tiếp cận mới, được tự do hành động trong khuôn khổ và hành lang pháp lý. Đó là phân quyền có nguyên tắc", ông Hòa nói.
Ông Nguyễn Minh Hòa cho rằng cần tính toán đến một Chính phủ kiến tạo, địa phương hành động. Tức là Nhà nước, Chính phủ lập hành lang pháp lý, tiêu chuẩn kỹ thuật, công cụ kiểm sát, còn lại phân quyền cho các tỉnh thành thực hiện.
Luật kiểm soát thuốc lá hiện hành có thể áp dụng để quản lý thuốc lá thế hệ mới Các vấn đề thời sự liên quan đến thuốc lá thế hệ mới được dư luận quan tâm trong nhiều năm qua, đại diện các bộ ngành đã thông nhất giải pháp thực tiễn. Tại Hội thảo "Tháo gỡ quan ngại để quản lý thuốc lá thế hệ mới" tổ chức vào cuối tháng 11 vừa qua tại Hà Nội về các vấn...