“Hoạt động của bão ngày càng trái quy luật”
Theo ông Nguyễn Văn Tuệ – Cục trưởng Cục Khí tượng thủy văn và Biến đổi khí hậu, do tác động của biến đổi khí hậu, hoạt động của bão ngày càng trái quy luật hơn, về cường độ, tốc độ, hướng di chuyển và các hiện tượng mưa lớn, giông mạnh, lốc xoáy kèm theo bão…
Ông Nguyễn Văn Tuệ- Cục trưởng Cục Khi tượng thuỷ văn và Biến đổi khí hậu
Tại Hội nghị tổng kết công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2016, triển khai công tác năm 2017 ngày 28/12, ông Nguyễn Văn Tuệ – Cục trưởng Cục Khí tượng thủy văn và Biến đổi khí hậu, Chánh Văn phòng Thường trực Ban chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn của Bộ Tài nguyên và môi trường – cho biết, năm 2016 đã có 10 cơ bão, 5 áp thấp nhiệt đới hoạt động trên Biển Đông. Lũ lớn xuất hiện trên hệ thống sông Hồng trong tháng 8 với đỉnh lũ trên sông Cầu tại Đáp Cầu, sông Thương tại Phủ Lạng Thương và sông Kỳ Cùng tại Lạng Sơn đã vượt mức báo động 1; trên sông Đà tại hồ Hoà Bình, trên sông Hồng tại Phú Thọ, sông Đáy tại Phủ Lý (Hà Nam), sông Chảy tại Bảo Yên đã vượt mức báo động 2 và trên sông Thao tại Yên Bái vượt mức báo động 3.
“Lũ quét đã xuất hiện tại Thái Nguyên, Quảng Ninh, Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ, Sơn La, Vĩnh Phúc, Hoà Bình, Thái Nguyên, Lào Cai. Ngập lụt nghiêm trọng đã xảy ra tại TP Hà Nội, TP Thái Nguyên, TP Cẩm Phả, Hạ Long, Hòn Gai, Bãi cháy thuộc tỉnh Quảng Ninh, tỉnh Yên Bái (TP Yên Bái và các huyện Trấn Yên, Văn Yên, Văn Chấn, Trạm Tấu, thị xã Nghĩa Lộ), tỉnh Bắc Giang, Vĩnh Phúc, Hoà Bình, Sơn La”- ông Tuệ thống kê.
Trong những tháng đầu mùa khô 2015-2016, các sông ở khu vực Trung Bộ biến đổi chậm và giảm dần. Mực nước tại một số trạm đã xuống mức thấp nhất lịch sử trong chuỗi số liệu quan trắc như: Sông Mã tại Lý Nhân, sông Cái tại Đồng Trăng, sông Ba tại Ayunpa, sông Đăkbla tại Konplong, sông Srêpôk tại Giang Sơn, sông La Ngà tại Đại Nga. Lượng dòng chảy trên phần lớn các sông chính thiếu hụt so với trung bình nhiều năm từ 30-60%, một số sông ở Nam Trung Bộ thiếu hụt 80-95%.
Tình trạng khô hạn thiếu nước đã xảy ra gay gắt ở các tỉnh Khánh Hoà, Ninh Thuận, Bình Thuận, Kon Tum, Gia Lai và Đắk Lắk.
Từ tháng 6 đến tháng 12/2016, trên các sông Trung Bộ và khu vực Tây Nguyên đã xuất hiện 15 đợt lũ, trong đó từ ngày 13-17/10 trên sông Ngàn Sâu (Hà Tĩnh) và các sông ở Quảng Bình đã xảy ra trận lũ thuộc loại đặc biệt lớn.
Từ ngày 1-6/11 và 12-15/12, mưa lớn trên diện rộng kết hợp với xả điều tiết của các hồ chứa tiếp tục gây ra lũ đặc biệt lớn tại các tỉnh từ Thừa Thiên-Huế đến Khánh Hoà, đỉnh lũ trên các sông phổ biến ở mức báo động 3 và cao hơn báo động 3 từ 0,5-1,5m.
“Lũ quét, ngập lụt đã gây thiệt hại nặng nề về tài sản và tính mạng của nhân dân Trung Bộ, đặc biệt các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Thừa Thiên-Huế, Bình Định và Phú Yên”- ông Tuệ tổng kết.
Trong khi đó, mùa lũ 2016 ở Nam Bộ thuộc năm lũ nhỏ dẫn đến dòng chảy từ thượng lưu sông Mê Kông về Đồng bằng sông Cửu Long thời kỳ đầu mùa khô đã xuống mức rất thấp (ở mức lịch sử), làm cho xâm nhập mặn diễn ra sớm và lấn sâu hơn so với cùng thời kỳ năm trước.
Theo ông Tuệ, trong năm 2016 đã xuất hiện nhiều hiện tượng thời tiết đặc biệt. Điển hình là vào ngày 22/1, do ảnh hưởng đợt không khí lạnh rất mạnh, kết hợp với dòng xiết trong đới gió Tây trên cao khiến cho khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có những ngày rét khốc liệt, hơn 20 điểm có băng tuyết ở Việt Nam. Lần đầu tiên đỉnh núi Ba Vì (Hà Nội) và bản Buộc Mý, xã Na Ngoi (Kỳ Sơn, Nghệ An) xuất hiện mưa tuyết.
13 lần xuất hiện mưa đá tại tỉnh Hà Giang, Lào Cai, Sơn La, Tuyên Quang, Điện Biên, Nghệ An, Thừa Thiên-Huế, Quảng Nam, Kon Tum, Đà Lạt (Lâm Đồng), Đồng Nai, Đắk Lắk. Lốc xoáy cũng đã xảy ra 13 lần ở các địa phương, riêng trong tháng 6 đã xuất hiện 2 lần hiện tượng vòi rồng ở đảo Cô Tô (Quảng Ninh).
Video đang HOT
“Dự báo chi tiết về mưa lớn, cục bộ vẫn còn là thách thức của khoa học dự báo ở vùng nhiệt đới, đặc biệt là đối với vùng núi có địa hình chia cắt, phức tạp”- ông Nguyễn Văn Tuệ nói.
Đàm phán với Trung Quốc chia sẻ số liệu khí tượng thuỷ văn
Ông Nguyễn Văn Tuệ đánh giá, do tác động của biến đổi khí hậu, hoạt động của bão ngày càng trái quy luật hơn, nhất là về cường độ, tốc độ, hướng di chuyển và các hiện tượng mưa lớn, giông mạnh, lốc xoáy kèm theo bão.
Hơn nữa, vì thiếu số liệu quan trắc trên biển nên việc xác định đúng vị trí, cường độ thực tế của bão, đặc biệt là cấu trúc bão dẫn đến khó khăn trong việc nhận định sớm sự di chuyển chậm lại của bão khi vào gần bờ.
“Dự báo chi tiết về mưa lớn, cục bộ vẫn còn là thách thức của khoa học dự báo ở vùng nhiệt đới, đặc biệt là đối với vùng núi có địa hình chia cắt, phức tạp”- ông Tuệ nói.
Đáng chú ý, ông Tuệ khẳng định đến nay chưa có được đầy đủ, kịp thời các thông tin về điều tiết, vận hành hồ chứa, thiếu số liệu quan trắc phần lưu vực các sông nằm ngoài lãnh thổ nước ta, vì vậy công tác dự báo thuỷ văn còn khó khăn.
Hiện nay Bộ Tài nguyên và Môi trường đang phối hợp với Bộ Ngoại giao chuẩn bị nội dung đàm phán với Trung Quốc về việc chia sẻ số liệu khí tượng thuỷ văn và thông tin xả lũ hồ chứa đầu nguồn trên hệ thống các sông biên giới. Thường xuyên đôn đốc các đơn vị trực thuộc phối hợp chặt chẽ với các chủ công trình hồ chứa để tiếp nhận thông tin xả lũ, phục vụ công tác ban hành bản tin dự báo lũ cho vùng hạ du…
“Chúng tôi tiến hành rà soát lại công nghệ dự báo bão hiện có và nâng cao năng lực khoa học công nghệ trong dự báo bằng các mô hình hiện đại với hệ thống siêu máy tính để có nhiều hơn và tốt hơn các sản phẩm dự báo hiện có của Việt Nam khi bão vào Biển Đông. Đồng thời cải tiến nội dung các bản tin dự báo theo hướng chi tiết và rõ ràng hơn”- ông Tuệ nói về nhiệm vụ trong năm 2017.
Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Chu Phạm Ngọc Hiển yêu cầu các đơn vị tăng cường nâng cao chất lượng dự báo, cảnh báo thiên tai cụ thể, chính xác, chất lượng, chuyên sâu hơn. Xây dựng lộ trình từng bước, tăng dày mạng lưới quan trắc, tiến tới dự báo cụ thể chi tiết đến từng huyện, từng xã và kiểm tra, rà soát khắc phục ngay những bất cập, tồn tại để có hướng dẫn kịp thời cho địa phương và các tổ chức, cá nhân có liên quan.
“Phải coi nhiệm vụ tuyên truyền nâng cao nhận thức về phòng chống thiên tai là hết sức quan trọng, nâng cao nhận thức các cấp, ngành trên các phương tiện thông tin đại chúng. Bên cạnh đó cần tăng cường trao đổi, chia sẻ thông tin, phối kết hợp với các bộ ngành, địa phương, đơn vị, khai thác hạ tầng sẵn có phục vụ cho công tác phòng chống thiên tai, phát huy sức mạnh tổng hợp nhằm nâng cao hiệu quả công tác phòng chống thiên tai”- ông Hiển nhấn mạnh.
Thế Kha
Theo Dantri
Vì sao bão số 7 suy yếu nhanh trước khi vào đất liền?
Bão số 7 (tên quốc tế là Sarika) khi vào Biển Đông được đánh giá là cơn bão khá mạnh (duy trì cấp 13-14), nhưng vào đảo Hải Nam - Trung Quốc, do ma sát nên bão đã suy yếu đi nhiều (còn cấp 11). Khi vào Vịnh Bắc Bộ bão chỉ còn cấp 8, do khối khí lạnh phía Bắc nén xuống nên bão nhanh chóng bị suy yếu thành áp thấp nhiệt đới.
Cuối giờ sáng nay (19/10), bão số 7 (đường màu đen) đã suy yếu thành áp thấp nhiệt đới. Trong khi đó, siêu bão Haima di chuyển khá nhanh và mạnh, hướng vào Biển Đông (Ảnh: NCHMF).
Nói về diễn biến cơn bão số 7 cũng như vì sao cơn bão này lại nhanh chóng bị suy yếu thành áp thấp nhiệt đới trước khi đi vào đất liền Việt Nam, ông Trần Quang Năng - Phó trưởng Phòng Dự báo khí tượng hạn ngắn (Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương) - cho biết: Sáng 16/10, bão Sarika đã vượt qua đảo Lu dông (Philippines), đi vào Biển Đông và trở thành cơn bão số 7 năm 2016 với cường độ cấp 13, giật cấp 16.
Sau khi vào Biển Đông bão chủ yếu di chuyển theo hướng Tây, cường độ ổn định ở cấp 13. Khi đến phía Bắc quần đảo Hoàng Sa, bão bắt đầu di chuyển theo hướng Tây Bắc, mạnh lên cấp 14 trước khi đổ bộ vào đảo Hải Nam (Trung quốc).
Vào 10h trưa ngày 18/10 bão đổ bộ vào đảo Hải Nam và quần thảo trên đảo này trong suốt 12 giờ, sức gió mạnh nhất trong bão giảm nhanh 3 cấp so với trước khi bão đổ bộ và duy trì ở khoảng cấp 11. Khoảng 22h ngày 18/10 bão đi vào vịnh Bắc Bộ và tiếp tục suy yếu nhanh.
Đến 8h sáng 19/10 cường độ bão giảm xuống còn cấp 8 và đến 11h sáng cùng ngày bão suy yếu thành áp thấp nhiệt đới (cấp 7) trên ở vùng biển Quảng Ninh trước khi đổ bộ vào đất liền.
Về nguyên nhân khiến bão số 7 suy yếu nhanh, ông Năng cho biết, theo quy luật hàng năm, vào giữa tháng 10 bão thường đổ bộ vào miền Trung nhưng cơn bão số 7 năm nay hoạt động rất trái quy luật khi di chuyển lên phía Bắc, đi vào vịnh Bắc Bộ và ảnh hưởng trực tiếp đến Quảng Ninh.
Không chỉ có sự phức tạp về hướng di chuyển của bão trái mùa, cường độ bão cũng diễn biến bất thường khó dự đoán khi suy yếu rất nhanh do nhiều nguyên nhân như ma sát với địa hình đảo Hải Nam, đi lên phía bắc nên chịu tác động của không khí lạnh và đặc biệt là có sự xuất hiện của siêu bão Haima (sức gió cấp 17, tức 210 km/h) ở phía Đông Philippines. Siêu bão Haima có tốc độ di chuyển đặc biệt nhanh (30-40 km/h) và áp sát vào Biển Đông đã gây ra tương tác và ảnh hưởng rất nhiều đến cường độ và hướng di chuyển của bão số 7 theo hương lệch Băc va yêu nhanh.
"Khi bão đổ bộ lên đảo Hải Nam - Trung Quốc, do ma sát nên cấp độ bão đã giảm đi 3 cấp như nói ở trên. Khi vào Vịnh Bắc Bộ bão tiếp tục giảm, do bão di chuyển lên phía Bắc gặp khối khí lạnh nên bão đã càng suy yếu và thành áp thấp nhiệt đới. Ngoài ra, do phía sau bão số 7 là siêu bão Haima, khối khí ẩm đã bị siêu bão này hút hết nên bão số 7 không thể mạnh lên được và sẽ phải suy yếu" - ông Năng cho biết.
Trùng khớp với dự báo với các trung tâm cảnh báo quốc tế
Từ khi bão vào Biển Đông, dự báo của các Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Trung ương và các Trung tâm cảnh báo bão quốc tế cùng cho răng bão số 7 sẽ vượt qua đảo Hải Nam và hướng vào vịnh Bắc Bộ, sau đó là hướng về các tỉnh Quảng Ninh - Hải Phòng.
1- Trung tâm cảnh báo bão của Hồng Kông, 2- Trung tâm cảnh báo bão của Hoa Kỳ, 3 - Trung tâm cảnh báo bão của Nhật Bản.
Ngay 16-17/10 va sang ngay 18/10, trước khi bão đổ bộ vào Hải Nam, cac Trung tâm quôc tê dự báo bão số 7 se vao Vịnh Bắc Bộ ở khoảng cấp 11-12, cụ thể Nhật Bản dự báo cấp 11, Hoa Kỳ cấp 11, Hồng Kông cấp 12, Trung Quốc cấp 12. Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Trung ương dư bao cấp 12. Nhận định bão khi đổ bộ vào đât liên Việt Nam (Nam Đông băng Băc Bô - Băc Trung Bô) tại thời điểm đó của các Trung tâm cũng đều thống nhất ở cấp 10-11.
Đặc biệt, khi vào Vịnh Bắc Bộ, bằng việc kết hợp phân tích ảnh mây phân giải cao 10 phút/anh, Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Trung ương phân tích ảnh ra-đa thời tiết (5 phút/anh) và các trạm đo gió, mưa, khí áp tự động (10 phút/lần) ở ven bờ nên đã ước lượng và đánh giá được quá trình suy yếu của bão số 7 sơm hơn cac Trung tâm quôc tê khac.
Áp thấp nhiệt đới đã suy yếu thành vùng áp thấp trên đất liền Trung Quốc
Chiều nay (19/10), áp thấp nhiệt đới suy yếu từ bão số 7 đã đi vào đất liền phía Nam tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc). Hồi 16h chiều cùng ngày, áp thấp nhiệt đới đã suy yếu thành một vùng áp thấp trên đất liền tỉnh Quảng Tây. Sức gió mạnh nhất ở trung tâm vùng áp thấp giảm xuống dưới cấp 6 (dưới 40 km/giờ).
Dự báo, do ảnh hưởng của hoàn lưu vùng áp thấp nên vùng biển Bắc Vịnh Bắc Bộ đêm nay còn có gió mạnh cấp 5, có lúc cấp 6, giật cấp 7. Sóng biển cao 1,5 - 2,5 m, biển động.
Ở các tỉnh Đông Bắc Bắc Bộ đêm nay còn có mưa vừa, có nơi mưa to. Lũ quét và sạt lở đất có nguy cơ xảy ra ở khu vực vùng núi thuộc các tỉnh Quảng Ninh, Lạng Sơn và Cao Bằng. Cấp độ rủi ro thiên tai: cấp 1.
Đây là tin cuối cùng về bão số 7.
Về siêu bão Haima: Hồi 16h ngày 19/10, vị trí tâm siêu bão ở vào khoảng 17,0 độ Vĩ Bắc; 124,0 độ Kinh Đông, cách đảo Lu Dông (Philippines) khoảng 200 km về phía Đông. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm siêu bão mạnh cấp 17 (200-220 km/giờ), giật trên cấp 17.
Dự báo trong khoảng 24 giờ tới, siêu bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 25km. Đến 16 giờ ngày 20/10, vị trí tâm bão ở vào khoảng 19,0 độ Vĩ Bắc; 118,0 độ Kinh Đông, cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 680km về phía Đông Đông Bắc. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 14 (150-165km/giờ), giật cấp 17.
Trong 24 giờ tới, vùng nguy hiểm (gió mạnh từ cấp 8 trở lên): phía Bắc vĩ tuyến 16,0 độ Vĩ Bắc; phía Đông kinh tuyến 115,0 độ Kinh Đông.
Trong 24 đến 48 giờ tiếp theo, bão có khả năng đổi hướng di chuyển theo hướng Tây Bắc, mỗi giờ đi được 20-25 km. Đến 16h ngày 21/10, vị trí tâm bão ở vào khoảng 23,0 độ Vĩ Bắc; 114,3 độ Kinh Đông, trên đất liền phía Bắc Hồng Kông (Trung Quốc). Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 13 (135-150 km/giờ), giật cấp 16.
Do ảnh hưởng của bão vùng biển phía Bắc khu vực Bắc Biển Đông có gió mạnh cấp 8-11, vùng gần tâm bão đi qua cấp 12-14, giật cấp 17. Biển động dữ dội.
Trong 48 đến 72 giờ tiếp theo, bão có khả năng đổi hướng di chuyển theo hướng Bắc Tây Bắc, sau đó là Bắc Đông Bắc mỗi giờ đi được 20-25km.
Nguyễn Dương
Theo Dantri
Áp thấp nhiệt đới tiến gần bờ, Đà Nẵng Quảng Ngãi cấm biển Áp thấp nhiệt đới ở phía Bắc quần đảo Trường Sa đang mạnh lên và tiến gần bờ biển nước ta. Các tỉnh từ Đà Nẵng - Quảng Ngãi đã ra lệnh cấm biển để đảm bảo an toàn cho ngư dân. Ông Trần Quang Hoài - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy lợi chủ trì cuộc họp đối phó với áp...