Hoạt động bất thường của TQ ở sân bay quân sự gần nơi binh sĩ Trung-Ấn ẩu đả
Các bức ảnh vệ tinh do truyền thông Ấn Độ đăng tải cho thấy hoạt động cải tạo tại sân bay quân sự của Trung Quốc, cách không xa nơi xảy ra chấp lãnh thổ biên giới.
Sân bay quân sự Trung Quốc ở cao nguyên Tây Tạng đã được cải tạo đáng kể.
Theo NDTV, bức ảnh đầu tiên chụp ngày 6.4.2020 và bức ảnh so sánh thứ hai chụp ngày 21.5.2020, cho thấy hoạt động cải tạo quy mô lớn của Trung Quốc tại sân bay quân sự Ngari Gunsa ở cao nguyên Tây Tạng.
Báo Nga Sputnik đánh giá, chỉ trong hơn một tháng, sân bay Ngari Gunsa đã tăng gấp đôi về kích thước, bổ sung thêm nhà chứa máy bay và thêm một đường băng cho trực thăng hoặc máy bay chiến đấu cất và hạ cánh.
Bức ảnh thứ ba quay cận cảnh gần đường băng chính ở sân bay, với đội hình gồm 4 chiến đấu cơ Trung Quốc, được cho là J-11 hoặc J-16.
Sân bay Ngari Gunsa cũng có thể sử dụng cho mục đích dân sự. Ở độ cao 4.200 mét so với mực nước biển, đây là một trong những sân bay ở tầm cao nhất trên thế giới.
Video đang HOT
Sân bay này đóng vai trò chiến lược với Trung Quốc vì nằm rất gần Đường Kiểm soát Thực tế (LAC) – ranh giới được coi như biên giới giữa Trung Quốc và Ấn độ.
4 chiếc J-11 hoặc J-16 của Trung Quốc được nhìn thấy ở sân bay.
Báo Ấn Độ đánh giá các chiến đấu cơ J-11 hoặc J-16 là phiên bản “nhái” của mẫu Su-27 Nga, có năng lực tương đương chiến đấu cơ Su-30MKI của không quân Ấn Độ.
Tuy nhiên, J-11 hoặc J-16 sẽ gặp bất lợi khi tác chiến từ sân bay Ngari Gunsa. “Ở tầm cao như vậy, các chiến đấu cơ Trung Quốc chỉ duy trì hoạt động cùng lắm là một giờ”, Sameer Joshi, cựu phi công kỳ cựu Ấn Độ nhận định. “Ngược lại, các chiến đấu cơ Ấn Độ cất cánh từ đồng bằng có thể nhanh chóng xuất hiện ở khu vực, duy trì khả năng hoạt động từ 4-6 giờ nếu có máy bay tiếp nhiên liệu”.
Tuy vậy, báo Ấn Độ đánh giá sự xuất hiện của các chiến đấu cơ Trung Quốc vẫn là điều đáng lo ngại vì sân bay này chỉ cách khu vực binh sĩ hai nước ẩu đả khoảng 200km.
Tình hình biên giới Trung-Ấn đang ở mức căng thẳng nhất kể từ năm 2017. Sau hai cuộc ẩu đả liên tiếp hồi đầu tháng 5, các binh sĩ Trung Quốc cũng xuất hiện ở hai khu vực tranh chấp khác thuộc vùng Ladakh.
Các tư lệnh Ấn Độ và Trung Quốc ở thực địa đang tích cực đối thoại thông qua kênh liên lạc nhưng tình hình chưa có dấu hiệu tiến triển. Ở New Delhi, Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ Rajnath Singh đã họp khẩn với Tổng Tham mưu trưởng và Tư lệnh Lực lượng Vũ trang.
Ấn Độ tố Trung Quốc dồn thêm quân đến gần biên giới
Quân đội Trung Quốc được cho là đang tăng cường hiện diện dọc Đường Kiểm soát Thực tế ở Ladakh, khi căng thẳng biên giới với Ấn Độ gia tăng.
Thêm nhiều binh sĩ Trung Quốc được điều động đến vùng hồ Pangon Tso và thung lũng Galwan dọc Đường Kiểm soát Thực tế (LAC) ở vùng Ladakh, miền bắc Ấn Độ, các nguồn tin giấu tên am hiểu tình hình hôm qua tiết lộ với truyền thông Ấn Độ. Đây được coi là dấu hiệu cho thấy Bắc Kinh chưa sẵn sàng chấm dứt tình hình căng thẳng với Ấn Độ ở khu vực biên giới tranh chấp.
Hãng tin Ấn Độ PTI cho biết Bắc Kinh đặc biệt tăng cường hiện diện quân sự ở thung lũng Galwan khi dựng 100 lều dã chiến trong vòng hai tuần qua và triển khai nhiều phương tiện công binh có khả năng xây dựng lô cốt, hầm hào, bất chấp sự phản đối của biên phòng Ấn Độ.
Để đối phó, quân đội Ấn Độ cũng tăng cường lực lượng ở Ladakh. PTI cho hay quân đội Ấn Độ đang kiểm soát các vị trí có lợi tại đây.
Tư lệnh lục quân Ấn Độ MM Naravane tuần trước bí mật tới thăm sở chỉ huy Quân đoàn 14 tại thị trấn Leh, thủ phủ vùng Ladakh, nhằm đánh giá tình hình an ninh trong khu vực sau những cuộc ẩu đả giữa lính biên phòng hai bên.
Binh sĩ Ấn Độ và Trung Quốc tuần tra chung tại Ladakh. Ảnh: PTI.
Lực lượng biên phòng Trung Quốc và Ấn Độ hôm 9/5 ẩu đả ở khu vực biên giới khiến nhiều người bị thương. Đây là lần đầu tiên hai nước xảy ra căng thẳng tại biên giới kể từ sau cuộc đối đầu tại khu vực Doklam hồi năm 2017.
Các nguồn tin Ấn Độ cho biết hơn 1.200 lính Trung Quốc đang tập kết ở tuyến sau, sẵn sàng chi viện cho lực lượng ở biên giới. Đại diện quân đội Ấn Độ và Trung Quốc sau đó họp và thống nhất hạ nhiệt, tránh để căng thẳng leo thang. Dù vậy, trực thăng Trung Quốc vẫn liên tục hoạt động ở vùng lãnh thổ do nước này kiểm soát, trong khi Ấn Độ triển khai biên đội tiêm kích hạng nặng Su-30MKI đến Ladakh để răn đe.
Đường Kiểm soát Thực tế là ranh giới ngăn cách lãnh thổ do Ấn Độ kiểm soát với lãnh thổ do Trung Quốc kiểm soát sau cuộc chiến tranh biên giới năm 1962. Tuy nhiên, hai bên chưa thống nhất phân định biên giới, dẫn tới hàng loạt vụ đụng độ vẫn xảy ra dọc LAC trong nhiều năm qua.
Hồ Pangong Tso nằm tại đường phân giới giữa Ấn Độ và Trung Quốc ở Ladakh. Đồ họa: Google Maps.
Máy bay Pakistan rơi: Phi công 2 lần phớt lờ cảnh báo nguy hiểm của kiểm soát không lưu Phi công của máy bay Airbus A320 của Hãng hàng không quốc tế Pakistan (PIA) rơi xuống khu dân cư ở Karrachi được báo cáo là đã phớt lờ cảnh báo của kiểm soát không lưu về độ cao và tốc độ của máy bay khi chiếc máy bay tiếp cận hạ cánh. Hiện trường vụ tai nạn máy bay. Theo đó, Airbus...