Hoảng vì ‘thần tài’ đến nhà ngày Tết
“Sợ, sợ…”, bé trai gần 2 tuổi khóc thét, bám chặt lấy mẹ khi nghe tiếng trống thình thình cùng “ông thần tài” nhảy tưng tưng vào nhà. Cạnh đó, nhiều gia đình cũng xua con vào trong đóng cửa.
“Tùng tùng cắc tùng tùng…”, sáng đầu năm, tiếng trống vang lên từ cuối con hẻm tại phường 13, quận Tân Bình, TP HCM. Gần chục thanh niên đen đúa, phì phèo thuốc lá, đầu bờm ngựa nhuộm vàng rực cùng tông với trang phục sặc sỡ đang ra sức gõ trống. Trong âm thanh rộn rã, “thần tài” đội mũ tai chuồn, chòm râu dài nhem nhuốc cùng “ông địa” nhảy tưng tưng ngó nghiêng những nhà đi qua.
Cậu bé khóc thét, bám lấy anh trai khi “thần tài” đến nhà ngày Tết. Ảnh: Quốc Thắng
Đang chuẩn bị mâm cúng ông bà, ông Hứa giật mình khi thấy có nhóm người đẩy cửa bước vào trong tiếng trống nện liên hồi. Thằng cháu nội gần 2 tuổi của ông đang ngồi chơi trên ghế salon bỗng khóc thét. “Sợ, sợ…”, nó hét lên rồi bám chặt lấy mẹ, mặt tái xanh đưa tay chỉ về nhóm “thần tài” đang múa mang quay cuồng trong nhà mình.
Đưa tay xua ra vẻ ngăn nhóm thanh niên vào sâu trong nhà, nhưng ông Hứa không cản được vì “thần tài” và “ông địa” đang bận múa. “Thần râu dài” móc trong áo một xâu vàng (dùng để trang trí) treo lên cành đào tết trong nhà gia chủ. Lúc này, ông bụng bự giật tưng tưng trong tiếng trống, quơ quơ cây quạt, cúi đầu gật lia lịa ra hiệu đòi “lì xì”.
Tỏ vẻ khó chịu nhưng có lẽ do là ngày đầu năm nên chủ nhà đành rút ra tờ 50.000 đồng. “Ông địa” liền phẩy quạt cho trống kèn lại nổi lên, quay một vòng lượm nhanh tờ bạc rồi từ từ rút ra ngoài. Đưa tờ tiền kiếm được cho cô gái đi theo, đoàn “thần tài” tiếp tục giục trống liên hoàn trong hành trình dọc con hẻm nhỏ.
“Năm nào họ cũng đến với danh nghĩa ‘ thần tài chúc xuân’, thiệt phiền hết sức. Đâu phải vì họ mà tài lộc mới đến nhà mình, có mà nhát con cháu người ta thì có”, ông Hứa bực bội nói khi thấy đứa cháu nội vẫn còn thút thít.
Vài phút sau, đoàn “thần tài” kéo đến nhà bà Thuý cách đó 100 mét. Người mẹ già gần 90 tuổi của bà chủ nhà đang bệnh liệt giường giật mình hoảng hốt, đưa tay quơ quơ khi đoàn người vào nhà. Họ diễn lại tiếng trống liên hồi và điệu nhảy tưng tưng chẳng giống ai của người trong vai thần tài, ông địa. Tuy nhiên, lần này nhóm không được biểu diễn nhiều bởi bà chủ nhà nhất định đẩy “thần tài” ra ngoài, trả lại không gian yên tĩnh cho mẹ già nghỉ ngơi.
Tiếng trống lại vang lên theo điệu múa lân, đoàn người dừng trước một nhà cao tầng. Vị “thần tài” râu dài ngó nghiêng rồi đẩy cổng lao vào phía trong nhảy nhót. Cũng như lần trước, đoàn người không nhận được sự đồng thuận khi chủ nhà liên tục xua tay, đứng chắn ngang cửa không cho bộ đôi “tài lộc” này vào trong. Tiếng trống dừng đột ngột, “thần tài” ngúng nguẩy quay ra, “ông địa” phẩy quạt ra hiệu cho cả bọn đi thêm đoạn nữa rồi ngồi phệt xuống vệ đường nghỉ ngơi. Mỗi người đốt một điếu thuốc…
“Mấy người này phiền lắm, mới mùng 1 Tết đã lao vào xông nhà người ta. Mà không chỉ có một đoàn, cứ vài tiếng là xuất hiện một nhóm như vậy. Cho họ vào thì có ‘dông’ cả năm. Đó là chưa kể năm ngoái thằng con tôi mất tiêu đôi giày Docter khi bọn họ múa xong”, bác chủ nhà tỏ vẻ khó chịu.
Video đang HOT
Đoàn “thần tài” đi kiếm tiền lì xì vào dịp Tết. Ảnh: Q.T.
Theo ghi nhận của VnExpress, bắt đầu từ chiều 29 Tết, trên đường phố Sài Gòn có rất nhiều đoàn “thần tài chúc xuân” thế này. Lợi dụng tâm lý vui vẻ của các gia chủ khi năm hết Tết đến, nhiều nhóm thanh niên rủ nhau mua những bộ trang phục rẻ tiền, hoá trang làm “thần tài, ông địa” rồi lập đoàn đi múa may xin tiền.
Ông Lang, tổ trưởng khu phố ngụ tại một con hẻm trên đường Cách Mạng Tháng 8 (phường 10, quận 3) cho biết, từ sáng mùng 1 đến trưa mùng 2 Tết có ít nhất 6 đoàn “thần tài” đến con hẻm này. Họ sẽ ập vào bất cứ nhà nào mở cửa, vừa nhảy múa vừa dán bùa, đeo dây hình thỏi vàng cho gia chủ để xin tiền lì xì.
“Trước Tết thì cho bao nhiêu cũng lấy nhưng những ngày này thì họ đòi thêm, khoảng 100-200 nghìn đồng họ mới chịu. Đối với các cơ sở kinh doanh, chúng còn đòi hỏi cao hơn. Không cho thêm chúng cứ đánh trống ầm ầm”, ông Lang nói và cho biết người dân ở đây cứ nghe “tùng, tùng” là đóng cửa lại để “thần tài” khỏi vào nhà.
Theo VNE
Chùm ảnh thả cá chép đưa ông Táo về trời
Sáng 3/2 (tức 23 tháng Chạp âm lịch), tại các sông, hồ trên địa bàn Hà Nội, rất nhiều người dân đi thả cá chép và tro cúng Táo quân.
Theo quan niệm xưa, cá chép phải thả trước giờ Ngọ (12h trưa 23 tháng Chạp), Táo quân mới kịp lên thiên đình. Vì vậy, ngay từ sáng sớm ngày 3/2, sau khi làm lễ xong, nhiều gia đình đã tới các sông, hồ trong nội thành Hà Nội để thả cá.
Ngay từ sáng sớm 23 tháng chạp, rất nhiều gia đình đi chợ mua đồ về làm lễ tiễn Táo quân.
Người bán hàng cho biết, giá các loại cá chép năm nay cao hơn năm ngoái: 40 nghìn/ cặp cá chép đỏ loại bé và 80 nghìn/cặp cá chép đen loại trung bình.
Ai cũng đi chợ sớm để chọn cho mình những con cá thật ưng để chuẩn bị "phương tiện" tiễn ông Táo về trời.
Tại cầu Long Biên và cầu Chương Dương, rất đông người đi thả cá.
Một số khác đi bộ xuống tận mép sông Hồng để thả.
Người người, nhà nhà thả cá.
Tro tàn cũng được thả xuống sông.
Táo quân lên trời, ni-lông... ở lại.
Trong những ngày này, công nhân môi trường rất vất vả thu dọn rác thải ni-lông của người dân thả cá vứt lại trên bờ.
Theo 24h
Râm ran bàn chuyện cả nhà trúng số bạc tỷ Sau khi có thông tin nhiều người dân tại quận Cái Răng, TP. Cần Thơ trúng 7 tờ vé số đặc biệt trị giá hơn 10 tỷ đồng, chủ đề này được bàn luận râm ran tại đây. 10 ngàn đồng mua một hy vọng Mấy ngày qua, chủ đề này được bàn luận &'nóng' từ nơi bán ra các tờ vé số...