Hoang tưởng, cắt tay tự tử vì được kỳ vọng quá nhiều
Có trường hợp khi nghe thấy “người lạ” xui không học nữa, lấy lưỡi lam cắt tay tự sát thì gia đình mới phát hiện bị bệnh hoang tưởng.
Cậu bé 12 tuổi nhập viện tâm thần vì bố mẹ ép học nhiều quá
Ngày 7/4 hằng năm được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) chọn là ngày Sức khỏe tâm thần thế giới nhằm tăng cường nhận thức của toàn xã hội về sức khỏe tâm thần.
Có mặt tại Viện Tâm thần Trung ương, phóng viên bắt gặp đôi mắt đờ đẫn vô hồn trên gương mặt khôi ngô tuấn tú của cậu bé bị bố mẹ ép học đến nhập viện tâm thần.
Chia sẻ với phóng viên về ca bệnh, các bác sĩ cho biết, T (12 tuổi, Hà Nội) sợ đến trường, sợ học, sợ gặp gỡ mọi người, sợ giao tiếp, liên tục cho mình là người kém cỏi.
T. luôn bị ám ảnh bởi thời gian biểu mà bố mẹ đặt ra cho mình. T. luôn trong tâm trạng lo lắng trong khi anh, chị đều đã đạt thủ khoa ở những trường đại học có tiếng ở Hà Nội. T. lo lắng đến nỗi không ăn uống, không ngủ, lúc nào cũng vã mồ hôi, rối loạn tiêu hóa, rối loạn thần kinh thực vật, gầy xanh.
Vì áp lực học hành từ phía cha mẹ, gia đình, lúc nào T. cũng tự “nhốt” mình trong phòng để học và học, thậm chí nhiều lúc em nằm lả trên đống sách vở.
Thời gian gần đây, T. không nói, chẳng rằng, người đờ đẩn, mơ màng và được gia đình cho đi khám. Các bác sĩ kết luận em đã mắc bệnh rối loạn tâm thần và phải nằm viện điều trị lâu dài.
Video đang HOT
Một trường hợp khác có bố mẹ là dân trí thức Hà Nội đặt quá nhiều kỳ vọng ở H. Lên 4 đã cho em đi học tiếng Anh, 5 tuổi đã đọc thông, viết thạo, bố mẹ luôn đặt cho H. mục tiêu đứng đầu lớp.
Từ lúc đó, trong kỳ thi nào H. cũng sợ thi trượt, sợ điểm kém, sợ không đáp ứng được mong muốn của bố mẹ, sợ bị bạn bè chê cười. Trăm ngàn nỗi sợ khiến em phải chịu nhiều áp lực đến phát bệnh tâm thần.
Là người điều trị trực tiếp cho bệnh nhân, BS. Nguyễn Văn Dũng, Viện Sức khỏe tâm thần cho biết, nhiều trường hợp do bị ép học, lúc nào cũng cho mình là thần thánh, người siêu phàm và hơn hẳn những người khác. Nhiều em lúc nào cũng cho mình thông thạo những kiến thức uyên thâm. Nguy hiểm hơn, các em luôn thấy tiếng nói của người lạ rỉ tai xui khiến. Có trường hợp còn nghe thấy “người lạ” xui không học nữa, lấy lưỡi lam cắt tay tự sát thì gia đình mới phát hiện em bị bệnh hoang tưởng và nhập viện tâm thần.
Học sinh, thanh thiếu niên dễ bị trầm cảm nhất Ông Nguyễn Thanh Long, Thứ trưởng Bộ Y tế cảnh báo, học sinh và thanh thiếu niên là nhóm có nguy cơ cao bị rối loạn trầm cảm nhất. Tuy nhiên, hiện nay hầu hết những người bị trầm cảm trong cộng đồng vẫn chưa được phát hiện, chưa được quản lý điều trị và chăm sóc đầy đủ. Đa số người dân còn chưa có hiểu biết đúng về bệnh này dẫn đến kỳ thị, phân biệt đối xử với người rối loạn trầm cảm. Vì thế, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long đề nghị nên giúp học sinh thực hiện lối sống lành mạnh, tăng cường hoạt động thể chất, được trang bị kỹ năng sống, tích cực tham gia các hoạt động tập thể, chia sẻ giúp đỡ lẫn nhau đồng thời quản lý sức khỏe, phát hiện sớm những trường hợp nguy cơ để tư vấn, giúp đỡ kịp thời và phối hợp với cơ sở y tế và gia đình để chăm sóc sức khỏe cho các em. Thứ trưởng Bộ Y tế cũng gửi thông điệp: “Nếu bạn nghĩ rằng mình bị trầm cảm – Hãy trò chuyện với mọi người. Hãy nói với ai đó mà bạn tin cậy về cảm giác và suy nghĩ của mình bởi vì trò chuyện là một trong những biện pháp đơn giản nhất để phòng và chữa trị trầm cảm”. Chuyên gia y tế khuyên các ông bố bà mẹ hãy lắng nghe con mình, phải biết con mình là ai, và chọn một cách thức phù hợp với lứa tuổi, năng lực của con để tránh tình trạng con rơi vào những trường hợp nhập viện tâm thần.
Theo Danviet
"Học thế này sao con trở thành người bình thường?"
Nhiều phụ huynh bày tỏ sự hoang mang lẫn bức xúc trước áp lực học tập của con trẻ hiện nay tại buổi nói chuyện chuyên đề về dạy con do Trường THCS-THPT Đức Trí, Phú Nhuận, TPHCM tổ chức. Có người mẹ còn thốt lên: "Học thế này sao các con thành người bình thường?".
Buổi nói chuyện mới đây với chủ đề "Hãy đón nhận con như chính bản thân con". Diễn giả, ThS Đinh Thanh Phương (Hội quán Các Bà Mẹ) đề cập đến những áp lực mà con trẻ đang phải gồng gánh. Người lớn, đặc biệt là cha mẹ đòi hỏi ở các em quá nhiều nên làm mọi cách "ép chín", bắt trẻ già trước tuổi. Họ muốn con phải giỏi hơn nữa hay giỏi cái này rồi thì phải giỏi thêm cái khác...
ThS Đinh Thanh Phương cho hay người lớn đang đòi hỏi vô lý ở con trẻ
Trong quá trình tương tác, tư vấn với phụ huynh, bà gặp rất nhiều tình cảnh con trẻ ám ảnh việc học vì kỳ vọng của bố mẹ. Có em đến mùa thi là đổ bệnh, sốt, nôn ói, đau bụng... mà đi bác sĩ kiểm tra thể chất thì lại không có vấn đề gì. "Bà mẹ nói, chị không hề la hay đánh mắng con. Vậy nhưng, chỉ một ánh mắt buồn phiền, tiếng thở dài thất vọng của ba mẹ cũng có thể hạ gục con trẻ", ThS Đinh Thanh Phương nói.
Không chỉ những em học kém mà bà Phương lưu ý phụ huynh cần chú ý đến cả các em học giỏi, đạt thành tích tốt. Những lời ngợi ca của bố mẹ, của mọi người làm các em không dám dừng lại, luôn phải giồng mình để đạt kết quả tốt hơn nữa hoặc ít nhất giữ được thành tích cũ. Điều này là một sự căng thẳng vô hình lên tinh thần con trẻ. Nhiều bạn trẻ có kết quả học tập rất tốt, gia đình có điều kiện, tương lai tưởng như rất tươi sáng.. kết cục các em lại chọn cái chết.
Trên thực tế, nhiều phụ huynh cũng hoảng sợ, hoang mang trước cảnh con trẻ học không có thời gian để nghỉ nhưng họ lại không gỡ bỏ được những áp lực học tập trong nhà trường.
Chị Kim Thư, một phụ huynh ở Gò Vấp, TPHCM cho hay con cái quay cuồng vì học thì làm sao có thể làm người bình thường
Chị Kim Thư, một phụ huynh ở Gò Vấp cho hay, con chị cũng nhiều đứa trẻ khác, quay trong vòng học tập. Đến một ngày vợ chồng chị cùng giật mình nghĩ "Học thế này con mình không thể làm người bình thường được".
Mà rõ ràng các cháu đang không bình thường. Bình thường sao được khi hết học ở trường rồi lại đi học thêm, đêm về làm bài, thời gian ngủ không đủ, không có thời gian vui chơi, đến ăn uống cũng phải vội vàng. Đúng như diễn giả Đinh Thanh Phương nói: "Chúng ta đang quá đáng với con trẻ. Người lớn đi làm 8 tiếng về còn phải nghỉ ngơi".
Biết vậy nhưng chính chị Thư cũng không biết phải tháo gỡ áp lực như thế nào vì nếu để buông bỏ, không kỳ vọng thì lo con sẽ không có động lực để cố gắng. Chị cũng như nhiều phụ huynh cũng lúng túng không biết làm cách nào để kỳ vọng của bố mẹ trở thành động lực chứ không phải áp lực cho con.
Bà Phạm Thị Mỹ Hạnh, công tác trong ngành y nói rằng gia đình bà, nhiều đời làm trong ngành y nhưng quan điểm rất rõ ràng, con cái sẽ chọn lựa nghề nghiệp mà các con yêu thích nên họ cố gắng xem việc học của con thật nhẹ nhàng.
Bà Phạm Thị Mỹ Hạnh cũng cho biết, ngày nào bà cũng nhận được tin nhắn từ giáo viên, nhà trường nhắc nhở con làm bài tập
Nhưng rồi, bà nói rằng buông bỏ làm sao được khi mà ngày nào cũng như ngày nào, bà cũng nhận được tin nhắn từ nhà trường, từ giáo viên thông báo hôm nay con phải hoàn thành những bài tập nào, nội dung gì, môn này đến môn khác. Mình chỉ đọc tin đã hoảng hỏi con trẻ làm sao. Đi học về con ăn uống đại khái rồi ôm lấy sách vở để làm bài tập.
Theo bà, giáo viên cũng bị áp lực ở trên xuống nên chúng ta phải xem lại chương trình học. Người mẹ đề xuất, các cháu học hai buổi rồi thì làm sao để buổi sáng là học chương trình chính, buổi chiều xem lại bài tập rồi tham gia câu lạc bộ, năng khiếu, vui chơi. Về nhà là để các em tham gia vào sinh hoạt gia đình.
"Ngày xưa chúng ta phải xếp hàng để đi mua gạo nhưng giờ chúng ta phải xếp hàng đi chữa bệnh. Trong đó có nhiều bệnh vì học. Các con bây giờ khổ quá!", bà Hạnh nghẹn lời.
Chia sẻ tâm can của người mẹ đã thay lời cho phụ huynh tham gia chương trình, mọi người gật gù rồi vỗ tay liên tục.
Sau khi phát biểu, bà Hạnh bấm điện thoại, mở cho PV Dân trí xem hàng chục tin nhắn từ giáo viên, nhà trường gửi qua hệ thống liên lạc điện tử cho phụ huynh để nhắc nhở con làm bài tập.
ThS Đinh Thanh Phương đồng tình, việc để bố mẹ tháo bỏ được áp lực cho con là chuyện không dễ dàng. Cha mẹ phải xách định rõ mình muốn con như thế nào. Nếu bị áp lực, đứa trẻ có thể thành công như chưa chắc đã hạnh phúc. Điều cần thiết nhất là cha mẹ cần phải dành thời gian, có những khoảnh khắc sống chung với con để hiểu con thật sự muốn gì, đừng đòi hỏi quá nhiều ở con mà hãy chấp nhận một số điểm nào đó chưa hoàn thiện của con.
Theo Hoài Nam (Dân trí)
Ăn tối trên xe máy: Ai là người làm khổ trẻ? Tiến sĩ Vũ Thu Hương, giảng viên khoa Giáo dục tiểu học (ĐH Sư phạm Hà Nội), cho rằng phụ huynh gây áp lực học tập khiến con phải ăn tối trên xe máy ngay giữa sân trường. Những tranh luận về tình trạng quá tải trong giáo dục vài năm nay chưa đi đến hồi kết. Bộ GD&ĐT cố gắng cắt giảm...