Hoàng tử Zulu tranh đoạt ngôi báu
Misuzulu tuyên bố là tân Quốc vương Zulu sau khi vua cha qua đời, nhưng một hoàng tử khác phản đối ngay trong lễ công bố di chúc.
Quốc vương Goodwill Zwelithini, người trị vì Vương quốc Zulu ở Nam Phi, hồi tháng 3 băng hà và để lại di chúc chỉ định hoàng hậu Mantfombi Shiyiwe Dlamini Zulu giữ vai trò nhiếp chính. Tuy nhiên, bà Mantfombi cũng qua đời sau đó một tháng, khiến việc kế vị ngai vàng Zulu rơi vào hỗn loạn.
Tối 7/5, vài giờ sau khi tang lễ của bà Mantfombi diễn ra, hoàng gia Zulu tổ chức buổi lễ công bố di chúc của bà. Theo di chúc, Mantfombi chỉ định hoàng tử Misuzulu, 46 tuổi, con trai cả của bà với cố vương Zwelithini, làm quốc vương Zulu tiếp theo.
Misuzulu (thứ ba từ phải sang) cùng các chiến binh Zulu mặc trang phục truyền thống trong buổi lễ ở Cung điện Hoàng gia KwaKhangelamankengane, Nam Phi, ngày 7/5. Ảnh: AP .
Tuy nhiên, hỗn loạn xảy ra khi một hoàng tử khác lên tiếng phản đối và làm gián đoạn buổi lễ tại Cung điện Hoàng gia KwaKhangelamankengane ở tỉnh KwaZulu-Natal của Nam Phi. Hai công chúa khác cũng đặt câu hỏi liệu cố vương Zwelithini có trao quyền chỉ định người kế vị cho Mantfombi hay không.
Video đang HOT
Các vệ sĩ hoàng gia lập tức có mặt và lôi hoàng tử phản đối vương vị của Misuzulu ra ngoài để buổi lễ có thể tiếp tục.
Cố vương Zwelithini lấy nhiều vợ và có tổng cộng 28 người con. Mantfombi không phải vợ cả của Zwelithini.
Vấn đề được quan tâm nhất trong vụ tranh chấp ngôi báu là tài sản của quốc vương Zulu và lượng lớn đất đai thuộc quyền sở hữu truyền thống của người Zulu, đang được một quỹ ủy thác giữ. Quỹ này được cho đang kiểm soát gần 30% diện tích đất đai tại tỉnh KwaZulu-Natal, tương đương khoảng 28.000 km2. Quốc vương Zulu là người được ủy thác duy nhất với số tài sản này.
Trước khi thông báo lên ngôi, Misuzulu mặc áo da báo truyền thống dành riêng cho thành viên hoàng gia và các tù trưởng tham gia lễ tưởng niệm hoàng hậu Mantfombi. Ông kêu gọi các thành viên hoàng gia Zulu đoàn kết.
Quốc vương Zulu không có ảnh hưởng chính trị hoặc vị trí được hiến pháp công nhận ở Nam Phi, song quyền lực truyền thống của ông được công nhận ở KwaZulu-Natal, nơi ông được cho là “trị vì những không cai trị”. Quốc vương Zulu còn đóng vai trò quan trọng trong thu hẹp khoảng cách giữa phong tục tập quán truyền thống và thể chế hiện đại ở Nam Phi. Zulu là nhóm dân tộc lớn nhất trong số 60 triệu dân của Nam Phi.
Forbes ước tính tài sản ròng của Zwelithini là gần 20 triệu USD. Chính phủ Nam Phi hàng năm cấp khoảng 5 triệu USD ngân sách cho hoàng gia Zulu. Quốc vương Zwelithini lên ngôi năm 1968 và qua đời hồi hai tháng trước, được cho là do biến chứng vì nhiễm nCoV.
Hoàng tử bị tố giết con gấu lớn nhất Romania
Romania đang điều tra sau khi Hoàng tử Liechtenstein, quốc gia nằm gần Áo, bị cáo buộc bắn chết con gấu nâu lớn nhất nước này.
Hoàng tử Emanuel von und zu Liechtenstein, người cháu 32 tuổi của Vương công Hans-Adam II, người trị vì quốc gia nhỏ bé Liechtenstein, bị cáo buộc bắn chết con gấu Arthur, 17 tuổi, trong một chuyến thám hiểm săn bắn vào tháng ba. Arthur là con gấu nâu lớn nhất Romania và là một trong những con gấu nâu lớn nhất châu Âu.
Công tố viên hôm 6/5 mở cuộc điều tra với hai lý do: vụ giết gấu không được cho phép và một số người liên quan có thể không có giấy phép sử dụng vũ khí.
Con gấu Arthur tại Romania năm 2019. Ảnh: Agent Green.
Tổ chức môi trường Agent Green tin rằng hoàng tử đã được Bộ Môi trường Romania cấp giấy phép đi săn 4 ngày để bắn một con gấu cái đang tấn công các trang trại ở hạt Covasna, Transylvania. Thay vào đó, họ cho rằng Hoàng tử đã bắn Arthur, con gấu sống trong một khu bảo tồn.
Gabriel Paun, chủ tịch của Agent Green, cho biết trong một tuyên bố trên trang web của nhóm rằng ông không hiểu vì sao Hoàng tử có thể nhầm lẫn giữa một con gấu ít tuổi đang ăn trộm gà từ một ngôi làng với con gấu đực lớn nhất sống ở sâu trong rừng.
Romania là nước có số lượng gấu lớn nhất ở châu Âu nếu không tính Nga và họ tự hào về di sản của mình. Họ đã cấm săn gấu vào năm 2016. Tuy nhiên, các trường hợp ngoại lệ được cho phép trong những trường hợp cực đoan, như khi một con gấu làm hỏng tài sản hoặc đe dọa tính mạng con người.
Hoàng tử Emanuel von und zu Liechtenstein. Ảnh: Sipa .
Câu chuyện này đã được nhiều báo địa phương đưa tin và nhận được sự quan tâm lớn của công chúng. Tuy nhiên, Thủ tướng Romania Florin Citu nói rằng báo chí đưa tin không chính xác và Arthur có thể không phải là con gấu nâu lớn nhất ở châu Âu. Phản ứng của ông đã bị nhiều người chỉ trích.
Hoàng tử Emanuel von und zu Liechtenstein nói rằng "ông không muốn dính líu vào vấn đề nhạy cảm này". Tuy nhiên, người Romania đã vào trang web về Lâu đài Riegersburg của hoàng gia Liechtenstein để thể hiện sự bất bình.
Liechtenstein là quốc gia nói tiếng Đức có diện tích hơn 160 km2, dân số khoảng 40.000 người ở Trung Âu, xen giữa Áo và Thụy Sĩ.
Hoàng thân Philip, người dẫn đường thầm lặng trọn một thế kỷ Cuộc đời của Philip ngay từ đầu đã rất ấn tượng. Là cháu trai của Vua Constantine I (Hy Lạp), Hoàng tử của cả Hy Lạp và Đan Mạch chào đời năm 1921 ngay trên bàn ăn của một biệt thự trên đảo Corfu. Công tước xứ Edinburgh, Phu quân của Nữ hoàng Anh Elizabeth II đã qua đời ngày 9/4/2021. Ảnh: CNN...