Hoàng tử Bhisadej Rajani vừa qua đời và những đóng góp của ông cho nền nông nghiệp Thái Lan
Bangkok Post ngày 24.7 đưa tin, Hoàng tử Bhisadej Rajani – người cuối cùng của dòng Phó vương đã qua đời vào hôm 23.7.
Ông thọ 100 tuổi.
Lễ tang Hoàng gia diễn ra trong 7 ngày
Hoàng tử Thái Lan Bhisadej Rajani, thành viên lớn tuổi nhất của Hoàng gia, đã qua đời tại bệnh viện Siriraj hôm thứ Bảy (23.7) ở tuổi 100.
Theo Bangkok Post, nghi lễ tắm rửa sẽ diễn ra vào chiều Chủ nhật 24.7 ở chùa Benchamabophit. Lễ tang ông sẽ diễn ra trong 7 ngày.
Ông Rajani là một trong những nhân vật hoàng gia được kính trọng nhất vì những đóng góp kể từ thời trị vì của Vua Rama IX. Ông là thành viên nam đầu tiên của gia đình hoàng gia trong nhiều thập niên qua thọ 100 tuổi.
Ông sinh ngày 20.1.1922, là con của Hoàng tử Rajani Chamcharas và Công nương Barabimalabarna Varavarn. Ông Rajani là cháu trai của Phó vương cuối cùng của Xiêm, Hoàng tử Bovorn Vichaicharn.
Mẹ của ông là Công chúa Barabimalabarna Varavarn, con gái của Hoàng tử Voravarnakorn, Hoàng tử Naradhip Prabanbongse.
Ông là chắt của cả Vua Mongkut (Rama IV) và em trai Pinklao. Ông có một chị gái là Công chúa Vibhavadi Rangsit.
Ông Rajani đăng ký theo học Trường Debsirin và Cao đẳng Vajiravudh trước khi chuyển đến Cao đẳng Dulwich ở London. Ông sớm thích nghi với cuộc sống ở nước ngoài, đặc biệt trong Thế chiến II, ông từng phục vụ trong quân ngũ và là điệp viên cho quân đội Anh.
Khi Thái Lan tham gia cùng Nhật Bản theo phe Trục, công dân Thái ở các nước Đồng minh đã gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là những người sống ở các nước Đồng minh như Anh hay Mỹ. Một số người Thái sống ở Anh đã trở thành thân Đồng minh và gia nhập quân đội Anh.
Phong trào Thái Lan Tự do được tổ chức sau đó để chống lại phe Trục ở Thái Lan. Ông đã chiêu mộ những người khác gia nhập quân đội Anh. Ông là thành viên trong phong trào, đã quay về Thái Lan và làm nông. Họ là nguồn tin tình báo rất quan trọng cho quân Đồng minh trong khu vực.
Sau khi Nhật Bản đầu hàng vào năm 1945, Phong trào Thái Lan Tự do đã giúp Thái Lan được công nhận là trung lập trong các cuộc xung đột.
Hoàng tử Bhisadej Rajani qua đời vào hôm 23.7 – Ảnh: Bangkok Post
Video đang HOT
Ông là một nhà văn và nhà sử học
Hoàng tử Bhisadej Rajani và gia đình sống tại Cung điện Pramual ở Silom, Bangkok, nhưng thường xuyên ở nhà riêng của ông ở Doi Ang Khang, quận Fang, tỉnh Chiang Mai.
Sở thích của ông là đọc sách, nghe nhạc và chụp ảnh. Từ năm 14 tuổi đã quan tâm đến nhiếp ảnh.
Theo một tờ báo địa phương Thái Lan, Hoàng tử Bhisadej là người thích đọc sách, mê nhiếp ảnh và quan tâm đến nông nghiệp. Những cuốn sách yêu thích của ông là những cuốn về lịch sử và du lịch nông thôn mô tả cuộc sống của những người nông dân, đặc biệt là ở Pháp và Tây Ban Nha.
Năm 1969, trong chiến dịch chống ma túy bất hợp pháp, Vua Bhumibol khi đó đã thành lập Quỹ Hoàng gia, đặt trung tâm ở quận Fang của Chiang Mai, để khuyến khích người dân các bộ lạc vùng đồi núi ngừng trồng cây thuốc phiện và chuyển sang các loại cây trồng khác.
Là Chủ tịch của quỹ, Hoàng tử Bhisadej đã khuyên người dân các bộ lạc trên đồi núi trồng các loại cây thay thế, chẳng hạn như dâu tây, đào, mận, rau và các loại khác.
Ông cũng từng là Chủ tịch của dự án phát triển kinh tế bộ lạc đồi núi Thái Lan-Liên Hợp Quốc và Ủy ban Nghiên cứu Nông nghiệp Tây Nguyên.
Hoàng tử Bhisadej nhận Giải thưởng Triết gia Nông nghiệp 2011.
Người dân Thái Lan rất kính trọng Hoàng tử Bhisadej vì những cống hiến và đóng góp của ông trong thời kỳ trị vì của Quốc vương Bhumibol.
Đàn ông nước nào 'khoái' mặc váy, ăn trầu ở khắp nơi?
Đông Nam Á luôn là điểm dừng chân lý tưởng của nhiều du khách quốc tế.
Không chỉ bởi cảnh quan đa dạng, nền văn hóa đặc sắc, ẩm thực phong phú mà còn bởi chính sự thân thiện, hiếu khách của người dân.
Châu Giang là con sông lớn thứ ba tại Trung Quốc với chiều dài 2.200 km, sau Trường Giang và Hoàng Hà. Đây cũng là sông lớn thứ hai tính theo lưu lượng. Nằm ở miền nam Trung Quốc, sông Châu Giang chảy vào biển Đông tại đoạn giữa Hồng Kông và Ma Cao. Khu vực hạ lưu của con sông này cũng tạo thành vùng châu thổ Châu Giang.
Giữa thế kỷ 19, Thái Lan đứng trước hiểm họa xâm lăng của các nước thực dân châu Âu khi Đế quốc Anh đã chiếm Miến Điện còn Pháp đã chiếm ba nước Việt Nam, Lào và Campuchia ở phía đông. Thái Lan lúc này vô tình trở thành vùng đệm địa lý giữa hai thế lực thực dân đứng đầu thế giới. Nhờ chính sách ngoại giao cây sậy mềm dẻo, linh hoạt, đảm bảo lợi ích quốc gia, đã giúp Thái Lan là quốc gia Đông Nam Á duy nhất không bị chiếm làm thuộc địa của các nước châu Âu.
longyi là một loại váy truyền thống cho các nam và nữ ở Myanmar. Nam giới nước này thường mặc váy longyi trong đời sống hàng ngày từ đi làm, đi ngủ, lái ô tô hay cả đạp xe. Ngoài ra, một nét văn hóa đặc sắc khác của người Myanmar là ăn trầu. Mọi người đủ mọi lứa tuổi không phân biệt nam nữ, trẻ già ở Myanmar đều thích nhai trầu.
Quốc kỳ Campuchia được chọn lại vào năm 1993, sau cuộc tổng tuyển cử đưa Campuchia trở lại thời kỳ quân chủ. Giữa lá cờ có hình Angkor Wat trắng trên nền ba sọc ngang màu xanh dương, đỏ và xanh dương. Hình Angkor Wat ở giữa lá cờ là biểu tượng cho sự thanh liêm, công lý của nhân dân và là di sản văn hóa của Campuchia và đồng thời tượng trưng cho Phật giáo Nam truyền - tôn giáo chính tại Campuchia. Màu xanh dương là biểu tượng của sự tự do, đoàn kết, tình nghĩa anh em đồng thời tượng trưng cho nhà vua. Màu đỏ là biểu thị lòng can đảm của cả nhân dân Campuchia.
Myanmar (còn được gọi là Miến Điện) là một quốc gia ở phía tây bắc của Đông Nam Á, có biên giới với Trung Quốc, Ấn Độ, Bangladesh, Thái Lan và Lào. Nước này nằm dọc theo mảng Ấn Độ và mảng Á-Âu, phía đông nam của dãy Himalaya, về phía tây là Vịnh Bengal và phía nam là biển Andaman. Đây là vị trí chiến lược, nằm gần các tuyến đường vận tải chính của Ấn Độ Dương.
Quốc kỳ Brunei có dạng hình chữ nhật với quốc huy Brunei màu đỏ ở giữa, trên nền màu vàng, bị cắt ngang bởi hai sọc màu đen, trắng. Năm 1906, khi còn là đất bảo hộ của nước Anh, Brunei đã chế định quốc kỳ Brunei đầu tiên, đó là lá cờ vàng hình chữ nhật. Màu vàng trên lá cờ biểu thị Hồi vương là tối cao.
Tháp đôi Petronas hay Petronas TwinTowers, là tên một cao ốc tại Kuala Lumpur, Malaysia. Tòa tháp đôi này đã từng là tòa nhà cao nhất thế giới trước khi bị Taipei 101 vượt qua vào ngày 17 tháng 10 năm 2003.
Nằm ở phía Tây Nam Bangkok, Amphawa là chợ nổi lớn thứ hai ở Thái Lan, tuy không lớn bằng chợ nổi Damnoen Saduak nhưng lại được nhiều du khách biết đến hơn. Khi đến du lịch chợ nổi Amphawa của Thái lan, du khách không chỉ được ngắm những phong cảnh cổ xưa tuyệt đẹp mà còn được thỏa sức mua sắm cũng như thưởng thức các món ăn tuyệt vời nơi đây.
PT (Persero) Perusahaan Penerbangan Garuda Indonesia, viết tắt Garuda Indonesia, là hãng hàng không quốc gia của Indonesia. Tên của hãng được đặt theo loài chim thần thoại Garuda. Trong truyền thống Vedic Ấn Độ, Garuda là loài chim mang thần Vishnu của Hindu god Vishnu.
Khao San là một con đường ngắn nằm gần đại lộ Ratchadamnoen - đây là đại lộ chính liên kết khu vực với các đền thờ lịch sử và cung điện của Bangkok. Mặc dù, Khao San khá nhỏ nhưng nơi đây lại thu hút rất nhiều dân du lịch tự túc bởi có rất nhiều nhà nghỉ, quán bar, nhà hàng... với giá cả phải chẳng.
San Miguel là tên một vùng đất ở Tây Ban Nha. Tại đây, những người Philippines đã học phương pháp truyền thống của người Tây Ban Nha để tạo ra một loại bia. Năm 1890, nhà máy bia La Fabrica de Cerveza của San Miguel ở Philippines bắt đầu sản xuất và nhanh chóng trở thành loại bia được nhiều người ưa chuộng.
Gado-Gado là món salad mang hương vị đặc trưng độc đáo riêng biệt của ẩm thực Indonesia. Đây là món ăn phù hợp cho bữa trưa thanh đạm bởi nguyên liệu của nó được làm hoàn toàn từ rau củ, nhẹ nhàng và giàu dinh dưỡng.
Nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một dải đất hình chữ S, nằm ở trung tâm khu vực Đông Nam Á, ở phía đông bán đảo Đông Dương, phía bắc giáp Trung Quốc, phía tây giáp Lào, Campuchia, phía đông nam trông ra biển Đông và Thái Bình Dương.
Naypyidaw mới là thủ đô của Myanmar chứ không phải Yangon nhưng thành phố này không đông đúc như thủ đô của nhiều quốc gia khác khi chỉ có 131 người trên một km vuông.
Trong tiếng Thái Lan, câu sawasdee có nghĩa là xin những điều tốt đep/ tốt lành sẽ đến với bạn. Ngoài ra câu nói này còn được dùng khi chia tay hay tạm biệt nhau. Chắp tay cúi chào được xem như một nét văn hóa của người Thái vậy nên khi đến với đất nước này, du khách nên biết cách chắp tay để có một cái chào thật ý nghĩa.
Borobudur, Barabodur hay Ba La Phù đồ là một ngôi đền Phật giáo có niên đại từ thế kỷ thứ 9 tọa lạc ở Magelang, miền trung Java, Indonesia. Đây cũng là một trong những di tích Phật giáo lớn nhất thế giới. Ngôi đền này có chín tầng, xếp chồng lên nhau bao gồm sáu vuông, ba tròn và trên cùng là một mái tròn.
Theo con số thống kế được ước tính, Indonesia có khoảng 17.508 đảo lớn, nhỏ với hơn 5.000 hòn đảo có người sinh sống. Có rất nhiều hòn đảo chưa được đặt tên vì số lượng quá lớn. Những hòn đảo được biết đến nhiều và lớn nhất của Indonesia là Sumatra, Java và Bali.
Bữa tiệc 2 tấn rau quả dành cho khỉ trong lễ hội đặc biệt ở Thái Lan Hàng nghìn con khỉ ở Lopburi, miền trung Thái Lan đã thưởng thức hai tấn trái cây và rau quả trong khuôn khổ lễ hội khỉ. Hàng nghìn con khỉ tham gia lễ hội đặc biệt ở Thái Lan Lễ hội khỉ truyền thống ở Thái Lan đã quay trở lại sau hai năm bị gián đoạn do ảnh hưởng của đại dịch....