Hoảng sợ vốn Nhân dân tệ: Đồng loạt từ chối, huỷ dự án Trung Quốc
Hàng loạt dự án chục tỷ Nhân dân tệ tương đương hàng tỷ USD được triển khai, kế hoạch lịch sử của Trung Quốc được xem là bất khả chiến bại khiến Mỹ giật mình lo ngại, trong khi châu Á thực sự hoảng sợ.
Dồn dập dự án tỷ USD
Trung Quốc dồn dập thắng thầu các công trình tỷ USD ở khắp châu Á và cả thế giới, nhưng hàng loạt dự án tỷ USD đã và đang bị hủy bỏ. Nhiều quốc gia đã nhận thấy sự dễ dãi trong đàm phán nguồn vốn Nhân dân tệ và chi phí không hề rẻ như giá bỏ thầu.
Nhiều dự án giao thông lớn do doanh nghiệp Trung Quốc triển khai tưởng chừng bất khả chiến bại, nhưng bị nghi ngờ vướng vào những vụ bê bối tham nhũng, chậm trễ, tài chính không minh bạch và rắc rối về điều khoản vay nợ.
Sau chuyến thăm Trung Quốc hồi tháng 8, Thủ tướng Malaysia Mahathir Mohamad đã có xác nhận về việc hủy 3 dự án trị giá 22 tỷ USD giữa Malaysia và Trung Quốc, gồm một dự án đường sắt dài 688km nối bờ biển phía đông của Malaysia với miền nam Thái Lan và Kuala Lumpur (ECRL) và 2 dự án đường ống dẫn khí đốt.
Tham vọng xây ảnh hưởng tại châu Á và châu Âu của Trung Quốc.
Riêng dự án ECRL trị giá 20 tỷ USD, được Malaysia Rail Link ký với Công ty xây dựng giao thông vận tải Trung Quốc, có nguồn vốn vay chủ yếu từ Ngân hàng xuất nhập khẩu Trung Quốc. Hai dự án còn lại, phần lớn chi phí đã được thành toán cho nhà thầu nước này nhưng mới có 13% công việc được hoàn thiện.
Đây đều là những dự án lớn về cơ sở hạ tầng ký kết năm 2016 dưới thời cựu Thủ tướng Najib Razak. Song, nhiều ý kiến cho rằng, các dự án này thiếu minh bạch và có những điều khoản không có lợi cho Malaysia, như vấn đề lãi suất vay; hay những thỏa thuận mà ông Mahathir từng cho rằng “không công bằng”.
Trước đó, hồi đầu tháng 7, Malaysia Rail Link đã thông báo ngừng thi công công trình vì nhiều nguyên nhân, trong đó có lý do “lợi ích quốc gia.” Dự án vay tiền Trung Quốc nên buộc phải thuê nhà thầu xây dựng từ Bắc Kinh và chi phí đội lên cao hơn gần 50% so với ước tính của chính phủ Malaysia trước đó.
ECRL khởi công tháng 8/2017 và được xem là một trong những hạng mục quan trọng trong Kế hoạch “Một vành đai, một con đường” của Trung Quốc, nhằm thiết lập “Con đường Tơ lụa” hiện đại, kết nối hành lang trên bộ tại Đông Nam Á, Pakistan và Trung Á.
Theo SCMP, hồi cuối 2017, Pakistan cũng bất ngờ hủy dự án xây dựng đập thủy điện Diamer-Bhasha trị giá 14 tỷ USD với Trung Quốc để tránh những điều kiện ngặt nghèo, đi ngược lại lợi ích của nước này. Pakistan sau đó tự bỏ ra toàn bộ chi phí để thực hiện dự án.
Các điều kiện mà Trung Quốc, bên cung cấp tài chính cho dự án, đưa ra bao gồm việc nước này sẽ có quyền sở hữu đập Diamer-Bhasha, chi phí vận hành và bảo trì con đập và yêu cầu được quyền xây dựng một con đập khác tại Pakistan trong tương lai.
Video đang HOT
Trung Quốc rót tiền khắp châu Á
Chỉ vài ngày trước, Nepal cũng tuyên bố hủy dự án thủy điện Budhi Gandaki trị giá 2,5 tỷ USD, một dự án được chỉ định thầu cho một công ty thuộc sở hữu nhà nước của Trung Quốc.
Nỗi sợ tiền Trung Quốc
Cả hai con đập Diamer-Bhasha và Budhi Gandaki đều là những mắt xích quan trọng trong Sáng kiến “Một vành đai và Một con đường” của Trung Quốc. Và nó còn phức tạp và nhạy cảm hơn bởi liên quan tới môi trường, cuộc sống của người dân ở cả thượng và hạ lưu.
Trước đó, trong năm 2016, nhiều quốc gia khác cũng đồng loạt hủy bỏ dự án hợp tác với Trung Quốc.
Cụ thể, Bangladesh hủy bỏ dự án cảng nước sâu Sonadia do Trung Quốc đề xuất với lý do thiếu tính khả thi thương mại, nhưng lại để Nhật Bản phát triển cảng Matarbari cách đó chỉ 25 km.
Thái Lan hủy bỏ một dự án đường sắt 870km ký với Trung Quốc do bất đồng về vấn đề tài chính, rồi quyết định tự đầu tư.
Indonesia cũng yêu cầu các nhà đầu tư Trung Quốc tạm dừng một dự án đường sắt vì không đủ giấy tờ.
Gần đây, Philippines cũng hủy dự án sòng bạc 1,5 tỷ USD vốn từ Trung Quốc chỉ vài phút sau lễ động thổ, vì cho rằng khoản tiền thuê không hợp lý khiến Manila gặp bất lợi.
Trên thế giới, tình trạng tương tự cũng xảy ra. Năm 2014, Mexico chấp nhận đền 1,3 tỷ USD cho Trung Quốc để hủy hợp đồng thi công đường sắt cao tốc đầu tiên. Mỹ hủy hợp đồng xây dựng đường sắt cao tốc xuyên Mỹ 12 tỷ USD vì không tin tưởng chất lượng “Made in China”. Anh ngừng phê chuẩn dự án xây dựng nhà máy điện hạt nhân Hinkley Point do lo ngại về vấn đề an ninh quốc gia khi dự án có nguồn đầu tư từ Trung Quốc.
Nhiều dự án liên quan tới Sáng kiến “Một vành đai, Một con đường” đã và đang gây lo ngại trong công chúng tại khu vực châu Á. Người dân lo trở thành con nợ của Trung Quốc, lo về chất lượng cũng như giá thành và các điều khoản kéo nhà thầu Trung Quốc sang thi công,…
Sri Lanka là nước sớm phải trả giá cho các dự án liên quan đến Trung Quốc. Năm 2017, chính phủ Sri Lanka khi buộc phải giao một cảng của Trung Quốc xây dựng tại Sri Lanka cho người Trung Quốc sau khi không thể trả được nợ.
Pakistan đang phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng nợ toàn diện. IMF cảnh báo Pakistan rằng họ không đủ khả năng hoàn trả các khoản nợ Trung Quốc, giống như trường hợp Montenegro, với nợ nước ngoài hơn 80% GDP và một loạt các dự án dở dang không có tiền hoàn thiện.
Trong khi đó, tại Lào, tuyến đường sắt xuyên quốc gia này do Trung Quốc xây dựng và có giá trị bằng một nửa GDP Lào. Khoản nợ Trung Quốc của cả Lào và Campuchia được đánh giá là rất lớn.
Gần đây, một số nước đẩy mạnh hợp tác với Ấn Độ, Nhật Bản và Mỹ, tìm kiếm nguồn vốn từ các quốc gia này để tạo sự cân bằng trong khu vực. Tuy nhiên, về dài hạn, kế hoạch “Một vành đai Một con đường” dự báo tiếp tục được đẩy mạnh trong bối cảnh các nước nghèo tại châu Á vẫn đang cần tiền, nhu cầu đầu tư vào cơ sở hạ tầng lên tới hàng chục ngàn tỷ USD.
Tại Nepal, mặc dù dự án thủy điện tỷ USD bị hủy bỏ nhưng phe đối lập tại nước này cho biết họ sẽ giao lại dự án cho phía Trung Quốc nếu giành chiến thắng trong cuộc bầu cử bắt đầu hôm 26/11.
Gần đây, nước Mỹ của ông Donald Trump công bố kế hoạch “Tầm nhìn Kinh tế Ấn Độ – Thái Bình Dương” với cam kết đầu tư 113 triệu USD ở khu vực này. Tuy nhiên, con số đó quá bé so với Sáng kiến của Trung Quốc.
M. Hà
Theo Vietnamnet.vn
Lấy cắp kỹ thuật không gian của Nga và chiến lược "Một vành đai, một con đường" là mối đe dọa lớn nhất đối với Nga
Báo chí Nga đang tới tấp chỉ trích Trung Quốc lấy cắp kỹ thuật không gian của Nga, coi việc lấy cắp kỹ thuật này và chiến lược "Một vành đai, một con đường" của Trung Quốc là mối đe dọa lớn nhất đối với Nga.
Báo Nga cho rằng phi thuyền Thần Châu là bản nhái của tàu Soyuz
Vào dịp Mỹ tuyên bố thành lập và đưa lực lượng tác chiến không gian mà họ gọi là "Binh chủng bộ đội Vũ trụ" vào hoạt động từ trước năm 2020, truyền thông Nga mới đây đã đăng bài chỉ trích Trung Quốc phá hoại địa vị bá chủ không gian của Nga thông qua việc ăn cắp kỹ thuật không gian của họ. Trên thực tế, sau cuộc gặp gỡ cấp cao Trump - Putin tại Helsinki, báo chí Nga bắt đầu tới tấp đăng bài phê phán đồng minh cũ Trung Quốc - một điều hiếm thấy xưa nay.
Phi thuyền Thần Châu của Trung Quốc
Phi thuyền "Thần Châu" là bản nhái ăn cắp kỹ thuật Nga
Theo trang web "Defence One" chuyên đăng tải các thông tin về các vấn đề quốc phòng và an ninh quốc gia của Mỹ ngày 5/8, báo chí Nga mới đây đã tới tấp chỉ trích Trung Quốc lấy cắp kỹ thuật không gian của nước họ.
Hãng tin "Lenta" trong một bài báo nhan đề "Sự nghiệp phi hành của nước Nga", với tiêu đề phụ "Trung Quốc lấy cắp cơ mật không gian của Nga đến mức không còn gì để lấy nữa", trong đó viết: việc Trung Quốc lấy cắp kỹ thuật không gian của Nga mới là mối đe dọa lớn nhất đối với Nga.
Phi thuyền Soyuz của Nga
Vào cuối những năm 1990, có chuyên gia Nga xác nhận, Trung Quốc đã có được toàn bộ kỹ thuật về phi thuyền chở người vào không gian của Liên Xô cũ thông qua con đường không chính thức. "Lenta" đưa tin, Trung Quốc thông qua hành vi gián điệp, sách lược sao chép để phá hoại địa vị bá chủ không gian khi xưa của người Nga. "Trung Quốc tìm mọi cách tìm hiểu kỹ thuật liên quan đến việc đưa người vào không gian. Chính vì thế, phi thuyền không gian "Thần Châu" (không mang theo người) họ phóng lần đầu thực tế chính là bản sao của con tàu "Soyuz" của Nga".
Tờ báo Nga cay đắng: hiện nay Bắc Kinh đã lấy cắp hết mọi kỹ thuật không gian của Nga rồi; thứ duy nhất còn lại là kỹ thuật động cơ tên lửa "RD-180" thì Trung Quốc cũng đã đang phỏng chế.
Hãng thông tấn chính thức RIA Novosti hôm 31/7 cũng đăng bài nhan đề: "Trung Quốc đề nghị Nga giám định động cơ siêu trọng kiểu mới", trong đó cho biết, trước yêu cầu của Trung Quốc, các chuyên gia Nga đã bày tỏ cự tuyệt vì loại động cơ hạng 500 tấn mà Trung Quốc "nghiên cứu" ra giống hệt loại "RD-180" của Nga.
Báo Nga tập trung phê phán Trung Quốc - điều hiếm có xưa nay
Ngoài các hãng truyền thông chính thống phê phán Trung Quốc lấy cắp kỹ thuật không gian, gần đây nhiều báo chí Nga cũng tới tấp lên tiếng phê phán Trung Quốc. Đây được coi là điều hiếm có vì truyền thông Nga hầu như đều do chính phủ kiểm soát.
Hồi đầu tháng 8, tờ báo lớn "Độc lập" của Nga đã đăng bài dài phê phán kế hoạch "Một vành đai, một con đường" của Trung Quốc. Bài báo viết, Trung Quốc càng tích cực thúc đẩy "Một vành đai, một con đường", càng vung tiền đầu tư thì các hoạt động chống lại chính sách của Trung Quốc ở những nơi ven con đường đó càng gia tăng. Bài báo còn viện dẫn quan điểm của các chuyên gia phân tích cho rằng, Trung Quốc mở rộng ảnh hưởng của họ ở Trung Á đã uy hiếp nghiêm trọng đến lợi ích của nước Nga tại khu vực này.
Theo Lenta, kỹ thuật tên lửa đẩy siêu mạnh RD-180 của Nga cũng đang bị Trung Quốc phỏng chế
Ngày 10/7, Bắc Kinh tuyên bố cho các quốc gia Ả rập Trung Đông vay 20 tỷ USD, lập tức trang mạng "Sự thật" của Đảng Cộng sản Nga hôm 12/7 đã đăng bài bình luận với nhan đề "Bắc Kinh uy hiếp lợi ích nước Nga", cho rằng hành động này của Bắc Kinh nhằm tới mục địch lâu dài là đánh bật thế lực của Nga và Mỹ ra khỏi Trung Đông.
Cuối tháng 7, tạp chí chính luận chủ yếu "Mặt cắt" của Nga đã đăng bài dài phê phán việc Trung Quốc định xây dựng tuyến đường sắt cao tốc ở Nga. Bài báo phân tích chỉ ra nguy cơ mà Nga phải đương đầu qua hạng mục này, Nga không những sa vào cạm bẫy nợ nần mà còn bị phụ thuộc lâu dài vào Trung Quốc về mặt kỹ thuật.
Trung tuần tháng 7, hai nhà lãnh đạo Mỹ, Nga đã có cuộc hội đàm tại Helsinki, nội dung có liên quan đến Trung Quốc. Sau cuộc hội đàm, ông Donald Trump bày tỏ "rất, rất hài lòng" về cuộc gặp gỡ này, Giới bình luận quốc tế cho rằng, một trong số những đề tài chủ yếu mà hai bên thảo luận là làm thế nào để đối phó với Trung Quốc.
Theo viettimes
Sức mạnh Nga, tiền Trung Quốc: Bộ đôi vực dậy Syria Người Nga có thể dùng sức mạnh chấm dứt bạo lực tại Syria nhưng chỉ có Trung Quốc với nguồn tiền khổng lồ của mình mới có thể giúp vực dậy quốc gia Trung Đông này. Nga và Trung Quốc phủ quyết nỗ lực áp đặt cấm vận Syria của phương Tây hồi tháng 3.2017. Ảnh: Reuters, AP. Sau 7 năm ròng rã...