Hoàng Nhuận Cầm đọc thơ, Hiếu Hiền nghẹn ngào tại Cánh diều vàng
Nếu nhà thơ Hoàng Nhuận Cầm cao hứng đọc thơ để tự chúc mừng chiến thắng của mình thì anh Hiều lại khiến người hâm mộ rưng rưng giọt lệ xúc động vì những chia sẻ chân thành của mình với Cánh diều vàng nắm chặt trong tay.
Lễ trao giải Cánh diều 2012 diễn ra trong bầu không khí khá ấm cúng, giản dị nhưng có phần hơi khuôn mẫu, nếu không muốn nói là quá tẻ nhạt. Tuy nhiên, sự xuất hiện của nhà thơ kiêm nhà biên kịch Hoàng Nhuận Cầm cùng tiếng nói sang sảng, sự phóng khoáng cũng như cái hài hước dí dỏm đã xóa mờ mọi khoảng cách giữa các nghệ sỹ thuộc nhiều thế hệ. Không ngoa khi nói chính nhà thơ của Hẹn hò mãi cuối cùng em cũng đến là người thêm muối để lễ trao giải của Hội Điện ảnh Việt Nam mặn mà hơn hẳn. Những chia sẻ bằng thơ của Hoàng Nhuận Cầm không chỉ đem lại những tiếng cười sảng khoải, thú vị trong đêm trao giải đầy ắp tiếng mưa rơi mà còn khiến các fan cuồng của điện ảnh Việt Nam thấy tự tin nhiều hơn ở tương lai của bộ môn nghệ thuật thứ bảy. Và đúng như những người có mặt tại Cung văn hóa Hữu nghị tối ngày 17/3 vừa rồi, nếu không ngẫu hứng đem thơ ra như thế thì Hoàng Nhuận Cầm không còn là… Hoàng Nhuận Cầm nữa đâu!
Phát biểu hài hước của Hoàng Nhuận Cầm khi nhận giải dành cho Biên kịch xuất sắc nhất với bộ phim Mùi cỏ cháy.
Trong khi đó, Hiếu Hiền lại là người nêm thêm chút hạt nêm để Cánh diều 2012 ngọt ngào và ấm áp hơn. Những lời cám ơn anh dành cho người mẹ đã mất, lời động viên gửi tới người cha đang đau yếu chỉ có thể theo dõi hoạt động nghệ thuật của con trai qua màn ảnh tivi, lời cám ơn dành riêng cho người vợ “xinh đẹp và dễ thương nhất trần đời” và cả anh em đồng nghiệp… đã lấy đi không ít nước mắt xúc động của người xem. Bản thân Hiếu Hiền cũng rưng rưng lệ khi nhắc tới gia đình mình. Có lẽ phần thưởng anh nhận được tối qua là niềm vui lớn thứ hai của gia đình anh sau cái chết đột ngột của má Kim Ngọc. Niềm vui lớn nhất của gia đình anh Hiều chính là sự xuất hiện của cậu quý tử tuổi Rồng mới đầy tháng cách đây ít lâu.
Ngô Thanh Vân ôm chặt Hiếu Hiền khi anh bước lên sân khấu nhận giải Nam/nữ diễn viên phụ xuất sắc nhất cùng Tinna Tình.
Hiếu Hiền khiến người hâm mộ rơi lệ bởi những chia sẻ xúc động
Nữ diễn viên trẻ Quỳnh Hoa cũng để lại trong lòng người hâm mộ không ít cảm xúc mới lạ khi diện đồ hip hop lên nhận giải thay vì xống áo cầu kỳ. Giải đáp thắc mắc của MC Quyền Linh, cô Kim trong Sài Gòn Yo! cho biết: “Vì vai diễn của em là một cô gái mê hip hop nên em muốn tái hiện lại cái không khí ấy trên sân khấu này”. Và để đáp lại đề nghị của hai MC, Quỳnh Hoa đã nhờ diễn viên Lê Khanh cùng Trần Lực cầm hộ mình giải thưởng để khoe những bước nhảy điêu luyện ngay trên sân khấu.
Lễ trao giải Cánh diều 2012 đã khép lại với nhiều kỷ niệm ngọt ngào trong lòng các diễn viên điện ảnh thuộc nhiều thế hệ cũng người hâm mộ. Tuy nhiên, thiết nghĩ Hội Điện ảnh Việt Nam cũng cần xiết chặt các khâu tổ chức hơn nữa. Bởi ngay trong đêm trao giải, không ít nghệ sỹ… bị lừa. Một tay chụp ảnh dạo không biết từ đâu xuất hiện với bộ vest khá lịch lãm và thái độ thân thiện khi đề nghị các ngôi sao tạo dáng trên thảm đỏ. Giới nghệ sỹ thì nghĩ anh ta là phóng viên với nhiều yêu cầu khi chụp ảnh, còn cánh phóng viên lại tưởng đó là người quen của các ngôi sao… Cuối cùng, không ít người “bị dí” vào mặt một xấp ảnh cùng cái thẻ nhớ và cái giá lên tới cả hàng triệu đồng. Ngỡ ngàng, bực tức nhưng nếu không trả tiền, hắn sẽ bám đuôi suốt buổi tối, dù bạn đang xem lễ trao giải hay chuẩn bị bước lên sân khấu nhận giải. Nhiều nghệ sỹ đã phải ngậm đắng nuốt cay móc hầu bao thanh toán khoản “nợ đời” này. Nếu BTC kiểm tra vé vào cửa, thẻ tác nghiệp kỹ càng hơn thì các diễn viên đã chẳng phải rơi vào hoàn cảnh oái ăm nay…
Diễn viên trẻ Quỳnh Hoa ngẫu hứng nhảy hip hop khi nhận giải Cánh diều.
Những cung bậc cảm xúc của Elly Trần và Cao Minh Đạt khi nhận giải Nữ/nam diễn viên truyền hình xuất sắc nhất.
Video đang HOT
QUỲNH ANH
Theo Infonet
Những vai nam chính sáng giá nhất Cánh diều 2012
Trần Bảo Sơn (Ngôi nhà trong hẻm) đôi lúc hơi "over", Thái Hoà (Long ruồi) thiên về diễn hình thể, Thành Lộc (Lời nguyền huyết ngải) chừng mực một cách chuyên nghiệp... Hạng mục Nam Diễn viên chính Cánh diều 2012 là một sự so găng khó phân thắng bại.
Không có những gương mặt nổi bật dễ thấy như hạng mục Nữ chính, ở khu vực tranh tài của các nam diễn viên chứng kiến sự ngang tầm của nhiều ứng viên sáng giá. Thêm vào đó, sự phức tạp ở bảng phân vai của nhiều bộ phim khiến giải thưởng ở hạng mục này gây khó khăn cho việc lựa chọn.
Trong "Hotbboy nổi loạn" (đạo diễn Vũ Ngọc Đãng), Lương Mạnh Hải được coi là nam diễn viên chính, nhưng Hồ Vĩnh Khoa cũng ở vị trí tương đương (cả về vai trò của nhân vật trong chuyện phim, thời lượng và sức nặng của vai diễn).
Trong LHP Việt Nam 17, khi gửi tranh giải, đoàn phim xác định Lương Mạnh Hải là nam chính còn Hồ Vĩnh Khoa xếp ở hạng mục nam phụ. Nếu điều này tiếp tục ở Cánh diều, Hồ Vĩnh Khoa đương nhiên đứng ngoài cuộc đua Nam chính.
Tương tự, trong "Lời nguyền huyết ngải" (đạo diễn Bùi Thạc Chuyên) cũng có 2 vai diễn khó phân định vị trí chính - phụ. Trong khi giáo sư Hoàn Sinh (Thành Lộc) là chìa khoá của toàn bộ chuyện phim thì cậu sinh viên y khoa Bình (Phan Anh) là sợi dây xuyên suốt.
Cũng như trong "Hotboy nổi loạn", việc đặt 1 trong 2 người là nhân vật phụ hay cùng là nhân vật chính đều có thể hợp lý. Và, việc xét giải cho diễn viên ở hạng mục nào sẽ phụ thuộc vào đăng ký của đơn vị sản xuất phim khi gửi tác phẩm dự giải.
Tình hình tương tự cũng xảy ra với "Sài Gòn Yo!" (đạo diễn Stephan Gauger) khi tồn tại cả 2 tuyến nhân vật Nam - Nữ chính song song. Trưởng nhóm hiphop DoBoy (Anh Hiền) và chàng công tử hiền lành (Khương Ngọc) dù không phải là những vai diễn nổi bật nhưng đều có thể hiện diện ở vai trò chính trong thành phần diễn viên.
Trong khi đó, ở tình huống ngược lại, "Long ruồi" (đạo diễn Charlie Nguyễn) lại là trường hợp ít phổ biến trên màn ảnh Việt khi diễn viên Thái Hoà một mình kiêm nhiệm đồng thời hai vai: Một đại ca xã hội đen và một nông dân chủ quán bánh xèo.
Đóng góp thêm vào sự phức tạp thú vị ở mùa giải năm nay là trường hợp "Mùi cỏ cháy" (đạo diễn Hữu Mười). Không có nhân vật chính chủ đạo, phim là câu chuyện về bốn chàng sinh viên Hoàng - Thành - Thăng - Long của thế hệ "xếp bút nghiên lên đường chiến đấu".
Tại Lễ trao giải LHP Việt Nam 17, nhiều người đã thắc mắc khi xuất hiện cụm từ "4 bộ đội" trong đề cử hạng mục Nam diễn viên chính. Chính việc chủ động xếp họ thành một gương mặt chung - một nhân vật tập thể cho thấy sự linh hoạt, tích cực của BGK Bông sen. Tuy nhiên, không chắc điều này được thừa kế ở Cánh diều.
Trước thềm Lễ trao giải, cùng thử nhìn qua cơ hội ở hạng mục rất được quan tâm này.
4 bộ đội (Mùi cỏ cháy)
Ít kinh nghiệm nhất, 4 chàng trai vào vai Hoàng - Thành - Thăng - Long lại mang đến cảm giác tươi mới, thú vị đang hơi ít đi giữa những gương mặt đã quen với sự chuyên nghiệp.
Không xuất sắc, nổi bật nhưng cả 4 diễn viên đều hoàn thành khá tròn vẹn vai diễn của mình. Với mộtkịch bản thuộc diện tốt nhất của Cánh diều năm nay, dù các nhân vật không có nhiều đất diễn nhưng đều đủ để tạo được hình hài, ấn tượng riêng.
Người ta sẽ mến một cậu trai thư sinh không thể trở về như lời hẹn với cô gái vội quen bên giếng làng trên đường hành quân, sẽ yêu những câu thơ đầy xúc cảm của một sinh viên Văn khoa lãng mạn và hoài bão, sẽ ấn tượng một anh bộ đội tếu táo, hát Chèo hay chuyên là tâm điểm ở những phút nghỉ ngơi giữa trận địa khốc liệt, sẽ thương một người lính chỉ kịp gọi tên mẹ trước khi ngã xuống bên dòng Thạch Hãn... Những nét chấm phá ấy tạo nên một hình ảnh chung về một lớp trí thức "tài hoa ra trận" - một nhân vật tập thể sinh động và ấn tượng.
Nếu BGK Cánh diều cũng coi "4 bộ đội" là một nhân vật thì đây xứng đáng là ứng viên nổi bật của giải Nam chính.
Thành Lộc (Lời nguyền huyết ngải)
Được biết đến như một nghệ sỹ sân khấu tài năng và uy tín bậc nhất phía Nam, Thành Lộc cũng từ lâu không phải người lạ với điện ảnh. Anh từng được mời vào vai chính trong "Hai trong một" (đạo diễn Đào Duy Phúc), "Khi yêu đừng quay đầu lại)... nhưng đều không để lại dư âm.
Trong "Lời nguyền huyết ngải", Thành Lộc đã có một vai diễn độc đáo: giáo sư Hoàn Sinh, một người đa nhân cách với tham vọng chế thần dược... hoàn sinh. "Lời nguyền huyết ngải" sâu sắc hơn lối phim kinh dị nhát ma đơn thuần, nhưng chính sự giữ cách kể trung tính khiến chuyện phim và nhân vật thiếu đi nét sắc (so ngay với nhân vật được vung tay gia giảm kiểu "Ngôi nhà trong hẻm").
Tạo hình ấn tượng là một thành công của phim, nỗ lực học thoại tiếng Bắc cũng đáng ghi nhận, diễn xuất của Thành Lộc có nghề nhưng vẫn thiếu sự tinh tế. Sự chuyên nghiệp, sự chừng mực kỹ thuật... lại khiến người ta thấy là anh đang diễn hơn là nhân vật đang hiện diện.
Lương Mạnh Hải (Hotboy nổi loạn)
Lương Mạnh Hải thực sự là hotboy trong "Hotboy nổi loạn". Ở buổi chiếu ra mắt phim tại Hà Nội năm ngoái, những phân đoạn có sự xuất hiện của Hải luôn khiến khán phòng xôn xao với những bình luận, bàn tán của các khán giả nữ tuổi teen.
Thủ vai Lam, một cave nam trong đề tài nhạy cảm: đồng tính và mại dâm đồng giới, Hải đã có một vai diễn thành công về hình tượng. Như ai đó nói, chính với vai gay trong phim, Lương Mạnh Hải lại có hình tượng nam tính nhất trước nay của mình trên màn ảnh.
Lam cũng là vai diễn tốt nhất của anh, dù cảm giác Hải vẫn vương lối diễn truyền hình (ở nét diễn và lối thoại). Đài từ rất tốt nhưng lối lạm dụng thoại (ở phim của Đãng và cách diễn của Hải) khiến nhân vật của anh nhẹ hơn đáng lẽ có thể.
Trần Bảo Sơn (Ngôi nhà trong hẻm)
Vào điện ảnh tình cờ ở tuổi ngoài băm, ít ai khi đó nghĩ Trần Bảo Sơn lại có sự phát triển ngoạn mục như vậy trong nghề. Chỉ với 3 vai diễn, thành công ngay từ vai đầu, thành chuyên nghiệp ngay vai thứ hai, và thành diễn viên hạng A ngay vai thứ ba. Với vị thế ấy, Sơn có lợi thế được sự nhìn nhận - đánh tích cực của cả báo giới và công chúng.
Người chồng trong "Ngôi nhà trong hẻm" của Sơn là một vai diễn nặng ký, khi phải tham diễn với thời lượng lớn. Vai diễn với nhiều cảnh hành động và các sắc thái tâm lý mạnh mẽ là cơ hội tạo ấn tượng diễn xuất, nhưng cũng không dễ làm hay với một tông diễn căng thẳng thường trực. Sơn không bị một màu trong các cảnh diễn, nhưng anh đôi lúc lại hơi bị over.
Thái Hoà (Long ruồi)
Thái Hoà cũng là trường hợp thú vị của làng diễn: Là diễn viên và đạo diễn có nghề của sân khấu nhưng muộn duyên nổi tiếng, lấn sân điện ảnh thì chỉ trong thời gian ngắn đã vụt sáng thành sao.
Doanh thu kỷ lục 42 tỷ đồng của "Long ruồi" và danh hiệu vua phòng vé khiến Thái Hoà là cái tên gây chú ý trên thị trường cũng như ở các kỳ giải thưởng. Tại Cánh diều lần này, Thái Hoà cũng vẫn được nhắc đến nhiều ở vai trò ứng viên cho giải Nam chính.
Tuy nhiên, nhìn toàn cục, "Long ruồi" là một tác phẩm thị trường có chất lượng không cao. Và vai trò diễn viên của Thái Hoà trong phim, dù có trọng lượng về mặt doanh thu nhưng không mấy thuyết phục về diễn xuất. Thủ diễn đồng thời 2 vai được "đo ni đóng giầy" từ khi viết kịch bản, trong khi vai Long ruồi thật chưa... chất đại ca thì Long ruồi giả lại nặng về diễn hình thể.
Theo Vnmedia
Quyết liệt cuộc đua tranh Cánh diều cho vai phụ Khương Ngọc (Long ruồi) và Linh Sơn (Hotboy nổi loạn) dù xuất hiện không nhiều nhưng để lại dấu ấn rất mạnh. Với sự vắng mặt của Vân Trang (Thiên mệnh anh hùng), Phi Thanh Vân (Long ruồi) nhiều cơ hội chạm tay tới Cánh diều. Ấn tượng mạnh từ những vai nam phụ Trái với sự thiếu gương mặt thực sự thuyết...