Hoang mang với chất tạo nạc Cysteamine
“Tôi và nhiều nông dân chăn nuôi đang rất hoang mang, vì có thông tin chất tạo nạc mới được dùng để pha trộn trong các sản phẩm premix, men tiêu hóa… Nguồn nhập khẩu cũng là nguồn không chính thức nên khó kiểm soát!”.
Chất mới nên còn mơ hồ
Ông Nguyễn Kim Đoán – Phó Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai, chủ cửa hàng thuốc thú y Kim Đoán (ở xã Gia Kiệm, huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai), cho biết như vậy khi trao đổi với phóng viên NTNN về sản phẩm chất tăng trọng, tạo nạc Cysteamine vừa được cơ quan chức năng phát hiện.
Lô heo bị phát hiện nhiễm chất cấm tại TP.HCM hồi tháng 4 vừa qua. Ảnh: T.H
Theo ông Đoán, các thông tin về việc sử dụng Cysteamine để tạo nạc không phổ biến nhiều tại vùng chăn nuôi phía Nam. Chất này chủ yếu chỉ mới được một số đơn vị sử dụng, trộn vào các sản phẩm premix, sản phẩm men tiêu hóa… để kích thích tăng trưởng cho vật nuôi. Tuy nhiên, do hiểu biết của người chăn nuôi về Cysteamine không nhiều nên các chủ trang trại lo lắng sẽ vô tình sử dụng phải.
Theo ông Đoán, do các chất tạo nạc như Salbutamol, Clenbuterol và Ractopamine bị Bộ NNPTNT đưa vào danh sách cấm sử dụng nên một số trang trại có tìm hiểu các chất thay thế. Tuy nhiên, Cysteamine vẫn là chất rất mới với các hộ chăn nuôi, nhiều hộ vẫn còn rất mơ hồ khi được hỏi tới loại chất này.
Còn theo ông Nguyễn Trí Công – Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai thì cho rằng, loại chất tạo nạc này hiện chưa phổ biến, chỉ có một số trang trại nhập khẩu về sử dụng thay cho Salbutamol. Tuy nhiên, theo tìm hiểu của ông Công, nếu tồn dư trong thịt heo, tác hại của Cysteamine đối với sức khỏe người tiêu dùng vẫn chưa được nghiên cứu rõ ràng, cụ thể. Hiện tại, Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai đang cùng một số chuyên gia ngành chăn nuôi tìm hiểu thêm các thông tin liên quan tới Cysteamine để cảnh báo tới người chăn nuôi.
Video đang HOT
“Cái khó là Cysteamine hiện vẫn được cho phép sử dụng tại một số nước lân cận như Trung Quốc, Philippines, Thái Lan… nên nguồn nhập khẩu có phần dễ dàng” – ông Công nhận định.
Còn theo ông Nguyễn Văn Tiến – Phó Chánh thanh tra Bộ NNPTNT, văn phòng tại TP.HCM, những ngày qua, thông tin phát hiện chất tạo nạc mới Cysteamine có tác dụng tương tự chất tạo nạc Salbutamol khiến dư luận lo lắng. Tuy nhiên, tại TP.HCM, Thanh tra Bộ NNPTNT vẫn chưa phát hiện việc sử dụng Cysteamine tại các trại chăn nuôi. Chất này cũng đã bị Bộ NNPTNT đưa vào danh sách cấm sử dụng trong chăn nuôi.
“Ngành nông nghiệp đang rất quyết liệt với việc sử dụng chất cấm trong chăn nuôi. Nếu phát hiện việc sử dụng Cysteamine, chủ trại chăn nuôi cũng sẽ bị xử lý tương tự như sử dụng Salbutamol” – ông Tiến nhấn mạnh.
Chất hạn chế sử dụng
Theo thông báo tuần trước, qua thanh tra đột xuất, Thanh tra Bộ NNPTNT đã phát hiện Công ty TNHH MTV Công nghệ đổi mới (có trụ sở tại TP.HCM) nhập khẩu nguyên liệu và thức ăn chăn nuôi Maxsure và Synergrow có chứa chất Cysteamine với hàm lượng đậm đặc 3% và một số hành vi vi phạm khác. Thanh tra bộ đã xử phạt vi phạm hành chính công ty này 197 triệu đồng, buộc tiêu hủy các sản phẩm vi phạm theo quy định.
Ông Phạm Tiến Dũng – Trưởng phòng Thanh tra chuyên ngành (Thanh tra Bộ NNPTNT) cho biết: “Một số cơ sở nhập khẩu và buôn bán thức ăn chăn nuôi có chứa chất Cysteamine nhưng không ghi thành phần trên nhãn mác. Ở Việt Nam, chất này thuộc chất ngoài danh mục, hạn chế nhập khẩu và cấm sử dụng trong thức ăn chăn nuôi”.
Theo ông Dũng, chất Cysteamine đã bị Liên minh châu Âu (EU) hoàn toàn cấm sử dụng làm phụ gia thức ăn chăn nuôi. Nhiều tổ chức về thú y cũng khuyến cáo chỉ dùng Cysteamine để xử lý cho những trường hợp vật nuôi riêng lẻ, cụ thể, không dùng trong chăn nuôi đại trà thương mại.
Bị ung thư nếu ăn thịt chứa Cysteamine lâu dài Trao đổi với phóng viên, GS Vũ Duy Giảng – Học viện Nông nghiệp Việt Nam cho biết, về bản chất, Cysteamine rất hữu dụng đối với cả y học và ngành chăn nuôi. Ở người, Cysteamine đã được sử dụng trong y học từ năm 1994 để điều trị bệnh một số bệnh liên quan đến thận, cơ, tuyến giáp, não và mắt. Gần đây, Cysteamine được sử dụng để điều trị những rối loạn suy giảm thần kinh do di truyền trong các bệnh Huntington và Parkinson.
Ngoài ra, Cysteamine cũng được dùng đến như một hoạt chất chống lại tác dụng độc của kim loại nặng, tác dụng độc do quá liều của acetaminophen và một số hóa chất khác.
Trong thú y, Cysteamine nếu được kết hợp sử dụng với các thuốc dexamethasone và axit ascorbic điều trị một số bệnh rối loạn trao đổi chất như bệnh thở thơm và mất tính ham ăn ở bò và ngựa; viêm vú, viêm tử cung và mất sữa ở lợn nái. “Tuy nhiên, Cysteamine được sử dụng như một phụ gia thức ăn chăn nuôi để kích thích tăng trưởng thì những người ăn phải thịt chứa chất này trong một thời gian dài dễ mắc các bệnh như ung thư vú, ung thư kết tràng và tuyến tiền, suy yếu hệ thống miễn dịch…” – GS Giảng chia sẻ.
Theo GS Giảng, ở Việt Nam trước đây, Cysteamine đã từng được phép sử dụng nhưng sau đó nhận thấy chất này có liên quan tới các yếu tố kích thích hoóc – môn tăng trưởng cũng như các nguy cơ sức khỏe con người, các nhà khoa học đã tư vấn và Bộ NNPTNT quyết định cấm nhập khẩu, lưu hành và sử dụng làm phụ gia thức ăn chăn nuôi.
Triệu Quang
Theo Danviet
Bán cám 'tặng' kèm chất cấm cho chủ trang trại
Những người giao hàng mang cám đến bán cho các chủ trang trại và còn tặng kèm một số gói bột màu trắng, có chứa chất tạo nạc salbutamol.
Liên tiếp trinh sát, thanh tra đột suất một số cơ sở kinh doanh thức ăn chăn nuôi và đưa ra các hình phạt, nhưng theo ông Phạm Tiến Dũng, Trưởng phòng thanh tra chuyên đề Bộ Nông nghiệp thì còn nhiều cơ sở sử dụng chất cấm.
Tại buổi họp báo thường kỳ của Bộ chiều 7/12, ông Dũng cho biết, mới đây, thanh tra đã phát hiện hành vi vi phạm mới là đưa kèm chất salbutamol với thức ăn chăn nuôi.
Cụ thể vào ngày 2/12, lực lượng chức năng kiểm tra đột xuất và lấy mẫu phân tích tại trang trại của ông Nguyễn Quyền Anh ở xóm 12B, xã Dương Liễu, Hoài Đức (Hà Nội). Kết quả kiểm định chất bột màu trắng có chứa salbutamol là 4.845 ppb, vượt 100 lần ngưỡng cho phép, còn thức ăn chăn nuôi không có chất cấm.
Lực lượng chức năng nhiều lần phát hiện vàng ô, phẩm màu công nghiệp trong doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi. Ảnh minh họa: P. Hương.
Ngày 4/12, đoàn thanh tra đã làm việc với ông Hoàng Kim Cường, người chuyển gói bột có chứa chất cấm cho trang trại của ông Anh. Tuy nhiên, người này nói không biết đó là chất gì. Công an đang điều tra làm rõ nguồn gốc chất cấm.
Kiểm tra trang trại của ông Nguyễn Văn Quý (Sài Sơn, Quốc Oai, Hà Nội), lực lượng chức năng phát hiện gói bột ghi là "men tiêu hóa" trọng lượng 0,7 kg, nghi có chứa chất cấm. Theo lời khai của chủ trang trại thì một đại lý đã nhập cho trại 20 bao cám vào ngày 3/12, sau đó đưa tiếp gói bột này. Cơ quan chức năng đã thu giữ gói bột để phân tích.
Tại huyện Hoài Đức, giá thịt heo được nuôi bằng thức ăn trộn chất cấm cao hơn từ 2.000-3.000 đồng một kg. "Chúng tôi sẽ điều tra xem có phải doanh nghiệp sử dụng mánh khóe đó để kích thích người chăn nuôi sử dụng cho heo nhanh lớn, nạc nhiều không", ông Dũng cho biết.
Thời gian qua, Bộ Nông nghiệp cùng cơ quan công an đã lấy 89 mẫu thức ăn chăn nuôi của các công ty nghi vấn, trong 23 mẫu dương tính với salbutamol thì có 16 mẫu vượt ngưỡng.
Phạm Hương
Theo VNE
Đề xuất lại nhập chất "tạo nạc": Người nuôi, người ăn đều "run rẩy" Sau 9 tháng tạm dừng nhập khẩu, Cục Quản lý dược (Bộ Y tế) đã có đề xuất cho nhập chất salbutamol trở lại với mục đích dùng để chữa bệnh hen suyễn. Đây chính là chất đã được nhiều đối tượng làm ăn gian dối, lợi dụng cho lợn ăn để tăng tỷ lệ nạc trong thịt đã gây bức xúc dư...