Hoang mang: Nhiễm sán vì ăn rau trồng ao đầm
Thông tin về những loại rau trồng ruộng nước, ở ao đầm nhiễm sán gây hại cho người dùng đã từng xuất hiện nay lại nóng lên trên các trang mạng.
Thông tinh gây kinh hãi
Mới đây trên các trang mạng xã hội, một số thành viên có chia sẻ thông tin cảnh báo với mọi người rằng cần phải cẩn thận không sẽ bị nhiễm giun sán, ký sinh trùng khi ăn các loại rau thân ống mọc ở dưới nước.
Chia sẻ của thành viên có nickname Kiwitetua trên một diễn đàn khá đông người tham gia cho rằng, mọi người nên cẩn thận khi ăn các loại rau có thân ống (rau muống, salad xoon, cần nước…). Bởi có lần, khi nhặt rau, tách cọng thấy bên có một loại côn trùng giống như giun, đỉa, hay sên gì không rõ có thân màu đỏ làm ổ rất nhiều.
Thành viên này lo lắng: &’nếu vô ý chỉ vặt rau làm món rau sống trộn và sốt cà chua, mặc dù rửa sạch bên ngoài bằng thuốc tím, ngâm nước muối cũng chẳng ăn thua gì. Coi như nuốt trọn vào bụng ngon lành’.
Hình ảnh chia sẻ trên mạng gây hoang mang cho người dân.
Kèm theo những dòng chia sẻ thông tin để cảnh báo mọi người, thành viên này còn đính kém các ảnh chụp bên trong thân cây cải xoong có lúc nhúc đầy côn trùng khiến mọi người kinh hãi.
Thông tin này nhanh chóng trở thành chủ đề nóng trên các diễn đàn, mạng xã hội. Nhiều thành viên trên các diễn đàn còn cho biết, các loại rau trồng dưới ruộng nước, đầm lầy hay trên sông có nguồn nước bị ô nhiễm đen ngòm nên chuyện có cả ổ giun sán, ký sinh trùng trong thân rau không có gì lạ.
&’Nhà mình ở khu Triều Khúc có trồng rau cần, rau muống nhiều nhưng mình không bao giờ dám mua về ăn vì phần lớn được trồng trên nguồn nước ô nhiễm’, thành viên có nickname Kahat cho hay.
Tương tự, chị Lê Thị Thanh Huyền ở (Đại Từ, Hoàng Mai, Hà Nội) cũng cho biết, cách đây không lâu, khi mua rau cải xoong, rau cần về ăn, lúc nhặt chị phát hiện mấy con giống giun có màu đỏ bám vào thân cây. Từ đó, chị rất lo sợ và cảnh giác mỗi lần chọn mua và xử lý rau trước khi ăn.
Trong khi đó, theo nhiều hộ dân đang trồng nhiều loại rau trên mặt nước ở khu vực Linh Đàm – Hà Nội, các loại rau như muống, cải xoong, cần thường được trồng ở những vùng ngập nước, nhất là hai loại cải xoong và rau cần, ruộng càng nhiều nước và sâu bùn thì rau càng non và phát triển mạnh.
Video đang HOT
Tuy nhiên, theo người dân ở đây, họ đã trồng rau cả chục năm nay, mỗi ngày cắt bán cả trăm mớ, gia đình và cả làng cũng ăn rau ở đây mà chưa thấy ai nói chuyện nhiễm giun sán từ rau cả.
Giun sán vào người: Cảnh giác đừng quá hoang mang
Trao đổi về vấn đề giun sán làm tổ trong thân các loại rau mọc ở dưới nước, PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh – Viện Công nghệ sinh học và Công nghệ thực phẩm (ĐH Bách khoa Hà Nội) cho biết, với những loại rau được trồng ở dưới nước, đặc biệt ở những vùng nước thải, nước ô nhiễm có nguy cơ chứa rất nhiều những loại giun sán, ký sinh trùng. Tuy nhiên, nếu ăn rau có chứa các loại này thì không có gì nguy hiểm bởi vào trong cơ thể người những con giun sán, ký sinh trùng này sẽ bị chết ngay bất kể ăn rau sống, tái hay chín.
Song, điều nguy hiểm ở chỗ, ngoài những con giun sán mà người tiêu dùng có thể phát hiện được bằng mắt thường thì còn có trứng giun sán hay ấu trùng bám vào rau. Những loại trứng giun sán khi vào cơ thể người sẽ bám vào trong ruột chui qua thành ruột, chui vào trong máu, máu dẫn chúng đến tất cả các bộ phận trong cơ thể… Sau một thời gian, trứng sẽ nở thành giun sán nằm ở đó và gây hại cho cơ thể. Thực tế đã ghi nhận nhiều trường hợp bị bị bệnh hiểm nghèo do nhiễm giun sán qua đường ăn uống.
Nguy cơ giun sán là có nhưng không quá lo sợ nếu biết cách phòng tránh.
Theo PGS.TS Thịnh, bằng mắt thường thì không thể nhìn được trứng giun sán hay các loại ấu trùng. Do đó, khi ăn sống, tái, chín (nấu qua 100 độ C) cũng rất dễ ăn phải các loại trứng giun sán này bởi khi sơ chế, rửa rau… trứng có thể bám vào rổ rá, và chỉ cần tay chúng ta cầm vào rổ rá đó rồi cầm đồ ăn đưa vào miệng thì trứng giun sán lúc này cũng sẽ đi vào cơ thể người một cách dễ dàng.
PGS.TS Thịnh còn cho hay, với những loại rau được trồng dưới nước, đặc biệt là những vùng nước ô nhiễm, nước thải thì ngoài ăn trứng giun, sán có hại cho cơ thể người thì còn có nhiều chất độc khác cũng theo vào cơ thể nữa. Bởi, ở môi trường nước ô nhiễm có chất gì thì rau hút vào những chất đó. Như vậy cũng đồng nghĩa với tất cả các chất độc đó cũng sẽ theo vào cơ thể người và gây nguy hại đến sức khỏe
Tuy vậy, theo nhiều chuyên gia thì người dân không nên quá hoang mang vì chúng ta có thể phòng tránh bằng cách mua rau được trồng theo quy trình sạch, nguồn nước tưới được đảm bảo. Hơn nữa, người dân cần thực hiện việc chế biến theo nguyên tắc &’ăn chín uống sôi’.
Chuyên gia đến từ Cục Bảo vệ Thực vật (Bộ NN-PTNT) cũng cho biết, việc ăn (đặc biệt là ăn sống) những loại rau có mang theo trứng và sâu non của giun sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe. Vì thế, trong sản xuất rau, đặc biệt là những loại sống dưới nước cần phải lưu ý để loại bỏ chúng tại nơi sản xuất.
Đồng thời, vị chuyên gia này cũng khuyên để đảm bảo sức khỏe, người tiêu dùng nên thực hiện: “Ăn chín, uống sôi”. Nếu phải ăn sống, nên rửa nhiều lần và ngâm trong nước muối theo hướng dẫn của ngành y tế.
Theo VNE
Cách cho con ăn rau 'sai bét' của mẹ
Rau quả tươi rất giàu nước, tinh bột, protein thực vật nhưng lại chứa rất ít chất béo. Đó là lí do rau không được sử dụng làm thực phẩm chính cung cấp năng lượng cho trẻ nhỏ.
Tuy nhiên, rau bổ sung một nguồn khoáng chất vfa vitamin cực kì dồi dào cho bé. Càng ngày, các bà mẹ càng quan tâm hơn đến việc cho con ăn rau để có một đời sống khỏe manhh, tránh táo bón. Tuy nhiên, rất nhiều chị em vẫn sai lầm trong cách chế biến rau cho trẻ.
Rửa nấm đông cô quá sạch hoặc ngâm nước quá lâu
Nấm có chứa Lysergic, một chất mà nếu để dưới ánh sáng mặt trời có thể được chuyển hóa thành vitamin D. Nếu rửa nấm sạch quá mức hoặc ngâm trong nước lâu trước khi ăn có thể gây mất chất dinh dưỡng ở nấm tươi. Khi nấu nấm đông cô cho con, mẹ cũng không nên dùng nồi sắt hoặc đồng để tránh thất thoát dinh dưỡng.
Ăn cà chua trước bữa ăn
Một số chị em hay cho con ăn khai vị bằng cà chua, salat trước khi ăn. Tuy nhiên, cà chua nếu cho con ăn nguyên quả như cà chua bi, chỉ nên ăn sau bữa ăn. Ăn cà chua trước bữa ăn có thể làm tăng độ chua của axit trong dạ dày, thêm vào đó, dạ dày chưa có thức ăn có thể khiến bé đau bụng, khó chịu hoặc xuất hiện các triệu chứng đau dạ dày khác.
Cho con ăn quá nhiều cải bó xôi
Cải bó xôi là siêu thực phẩm rất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên cái gì nhiều quá cũng không tốt. Cải bó xôi chứa rất nhiều axit oxalic. Nếu trẻ ăn quá nhiều cải bó xôi, axit oxalic sẽ kết hợp với canxi và kẽm trong cơ thể bé để sản xuất ra canxi oxalate và kẽm oxalate. Hai chất này không dễ dàng hấp thụ cũng không dễ dàng bài tiết ra khỏi cơ thể, dễ gây thiếu hụt canxi và thiếu kẽm cho trẻ.
Ăn quá nhiều cà rốt
Cà rốt có chứa nhiều carotene rất tốt cho trẻ. Thế nhưng mẹ nên lưu ý cho con ăn điều độ. Trẻ nhỏ uống quá nhiều nước ép từ cà rốt hoặc cà chua có khả năng bị tăng lipit máu, khuôn mặt và da bàn tay biến thành màu da cam, chán ăn, tinh thần bất ổn, hay bồn chồn, thậm chí khó ngủ, hay sợ hãi ban đêm, quấy khóc liên miên.
Cho con ăn cà rốt nhiều quá cũng không tốt cho trẻ (ảnh minh họa)
Nấu chung cà rốt và củ cải
Món canh cà rốt củ cải su hào rất được chị em chuộng nấu vì ngon và rất ngọt nước. Một số mẹ cho con ăn dặm còn xay chung cà rốt và củ cải. Trên thực tế cách nấu này không sinh độc, sinh hại nhưng lại không tốt nếu tính về mặt dinh dưỡng. Trong cà rốt có chứa enzyme có thể phá hủy vitamin C. Do đó, lượng vitamin C trong củ cải cũng sẽ bị phá hủy hoàn toàn khi ăn kèm với cà rốt.
Rau quả đông lạnh nấu chín quá lâu
Các loại rau quả đông lạnh đã chủ yếu được rửa sạch rồi mới cấp dông. Nếu nấu quá lâu có thể dẫn đến mục nát, mất chất
Ăn giá đỗ sống
Giá đỗ ngon, dinh dưỡng phong phú nhưng nếu để con ăn, cần thiết phải nấu chín. Nếu không có thể khiến bé cảm thấy buồn nôn, nôn, tiêu chảy, chóng mặt và các phản ứng khó chịu khác.
Đun hầm quá lâu các loại rau lá xanh thẫm
Các loại rau lá xanh thẫm có chứa nhiểu nitrat, nếu đun lâu có thể chuyển thành nitrite, dễ dẫn đến ngộ độc thức ăn trẻ em.
Nấu tỏi đã để quá lâu
Hẹ và tỏi nếu muốn cho con ăn nên cho bé ăn đồ mới. Các bà nội trợ hay tích nhiều tỏi trong bếp để dùng dần nhưng nếu để trong một thời gian dài, tỏi cũng hay mọc mầm và nitrat sẽ chuyển thành nitrit gây ngộ độc.
Theo VNE
8 sai lầm cần tránh khi chế biến và ăn rau Rau củ là một phần không thể thiếu trong bữa ăn hàng ngày, nhưng ăn rau thế nào cho đúng cách, ăn vào lúc nào là tốt nhất thì chưa hẳn ai cũng nắm được. Dưới đây là những sai lầm bạn cần lưu ý khi ăn rau. Thường xuyên ăn salad và rau sống Salad là món rau không được nấu ở...