Hoảng hồn vú sùi loét, phun máu thành tia sau 20 năm tự điều trị ung thư
Bệnh nhân đến viện trong tình trạng ngực phải sưng to như quả bưởi, sùi loét, phun máu thành tia, chảy nhiều dịch có mùi hôi. Trước đó 20 năm, bà đã sờ thấy khối u to như quả trứng chim cút.
Ngày 24/6, Bệnh viện Ung bướu Hà Nội cho biết phẫu thuật thành công khối u vú cho ca bệnh rất đặc biệt.
Bệnh nhân là bà D.T.T (73 tuổi, ở ngay Hoàng Mai, Hà Nội), phát hiện có khối u bằng quả trứng chim cút từ 20 năm trước đó nhưng chỉ tự điều trị tại nhà như uống mật động vật, cao hổ cốt, xạ đen…
Khối u vẫn tiếp tục tiến triển theo thời gian. Đặc biệt 5 năm gần đây, ngực bệnh nhân trở nên bầm tím, lở loét, thỉnh thoảng rỉ máu, bốc mùi khó chịu nhưng bà vẫn không đến viện vì sợ cảnh mổ xẻ.
Chỉ đến khi ngực bên phải sưng to như quả bưởi, sùi loét, phun máu thành tia, chảy nhiều dịch có mùi hôi, bà được người thân đưa đến BV Ung bướu Hà Nội khám.
Khối ung thư vú “khổng lồ” bị lở loét, ra máu
Tại đây, các bác sĩ thăm khám, xác định vú phải có khối kích thước 15×10cm xâm lấn da, nhiều hạch nách, xơ kẽ mô phổi hai bên. Kết quả giải phẫu bệnh xác định là ung thư.
“Khối u này nếu không được điều trị sớm sẽ tiếp tục phát triển, tăng sinh mạch gây ra máu nghiêm trọng, có thể xâm lấn gây hoại tử da, xâm lấn cơ ngực, nguy hiểm hơn là ung thư di căn các cơ quan bộ phận khác đe dọa tính mạng người bệnh”, TS.BS Vũ Kiên, Phó Giám đốc Bệnh viện Ung Bướu Hà Nội, Trưởng Khoa Ngoại Vú – Phụ khoa cho biết.
Vì thế, sau khi được chăm sóc giảm nhẹ, cầm máu, bà T. được chỉ định phẫu thuật tại khoa Ngoại Vú – Phụ khoa.
Video đang HOT
Trong quá trình phẫu thuật, các bác sĩ nhận thấy khối u quá lớn, tăng sinh mạch, xâm lấn một phần cơ ngực nên ê-kíp phẫu thuật đã tiến hành cắt toàn bộ tuyến vú phải bao gồm cả khối u và vét hạch nách, đồng thời xoay vạt bụng tạo hình khuyết hổng thành ngực.
Đến nay, sau 3 ngày phẫu thuật, bệnh nhân hồi phục gần như hoàn toàn, vết mổ khô và được cho điều trị hóa xạ bổ trợ.
Bà T. cho biết, cắt bỏ được bên ngực to như quả bưởi, bốc mùi khó chịu, bà nhẹ cả người. Trước đó, vì sợ mổ xẻ nên bà không dám đi viện.
Bệnh nhân D.T.T sau khi được phẫu thuật cắt bỏ u
Theo TS Vũ Kiên, những trường hợp như bà T. ban đầu có thể chỉ là khối u lành tính nhưng do không được điều trị kịp thời và đúng cách nên biến chuyển thành ác tính.
Vì vậy, khi có bất cứ dấu hiệu bất thường ở tuyến vú hai bên và vùng nách hai bên như: đau vú, đau vùng nách, chảy dịch đầu vú, vú to bất thường, nổi u cục ở tuyến vú, thay đổi da vùng vú, tụt núm vú, thay đổi vùng da quanh đầu núm vú, nổi hạch nách cần phải đi khám chuyên khoa ung bướu để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Chị em phụ nữ, đặc biệt ở ngoài tuổi 40 tuổi cần chủ động tầm soát ung thư vú khi chưa có triệu chứng, để phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm. Chẩn đoán sớm ung thư vú làm tăng cơ hội điều trị thành công, giảm biến chứng. Ngược lại, phát hiện chậm trễ sẽ khiến điều trị phức tạp, tốn kém và nhiều biến chứng, di chứng dẫn đến tàn tật, khả năng sống sót thấp.
Tại Việt Nam, ung thư vú là loại ung thư phổ biến hàng đầu ở nữ giới với tỷ lệ mắc mới chuẩn hóa theo tuổi (ASR) vào năm 2013 là 24,4/100.000 dân (ước tính của GLOBOCAN năm 2018 là 26,4/100.000 dân).
Tại Hà Nội, tỷ lệ này khá cao trong giai đoạn 2005-2008 là 40,3/100.000 dân và có khuynh hướng tăng lên trong những năm gần đây.
Ung thư vú là loại bệnh có tiên lượng điều trị tốt nếu được phát hiện sớm. Ngày nay, nhờ ứng dụng nhiều kĩ thuật mới trong chẩn đoán, điều trị, tỉ lệ chữa khỏi ung thư vú của Việt Nam đạt 75%, ngang với Singapore. Phát hiện ung thư vú càng sớm, cơ hội chữa khỏi càng cao.
Nổi hạch ở cổ, khi nào là ung thư?
Theo bác sĩ Nguyễn Việt Cường - khoa Khám bệnh, Bệnh viện Ung bướu Hà Nội, nổi hạch ở cổ là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý.
Đặc điểm hạch lành tính
BS Cường cho biết, bình thường trên cơ thể một người trưởng thành có khoảng 450 hạch bạch huyết ở nhiều vị trí khác nhau như cổ, nách, bẹn v.v.
Những hạch này chứa các tế bào bạch huyết, có vai trò quan trọng trong hệ miễn dịch của cơ thể. Các hạch bạch huyết ở cổ được chia ra làm nhiều nhóm như hạch dưới hàm, dưới cằm, mang tai, sau tai, các hạch má, hạch vùng chẩm..
Nổi hạch sưng đau
Khi các hạch ở cổ nổi lên và sưng đau, theo BS Cường dấu hiệu này không nên lo lắng, có thể là do các viêm nhiễm vùng đầu cổ như viêm mũi xoang, viêm amiđan, viêm họng, viêm lợi, viêm các tuyến nước bọt, viêm da đầu, sâu răng, nhiệt miệng v.v. ở trẻ nhỏ dễ bị viêm hơn.
Vì vậy khi cổ của bé xuất hiện hạch cha mẹ cũng không nên quá lo lắng có thể do mọc răng, viêm họng...
Hạch dấu hiệu của ung thư khác lành tính như thế nào?
Các hạch này thường nhỏ lại và biến mất khi tác nhân gây viêm thuyên giảm. Nếu do viêm hoặc nhiễm trùng thì thông thường ta rất dễ để nhận ra nơi nhiễm trùng qua cách khám tai mũi họng hoặc tự bệnh nhân cũng có thể cảm nhận được như nhọt ngoài da, vết lóe trong khoang miệng và lưỡi, viêm họng, viêm hoặc áp xe nướu răng.
Hạch thành chùm
Khi xuất hiện hạch ở cổ, ở nách, bẹn có thể là lao hạch cũng là bệnh lý khá phổ biến. Hạch lao thường dính với nhau thành chùm, chuỗi, sờ nhẵn, không đau. Bệnh thường khu trú bên trong hạch và ít lây nhiễm từ người bệnh sang người lành, khác với lao phổi. Bệnh do trực khuẩn lao và chỉ cần điều trị nội khoa có thể hết.
U bã đậu
Bác sĩ Cường cho biết vùng cổ cũng có thể xuất hiện những u hoặc nang lành tính, đôi khi nhầm lẫn với hạch khi sờ nắn, ví dụ như các u bã, u mỡ, u nang giáp móng, chồi xương.. Khi có các hạch, u lạ nên tới các cơ sở y tế để bác sĩ kiểm tra chính xác nguyên nhân là do đâu. Người bệnh không nên quá lo lắng.
Hạch ác tính
Đây là bệnh lý mà người ta sợ hãi nhất. Theo bác sĩ Cường, có một số bệnh ung thư xuất hiện hạch cổ như bệnh U lympho ác tính không Hodgkin, Bệnh Hodgkin. Hạch cũng có thể di căn từ các ung thư khác: ung thư trong khoang miệng, ung thư vòm, ung thư họng, ung thư thanh quản, ung thư phổi, ung thư vú v.v.
Có khi chỉ có một hạch đơn lẻ, cũng có lúc có nhiều hạch, mềm hay cứng chắc, kích thước đa dạng tùy thuộc vào loại ung thư và giai đoạn.
Khi sờ vào sẽ thấy nó dính chặt với các mô xung quanh, bờ giới hạn không còn rõ ràng, sờ nắn sẽ cảm thấy đau và mật độ cứng chắc. Nghi ngờ hạch do ung thư đó là hạch tồn tại lâu ngày không lặn mất, hạch sưng đau.
Ở người trên 40 tuổi, nếu các hạch bị sưng nằm gần xương đòn hoặc phần dưới cổ thì nhiều khả năng là dấu hiệu của ung thư. Hạch bị sưng nằm bên phải liên quan đến phổi và thực quản, bên trái báo hiệu vấn đề ở các cơ quan trong bụng.
Để biết chính xác là hạch ác tính hay không, các bác sĩ sẽ khám và cho xét nghiệm tế bào, sinh thiết hạch làm giải phẫu bệnh. Đây là thủ thuật lấy một mẫu mô hoặc toàn bộ nút hạch bằng kim chuyên dụng. Mẫu hạch sinh thiết sau đó được gửi đến phòng thí nghiệm để chuyên gia kiểm tra dưới kính hiển vi, phát hiện các tế bào ung thư nếu có.
Khối u to như quả táo 3 năm nằm ở vòm miệng cô giáo Các bác sĩ Khoa Ngoại Đầu Cổ, Bệnh viện Ung Bướu Hà Nội đã phẫu thuật thành công cho bệnh nhân Đ.T.N. (44 tuổi) là một cô giáo đến từ quận Bắc Từ Liêm có khối u trong miệng khá hiếm gặp. Bệnh nhân được chẩn đoán trước mổ là u hỗn hợp tuyến nước bọt phụ chưa loại trừ ung thư. Khối...