Hoảng hồn vì ngực “nổ”
Một phụ nữ 50 tuổi tình cờ siêu âm vú và không tin nổi khi được biết túi ngực vỡ vụn, đó là nguyên nhân khiến ngực xẹp bè ra.
Tiến sĩ Đỗ Quang Hùng, Phó khoa Tạo hình Thẩm mỹ Bệnh viện Chợ Rẫy TP HCM, cho hay đã trực tiếp điều trị cho nhiều bệnh nhân từng nâng cấp vòng một nhưng nay đã bị vỡ khiến ngực không cân xứng, đau nhức, nhiễm trùng.
Hãi với silicon lỏng
Gần đây nhất, có một bệnh nhân 50 tuổi siêu âm vú tình cờ phát hiện túi bị vỡ nên đến Bệnh viện Chợ Rẫy TP HCM yêu cầu thay mới. Túi đặt cách đây 20 năm, vỡ vụn, ngực xẹp bè ra, do có bao xơ nên silicon khu trú lại và không lan rộng xung quanh mô vú. Túi bị vỡ vụn rất ít gặp, hầu như đặt cách đây 15 – 20 năm, vì túi lúc đó chỉ là một lớp vỏ mong manh bằng plastic.
Đáng lưu ý, nhiều chị em đi nâng cấp từ những tay bơm ngực dạo hoặc tìm đến các thẩm mỹ viện không có giấy phép hành nghề. Ở đó, chị em được bơm silicon lỏng vào cơ thể khiến nhiều người bị tai biến nặng, sốc nhiễm trùng, tụt huyết áp, và có nhiều trường hợp tử vong.
Sử dụng túi độn có xuất xứ rõ ràng sẽ ít gây hậu quả nghiêm trọng.
Theo bác sĩ Hùng, silicon lỏng đã bị cấm sử dụng bơm trực tiếp vào cơ thể do gây ra nhiều biến chứng trước mắt cũng như lâu dài. Biến chứng do silicon có nhiều mức độ. Có thể nạn nhân bị viêm tấy tại chỗ sau khi bơm, nguy hiểm hơn là tắc mạch cấp tính ở phổi, não, gan, ruột… hoặc biến chứng nhiễm trùng máu gây tử vong cao. Về lâu dài, silicon lỏng di chuyển ra xung quanh và phân tán đến các vùng lân cận làm ngực, mông, má, môi… chảy xệ, biến dạng, thâm tím, hoại tử da và mô bên dưới da.
Theo thống kê, cứ 5 phụ nữ nâng cấp vòng một bằng silicon, sẽ có một phụ nữ phải lấy cục silicon ra trong vòng 10 năm do các biến chứng. Mặc dù đã bị cấm nhưng do giá thành rẻ và việc thực hiện đơn giản nên việc dùng silicon lỏng vẫn phổ biến ở nhiều nơi.
Thận trọng khi làm đẹp
Tiến sĩ Đỗ Quang Hùng cho biết, phương pháp nâng ngực an toàn hiện nay là đặt túi độn có xuất xứ rõ ràng. Để thực hiện phẫu thuật nâng ngực, bác sĩ sẽ xác định độ lớn nhỏ tuyến vú để định độ lớn của túi ngực sẽ đặt, đo chiều cao cơ thể, vòng eo, vòng mông, vòng ngực hiện tại. Ngoài ra, bệnh nhân còn phải thực hiện kiểm tra tình trạng bệnh lý tuyến vú, làm nhũ ảnh, siêu âm vú.
Vấn đề lo ngại nhất là biến chứng tạo bao xơ co thắt quanh vỏ túi. Đây là một vấn đề khó tránh khi đặt một vật lạ vào trong cơ thể. Tuy nhiên, biến chứng này tùy thuộc vào từng cơ địa, kỹ thuật đặt túi, chất liệu túi, mức độ xoa bóp vú sau mổ và tình trạng chảy máu sau mổ. Việc hình thành bao xơ này gây khó chịu cho người thay đổi hình dạng tuyến vú, có thể phải giải quyết bằng cách mổ lại, bóc bỏ bao xơ và thay túi khác. Nếu vẫn còn tái phát thì không được đặt túi vĩnh viễn.
Trên thị trường hiện cũng có nhiều loại túi nâng ngực của các nhà sản xuất Mỹ, Pháp. Trong mỗi túi đều có phiếu bảo hành trọn đời, nhưng việc đảm bảo trọn đời hay không thì không ai dám khẳng định. Thậm chí các bác sĩ cũng không dám khẳng định.
Video đang HOT
Vì vậy, bác sĩ Hùng chia sẻ: “Chăm sóc ngực đẹp, không nhất thiết là phải tăng vòng một. Còn rất nhiều biện pháp khác để giữ gìn một bộ ngực đẹp như chú ý tư thế đứng, ngồi, nằm để tuyến vú không bị đè nén. Nhu cầu làm đẹp cũng chính đáng nhưng không vì thế mà chọn phương pháp bừa bãi gây nguy hại cho bản thân. Phẫu thuật đặt túi ngực là một cách nhưng cần thực hiện ở nơi có uy tín, túi ngực có nguồn gốc rõ ràng. Có như vậy chị em phụ nữ mới vừa khỏe, vừa đẹp”.
Theo phunutoday
Những món đồ bạn cần "tậu" khi cho con bú
Nếu bạn là một bà mẹ đang hoặc sắp sửa bước vào giai đoạn cho con bú thì nên tham khảo những sản phẩm hỗ trợ tiện ích này...
Chị em phụ nữ trong quá trình cho con bú sẽ gặp rất nhiều khó khăn nơi "đôi gò bồng đảo". Có người ngực sẽ bị xệ và xấu đi, có người lại bị căng, đau hoặc nứt nơi núm vú, bên cạnh đó còn một số viêm nhiễm nếu không biết cách vệ sinh...
Cho con bú là giai đoạn hạnh phúc nhưng cũng không ít khó khăn
Dưới đây là những sản phẩm mà chuyên mục Mua sắm muốn giới thiệu đến các bà mẹ đang cho con bú để bạn có thể bảo vệ ngực tốt hơn trong giai đoạn quan trọng này...
Áo ngực cho con bú: Nâng đỡ "đôi gò bồng đảo"
Nuôi con bằng sữa mẹ là một trong những việc tốt nhất mà các bà mẹ dành cho con cái. Tuy nhiên, việc cho con bú sẽ làm ngực mẹ bị xệ, đau và xấu đi, nhưng nếu biết cách giữ gìn bạn sẽ hạn chế được một số ảnh hưởng...
Loại áo giúp nâng đỡ và bao phủ ngực khi cho con bú
Áo ngực cho con bú là loại phụ kiện được thiết kế hoàn hảo nhằm nâng đỡ, bao phủ, tiện lợi và dễ điều chỉnh. Với sản phẩm này, công việc cho con bú sẽ dễ dàng hơn đối với các bà mẹ. Áo ngực cho bé bú được làm bằng chất liệu 100% cotton chất lượng cao tạo cảm giác thoải mái, không gây kích ứng da cho mẹ khi mặc.
Sản phẩm được nhập khẩu từ Đức và bán ra với giá khoảng 550 ngàn đồng, sản phẩm nhập từ Ba Lan được bán với giá khoảng 239 ngàn đồng.
Dụng cụ hứng sữa mẹ: Nâng niu từng giọt sữa
Dùng để hứng sữa mẹ chảy ra trong lúc cho bú, trong lúc hút sữa hoặc giữa các bữa bú. Sản phẩm được làm bằng silicon, hình dáng vừa vặn với tất cả các bầu ngực.
Dụng cụ giúp các bà mẹ hứng sữa dễ dàng
Mặt tiếp xúc trực tiếp với bầu ngực có những mấu nhỏ giúp bà mẹ luôn cảm thấy thoải mái, dễ chịu và êm ái khi đặt tấm hứng sữa vào trong áo lót. Đặc biệt những mấu nhỏ này giúp cho hứng sữa không bị mút chặt vào ngực.
Bên cạnh đó, phễu nhỏ giúp việc đổ những giọt sữa quý giá này vào trong bình một cách dễ dàng.
Giá của sản phẩm này khoảng từ 323 ngàn đồng.
Miếng thấm sữa: Giúp núm vú tránh khỏi viêm nhiễm
Dùng cho các mẹ chảy nhiều sữa trong quá trình cho con bú, bảo vệ núm vú khỏi vi khuẩn gây viêm, nứt núm vú...
Được làm từ sợi bông thiên nhiên nên rất mỏng, xốp và nhẹ với lớp thấm một chiều giúp không thấm ngược trở lại, giữ cho áo ngực luôn khô ráo sạch sẽ. Băng keo silicon không gây dị ứng da giúp giữ miếng thấm sữa đúng vị trí, tạo sự thoải mái khi mặc.
Miếng thấm sữa vệ sinh, chống viêm nhiễm
Cách sử dụng miếng thấm này vô cùng đơn giản: Bạn chỉ cần bóc miếng dính, dán khăn thấm vào áo ngực sao cho khăn thấm không bị lệch ra ngoài.
Một hộp sản phẩm được đóng gói bao gồm 30 chiếc. Tuỳ vào nhà sản xuất mà bạn có thể mua chúng với giá từ 100 - 250 ngàn/ hộp.
Dụng cụ bảo vệ đầu ti mẹ: Bảo vệ đầu vú không bị đau, nứt
Được làm bằng silicon mỏng, mềm, không mùi, không màu, dùng để bảo vệ đầu ngực bị đau hoặc nứt do cho trẻ bú. Miếng bảo vệ đầu ti được thiết kế hình cánh bướm cho phép trẻ tiếp xúc nhiều hơn với ngực bạn. Trẻ vẫn có thể cảm nhận và ngửi mùi da bạn, cũng như tiếp tục thưởng thức dòng sữa ngọt ngào của bạn khi bú, đồng thời sẽ dễ dàng trở lại khi đầu ngực của bạn đã lành.
Giúp các bà mẹ giảm thiểu sự đau, nứt nơi bầu vú
Lưu ý: Miếng bảo vệ đầu ngực chỉ được thiết kế sử dụng khi núm vú bạn bị đau hoặc nứt và được sử dụng theo sự chỉ định của các chuyên gia chăm sóc sức khỏe.
Dụng cụ này được bán ra với giá khoảng từ 225 ngàn đồng.
Tấm chườm ngực: Mang lại cảm giác dễ chịu khi ngực bị căng
Sản phẩm này dùng để chườm nóng hoặc chườm lạnh cho các mẹ có ngực bị căng trong thời kỳ mang thai và cho con bú. Sau khi cai sữa, các mẹ dùng chườm lạnh giúp làm khỏe dây chằng và giúp cho bộ ngực nhanh chóng lấy lại hình dáng cũ.
Không còn lo ngực bị căng nhức với tấm chườm nóng-lạnh
Được thiết kế hình dáng vừa với bầu ngực, dùng để chườm lên các tuyến sữa và các tuyến hạch. Chườm lạnh khi ngực bị căng và để làm khoẻ các dây chằng, chườm nóng để kích thích các tuyến sữa tiết ra sữa.
Bề mặt tấm chườm rất mềm mại và không gây kích ứng da nên tạo cho các bà mẹ cảm giác vô cùng dễ chịu.
Tấm chườm ngực này có giá khoảng 313 ngàn đồng.
Theo Bưu Điện Việt Nam
Nâng ngực và những điều cần biết Tốn vài chục triệu đồng có người đạt được bộ ngực căng tròn như mơ ước, nhưng không ít trường hợp phải mổ lần 2, lần 3, thậm chí tai biến tử vong. TS.BS Đỗ Quang Hùng, phó khoa tạo hình thẩm mỹ Bệnh viện Chợ Rẫy, cho biết: - Chúng tôi vừa tiếp nhận một bệnh nhân 50 tuổi, siêu âm vú...