Hoảng hồn một ngày thấy ký sinh trùng chạy ngoằn nghèo dưới da
Nhìn đường ngoằn ngoèo trên bàn tay, nữ bệnh nhân không khỏi hoảng sợ. Thêm vào đó triệu chứng ngứa, sưng khiến bà rất khó chịu.
Bà B.T.T (55 tuổi, trú tại Hà Nội) sau buổi làm cỏ ở vườn xuất hiện điểm ngứa ở mu bàn tay. Ban đầu chỉ là các nốt, ngày hôm sau, hình thành đường ngoằn nghèo trên bàn tay. Bệnh nhân đi khám ở tuyến huyện phát hiện bị nhiễm ký sinh trùng.
TS.BS Trần Huy Thọ thăm khám cho bệnh nhân
“Lúc này tôi hoảng sợ, cảm giác như có con gì đó đang di chuyển dưới da, kèm theo sưng và ngứa rất khó chịu. Sau đó, tôi đến bệnh viện huyện thăm khám, được chẩn đoán nhiễm ký sinh trùng” bà T. cho hay.
Bác sỹ Tạ Huy Hải, Bệnh viện Đặng Văn Ngữ cho biết, bệnh nhân được chẩn đoán là ấu trùng di chuyển dưới da, xét nghiệm dương tính với ấu trùng chó mèo. Phác đồ điều trị cho ấu trùng dưới da là 5-7 ngày.
Trường hợp bà T. được xác định là nhiễm ấu trùng giun đũa chó mèo do tiếp xúc với ấu trùng trong quá trình làm nông nghiệp. Với ấu trùng giun đũa chó mèo, dù người bệnh không có vết thương hở ấu trùng vẫn có thể xâm nhập qua kẽ hở của lớp biểu bì trên da.
Khi xâm nhập qua da, ấu trùng “chạy” dưới da gây viêm da, sưng, nóng và đau. Ấu trùng giun đũa chó mèo không có khả năng sinh sản khi xâm nhập vào da, một số ấu trùng sau một thời gian ngắn có thể thoái triển và chết đi. Tuy nhiên, cũng có nhiều trường hợp ấu trung phát triển nhanh chóng, lan rộng gây nguy cơ viêm nhiễm, thậm chí có thể gây nhiễm trùng máu.
“Với loại ấu trùng này, hiện nay có thể sử dụng thuốc để điều trị. Sau 3 ngày điều trị, các triệu chứng của bà T. đã giảm, hết sưng, ngứa, ấu trùng không di chuyển nữa”, bác sỹ Hải thông tin.
Video đang HOT
TS.BS Trần Huy Thọ – Phó Giám đốc Bệnh viện Đặng Văn Ngữ cũng khuyến cáo, ấu trùng giun đũa phát triển mạnh ở khí hậu nóng, ẩm như Việt Nam. Đối với người dân làm nông cần cẩn trọng khi tiếp xúc với nguồn đất có phân chó, mèo. Khi tiếp xúc với đất người dân cần đeo gang tay cao su để giảm tiếp xúc trực tiếp với nguồn bệnh. Bên cạnh đó, sau khi làm vườn cần vệ sinh sạch sẽ tay, chân, những vị trí tiếp xúc trực tiếp với nguồn đất.
Trong trường hợp xuất hiện các nốt ngứa, sưng, tạo thành đường di chuyển dưới da nên đến cơ sở y tế để kiểm tra và điều trị sớm./.
3 món ăn cần chú ý vì dễ ngộ độc thực phẩm
Ngộ độc thực phẩm xảy ra rất phổ biến. Các triệu chứng nôn mửa, tiêu chảy dù gây khó chịu nhưng người bệnh sẽ sớm khỏi.
Thế nhưng, một số ít trường hợp có thể bị nặng và đe dọa tính mạng.
Có hơn 250 bệnh do ăn phải thực phẩm bẩn gây ra. Tác nhân gây bệnh chủ yếu là do virus, vi khuẩn hoặc ký sinh trùng, theo chuyên trang sức khỏe Healthline (Mỹ).
Ăn trứng sống hay nấu chưa chín có thể gây ngộ độc thực phẩm do nhiễm vi khuẩn salmonella. Ảnh SHUTTERSTOCK
Dù các triệu chứng ngộ độc thực phẩm khiến chúng ta mệt mỏi nhưng hệ miễn dịch sẽ sớm giúp cơ thể hồi phục. Trong một số ít trường hợp thì ngộ độc thực phẩm có thể bị nặng và gây chết người.
Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC) Mỹ cho biết bất kỳ thực phẩm nào cũng có thể chứa mầm bệnh. Tuy nhiên, các món làm từ động vật tươi sống sẽ có nguy cơ cao nhất. Những món này thường là thịt, cá sống hay nấu tái, sữa chưa tiệt trùng và các loại ốc, sò.
Môt số loại rau củ và trái cây cũng là nguyên nhân thường gặp gây ngộ độc thực phẩm. Mầm bệnh thường phơi nhiễm vào rau quả, trái cây khi trồng trên đất hoặc trong quá trình vận chuyển, chế biến.
Dưới đây là những thực phẩm mà mọi người cần chú ý để phòng tránh nguy cơ ngộ độc thực phẩm:
Rau lá xanh
Các loại rau lá xanh thường gặp là rau bina, cải xoăn, bắp cải, cải ngọt và một số loại khác. Dù các loại rau này chứa nhiều dưỡng chất có lợi cho cơ thể nhưng là một trong những món có nguy cơ ngộ độc thực phẩm cao.
Nguyên nhân chủ yếu là do rau thường được ăn sống, vì vậy, chúng vẫn còn mầm bệnh. Tác nhân gây ngộ độc thực phẩm trên rau xanh thường là vi khuẩn E. coli, norovirus, salmonella, listeria và cyclospora. Những triệu chứng phổ biến khi nhiễm các loại vi khuẩn này là đau quặn bụng, nôn mửa và tiêu chảy.
Trứng sống hoặc chưa chín hoàn toàn
Ăn trứng sống hoặc chưa nấu chín hoàn toàn sẽ làm tăng rủi ro bị ngộ độc thực phẩm. Các nghiên cứu cho thấy cứ khoảng 10.000 đến 20.000 trứng thì có 1 trứng bị nhiễm vi khuẩn salmonella.
Nếu buồng trứng của gà mái nhiễm salmonella thì vi khuẩn này có thể xâm nhập vào trứng khi nó phát triển trong cơ thể gà mẹ. Không những vậy, phân gà có vi khuẩn salmonella cũng có thể lây nhiễm lên vỏ trứng.
Người nhiễm salmonella sẽ bị sốt, tiêu chảy và đau thắt dạ dày. Các triệu chứng này thường xuất hiện từ 6 giờ sau khi ăn thực phẩm có chứa vi khuẩn salmonella.
Thịt hàu sống nhiễm vi khuẩn vibrio sẽ gây ngộ độc thực phẩm, thậm chí tử vong. Ảnh SHUTTERSTOCK
Hàu sống
Hàu sống là món ăn rất nguy hiểm vì có thể gây nhiễm vi khuẩn vibrio. Nhóm vi khuẩn vibrio có rất nhiều loại nhưng có hơn 10 loại sẽ gây bệnh ở người.
Ăn loại động vật có vỏ nào chưa nấu chín cũng đều có thể bị nhiễm vi khuẩn vibrio. Tuy nhiên, nguyên nhân phổ biến nhất là do ăn phải hàu sống. Các triệu chứng thường gặp khi nhiễm khuẩn vibrio là tiêu chảy, buồn nôn, co thắt dạ dày, nôn mửa, sốt và ớn lạnh. Nhiễm khuẩn loại này có thể gây tử vong.
Không phải lúc nào những món trên bạn mua ở chợ, siêu thị cũng có thể gây ngộ độc thực phẩm. Dù vậy, để đảm bảo sức khỏe, mọi người cũng cần rửa sạch, chế biến cẩn thận và nấu chín hoàn toàn thực phẩm. Điều này đặc biệt quan trọng khi nấu cho những người dễ bị tổn thương hay có hệ miễn dịch yếu như người già, trẻ nhỏ hay thai phụ, theo Healthline.
Kinh hãi sán làm tổ trong não người phụ nữ Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam - Cuba Đồng Hới vừa tiếp nhận và điều trị cho trường hợp người bệnh bị tổn thương viêm não do nang sán. Bệnh nhân là H.T.L.A. (nữ giới, 38 tuổi) thường trú tại phường Phước Long, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa. Người phụ nữ có tiền sử chấn thương sọ não khoảng 10 năm,...