Hoàng Hậu Jordan mặc đẹp bậc nhất thế giới
Gu thời trang và các hoạt động xã hội khiến Rania Al-Yassin trở thành một trong những hoàng hậu được chú ý nhất thế giới.
“Hoàng hậu mà mọi người yêu quý” là cách cây viết Yasmin Faruki của The Culture Trip nói về Rania Al-Yassin – hoàng hậu Jordan. Chỉ vài thao tác đơn giản trên Google, ai cũng có thể tìm thấy hàng loạt bài viết tương tự về bà. Sự yêu mến kỳ lạ công chúng dành cho Rania khiến nhiều người thắc mắc về câu chuyện đằng sau đó.
Định mệnh của cô gái thường dân
Không giống nhiều hoàng hậu khác, Rania Al-Yassin có xuất thân khá bình thường. Bà sinh năm 1970 tại thị trấn ở Bờ Tây, với cha mẹ là người Palestine. Sau khi lấy được bằng cử nhân Đại học American (Cairo, Ai Cập), Hoàng hậu Rania làm việc trong lĩnh vực kinh doanh và công nghệ.
Suốt thời gian Chiến tranh vùng Vịnh lần thứ nhất (năm 1991), gia đình Rania phải chạy trốn khỏi Palestine và tái định cư ở Amman, Jordan. Tại đây, hoàng hậu Jordan được nhận vào một văn phòng của Apple. Đó là cơ duyên đưa bà đến cuộc gặp gỡ định mệnh với Abdullah II bin al-Hussein – quốc vương hiện tại của Jordan.
Hoàng hậu Rania xuất thân từ một gia đình Palestine. Ảnh: Arabia Wedding.
Trong bữa tiệc tối với đồng nghiệp do em gái Adbullah (khi ấy vẫn là hoàng tử) tổ chức, cả hai đã gặp nhau lần đầu tiên. Theo Good Times, ngay sau cuộc gặp đó, Adbullah dành hết tâm trí để theo đuổi cô gái thường dân.
“Họ đi xe máy băng qua sa mạc, trượt ván tại Biển Đỏ, bay trên những chiếc trực thăng… Bạn bè của cả hai nói hoàng tử đã giúp Rania thoát khỏi vỏ bọc của mình.
Trong một cuộc phỏng vấn năm 2005 với tờ People, Abdullah gọi đó là tình yêu sét đánh. Dù vậy, Rania vẫn tỏ ra khá thận trọng khi ở bên người mang dòng dõi hoàng gia”, cây viết Mahlia Lone của Good Times viết.
Sau 2 tháng hẹn hò, đôi trẻ kết hôn vào ngày 10/6/1993. Đám cưới của họ được miêu tả là “sự kiện đầy lấp lánh với hoàng gia từ khắp nơi trên thế giới tới tham dự”.
Bruce Oldfield – nhà thiết kế người Anh – may 2 chiếc váy cưới cho Hoàng hậu Rania. Chúng được lấy cảm hứng từ loại váy truyền thống của Syria được trưng bày tại bảo tàng Victoria và Albert (London, Anh). Tuy nhiên, để xứng tầm với đám cưới hoàng gia, Oldfield đã thêm những chi biết bằng vàng tinh tế.
Chiếc váy bồng bềnh, bộ tóc cao chót vót khiến Rania gặp không ít khó khăn khi ra vào xe. Điểm nhấn trong bộ váy cưới phải kể đến chiếc băng đô pha lê, thể hiện đẳng cấp của hoàng gia.
Còn trong buổi tiệc chiêu đãi, Rania diện váy không tay, cỗ chữ V. Hoàng tử trông đơn giản hơn khi mặc đồng phục quân đội trong cả hai sự kiện.
Hoàng hậu Rania trong ngày cưới. Ảnh: Good Times.
Ngoài cương vị hoàng tử, Abudllah còn là chỉ huy lực lượng đặc biệt của quân đội Jordan. Vào năm tổ chức đám cưới, hoàng tử được lên chức thiếu tướng.
Vua Hussein – cha của Abudllah – đã trị vì cả nửa thế kỷ (tính từ sinh nhật lần thứ 21 của ông vào năm 1953). Năm 1999, ông mắc bệnh ung thư và qua đời. Trước khi mất, Vua Hussein quyết định chọn Abdullah làm thái tử thay vì người anh trai Hassan.
Video đang HOT
Ban đầu, Hassan được chọn làm người kế vị. Tuy nhiên, việc Sarwat – vợ Hassan – tự ý trang trí lại cung điện khi Vua Hussein vẫn nằm trong bệnh viện khiến ông tức giận. Điều đó khiến Abdullah trở thành quốc vương Jordan, còn Rania bỗng chốc lên ngôi hoàng hậu. Đó thực sự là bước đi không thể lường trước trong cuộc đời Rania.
Ngày đăng quang, bà trở thành hoàng hậu trẻ nhất thế giới khi chỉ mới 28 tuổi.
Vị hoàng hậu được thế giới yêu quý
“Sức mạnh càng lớn, trách nhiệm càng cao” là câu nói đúng về Rania sau khi lên ngôi hoàng hậu. Vốn là người phụ nữ thông minh, bà biết sử dụng quyền lực của mình cho những điều đúng đắn. Theo The Culture Trip, đó cũng là lý do nhiều người yêu mến bà.
Dù có nền tảng chủ yếu là công nghệ, “hoàng hậu thường dân” lại đặc biệt chú trọng đến giáo dục. Bà kết hợp với Bộ Giáo dục Jordan và đưa ra một số sáng kiến, cải cách được đánh giá cao.
Trên bình diện quốc tế, Rania được ghi nhận khi trở thành Chủ tịch danh dự toàn cầu cho Sáng kiến Giáo dục của Liên Hợp Quốc cũng như Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF).
Hoàng hậu Jordan tham gia nhiều hoạt động xã hội ý nghĩa. Ảnh: UNICEF.
Ngoài ra, hoàng hậu Jordan còn là tác giả của The Sandwich Swap – cuốn sách dành cho trẻ em lấy cảm hứng từ thời thơ ấu của bà. Đây là cuốn sách trong top bán chạy nhất của New York Times. Năm 2011, Forbes điền tên Rania vào danh sách 100 phụ nữ quyền lực nhất thế giới.
Tuy nhiên, đó chưa phải điều duy nhất khiến thế giới phải nhắc tên bà.
Biểu tượng trong làng thời trang
Theo Good Times, Rania là người phụ nữ thông minh. Từ khi đăng quang, bà hiểu rõ vị thế và tầm ảnh hưởng của mình. Khi còn là công chúa, gu ăn mặc của bà trông “rất Arab”. Tuy nhiên, lúc lên vị trí cao hơn, bà đã thay đổi theo phong cách sang trọng, hiện đại.
Vào ban ngày, hoàng hậu chuyển từ kiểu công sở thành hình tượng thanh lịch, đứng đắn. Đôi khi, người ta có lẽ sẽ quên Rania là người Palestine. Cách ăn mặc khiến bà giống phụ nữ châu Âu giàu có.
Gu ăn mặc được đánh giá cao của Rania Al-Yassin vào những năm 2000. Ảnh: Getty.
Khi ra đường buổi tối, bà chỉ chọn đồ của các nhà thiết kế cao cấp như Giorgio Armani hay Elie Saab. Tủ quần áo đồ hiệu đã giúp hoàng hậu Jordan trở thành cái tên trong top 10 “Đệ nhất phu nhân thời trang nhất” của tạp chí Vanity Fair. Năm 2011, tạp chí Harpers and Queen còn đánh giá Rania là “Đệ nhất phu nhân xinh đẹp nhất”.
10 năm sau đó, cái tên Rania vẫn được đánh giá rất cao trong làng thời trang thế giới. Thậm chí, hồi tháng 9/2020, cây viết Bethan Holt chuyên mảng Thời trang của Telegraph còn dành riêng một bài báo về bà với tiêu đề “Điều gì khiến Rania trở thành người hoàng gia ăn mặc đẹp nhất ở tuổi 50?”.
Theo Holt, những phụ nữ hoàng gia thường bị soi xét quá nhiều về quần áo họ mặc thay vì công việc họ làm. Hoàng hậu Rania rõ ràng không thích điều đó. Bà từng nói: “Tôi muốn mọi người nhìn tôi dựa trên công việc, thay vì tủ quần áo”.
Và bà có “chiến lược” để cân bằng cả hai theo cách tinh tế. Ví dụ như khi đăng hình mặc trang phục của nhà mốt Michael Kors lên trang cá nhân, bà sẽ không bao giờ gắn thẻ nhãn hàng. Thay vào đó, bà kể câu chuyện về chuyến thăm địa điểm lịch sử hoặc tổ chức nào đó. Bằng cách này, Rania tối đa hóa sức mạnh thời trang, đem đến sự thảo luận trong bài đăng của mình.
Những bộ trang phục đẹp nhất Rania Al-Yassin mặc đi sự kiện trong vài năm gần đây do Vogue bình chọn. Ảnh: Getty.
Cách lựa chọn trang phục hiện đại nhưng không bao giờ “quá đà” cũng giúp hoàng hậu Jordan ghi điểm. Bà cho thấy thời trang có thể vẫn rất tuyệt dù gắn liền với tôn giáo.
Hoàng hậu không đội khăn trùm đầu. Tuy nhiên, trang phục của bà luôn có xu hướng viền cổ cao, áo che vai và váy dài qua đầu gối. Sự thanh lịch, giản dị, hợp tôn giáo nhưng vẫn thời trang tạo nên nét đặc biệt trong cách chọn đồ của bà.
“Tôi luôn tâm niệm mình có nhiệm vụ đại diện cho Jordan. Một phần vì vị trí của mình, một phần vì chính tôi – trên tư cách phụ nữ Jordan”, Rania nói trong cuộc phỏng vấn với Harper’s Bazzar.
Ấn tượng gu thời trang sành điệu của Hoàng hậu Jordan ở tuổi 50
Hoàng hậu Jordan Rania Al Abdullah, người nổi tiếng vì gu thời trang sành điệu và quyến rũ, luôn nằm trong danh sách những thành viên hoàng gia ăn mặc đẹp nhất trên thế giới.
Hoàng hậu Rania có gu thời trang sành điệu, trẻ trung, được đánh giá là một trong những thành viên hoàng gia mặc đẹp nhất thế giới.
Tạp chí Vanity Fair từng bình chọn Hoàng hậu Rania Al Abdullah là một trong những nhân vật mặc đẹp nhất mọi thời đại.
Những bộ cánh của bà thường được phối rất tinh tế bằng các tông màu và họa tiết nhã nhặn, thể hiện tinh thần sang trọng của thành viên Hoàng gia.
Hoàng hậu Jordan là một trong những thành viên hoàng gia sành điệu nhất trên thế giới. Thậm chí, gu thời trang của bà còn được đánh giá trội hơn công nương Anh Kate Middleton hay Meghan Markle.
Kể từ khi kết hôn với nhà vua Abdullah, phong cách của bà ngày càng cải thiện để phù hợp với vai trò hoàng hậu.
Hoàng hậu 50 tuổi này từng đối mặt với chỉ trích vì tủ quần áo đắt đỏ , tiêu tốn hơn bất kỳ bộ sưu tập trang phục nào của các nữ thành viên hoàng gia khác.
Theo hãng thông tấn Arab News, Hoàng hậu Rania đứng đầu danh sách các nữ thành viên hoàng gia thế giới "chịu chi" nhất cho khoản ăn mặc.
Trước những lời bàn ra, tán vào, văn phòng của Hoàng hậu Rania phải đưa ra một tuyên bố giải thích trên trang Facebook chính thức của bà. Theo họ, hoàng hậu chú trọng cân bằng chi tiêu và hầu hết trang phục đắt tiền của bà được các thương hiệu tặng, cho mượn, hay mua với giá ưu đãi.
Bà Rania yêu thích nhiều thương hiệu cao cấp như Alexander McQueen và Valentino nhưng cũng thường xuyên chọn váy áo, túi xách của các nhà thiết kế Arab.
Gu thời trang của Hoàng hậu Rania mang tinh thần thanh lịch, sành điệu thể hiện tiếng nói mạnh mẽ của người phụ nữ hiện đại.
Tờ ELLE từng bình luận Hoàng hậu Jordan là người phụ nữ xinh đẹp và trí tuệ, với sự cải cách giáo dục, thúc đẩy nữ quyền và đóng góp nhiều cho xã hội. Ảnh: Internet.
Bí quyết trẻ mãi không già của Hoàng hậu Jordan Ở tuổi 50, Hoàng hậu Rania giữ được làn da trẻ trung và vóc dáng thanh mảnh đáng ngưỡng mộ nhờ duy trì chế độ ăn thực dưỡng và chăm chỉ tập luyện. Hoàng hậu Joran. Rania Al-Yassin sinh ra ở Kuwait, Palestine. Sau khi chuyển đến Jordan cùng gia đình, bà gặp gỡ và kết hôn với Thái tử Jordan Abdullah bin...