Hoàng đế nhà Thanh tiêu tốn “núi vàng” cho ngự thiện, 120 món chỉ nấu bằng nguồn nước quý giá này
Hoàng đế nhà Thanh mỗi bữa dùng 120 món, dùng bát bạc thìa ngọc tiêu tốn ‘cả núi tiền’. Nguồn nước nấu ăn chỉ dùng nước nằm ở núi Ngọc Tuyền.
Trong cuốn hồi ký “Nửa đời trước của ta”, vị vua Thanh triều cuối cùng là Phổ Nghi từng tiết lộ sự thật khó tin: Ở vào thời điểm còn ngồi trên ngai vàng, số tiền được chi ra cho việc ăn uống của một mình ông về cơ bản đã tiêu tốn 14,794 lượng bạc trắng mỗi năm, đó là chưa kể tới tiền mua hoa quả hay chế biến các món ăn vặt.
Trong khi, ngay ở thời kỳ đỉnh cao thịnh trị của Thanh triều dưới thời vua Càn Long, thu nhập bình quân của bách tính thường dân cũng chỉ dao động trong 2 đến 3 lượng bạc một tháng.
Sự chênh lệch giữa những con số này cũng đủ để nói lên mức độ xa hoa và tốn kém trên phương diện ăn uống của các nhân vật trong hoàng tộc nhà Thanh.
Sở dĩ tốn nhiều tiền như vậy là do thời nhà Thanh có rất nhiều quy tắc, trong đó có quy định mỗi bữa ăn của vua phải đủ 120 món. Các phi tần cũng xa xỉ không kém khi bữa ăn của Hoàng hậu là 96 món, Hoàng phi là 64 món.
Chỉ dùng 2 bữa chính mỗi ngày, Hoàng đế Thanh triều vẫn tốn tới ngàn lạng bạc cho chuyện ăn uống.
Năm xưa, hoàng thất Thanh triều đều là Mãn tộc vùng Đông Bắc. Sau khi nhập quan, thói quen dùng bữa của họ vẫn giống tập quán truyền lại từ tổ tiên. Cũng bởi vậy mà các Hoàng đế nhà Thanh mỗi ngày chỉ ăn hai bữa chính. Bữa sáng của họ sẽ diễn ra trong khoảng từ 6 giờ đến 8 giờ sáng. Bữa chiều sẽ được phục vụ trong khoảng từ 12 giờ trưa tới 2 giờ chiều.
Sau khi dùng bữa sáng, Hoàng đế sẽ ăn thêm điểm tâm. Thời gian ăn bữa phụ này cũng không cố định. Nếu như Hoàng đế nhất thời muốn ăn món gì, Ngự thiện phòng sẽ phải lập tức chế biến và trình lên. Bởi vậy mà những đầu bếp nơi hoàng cung lúc nào cũng luôn phải túc trực trong trạng thái sẵn sàng..
Đối với những Hoàng đế Thanh triều nói riêng, thứ họ coi trọng hơn cả không phải là hương vị hay mức độ quý giá của món ăn mà lại là tính an toàn. Quá trình thử độc cho nhà vua trước mỗi bữa ăn mới thực sự là bước cầu kỳ và tốn kém.
Dựa theo gia pháp được truyền lại từ khi lập quốc, các vua nhà Thanh mỗi khi dùng bữa sẽ chỉ lưu lại bên người 4 cung nhân chuyên phục vụ. Trong số đó, sẽ có một thái giám lớn tuổi chịu trách nhiệm gắp thức ăn cho nhà vua.
Video đang HOT
Trước khi Thiên tử dùng bữa, thái giám này sẽ phải thử độc cho tất cả các món ăn, sau đó lại đích thân ăn thử để kiểm nghiệm rồi mới dâng lên để nhà vua thưởng thức.
Hoàng đế khi dùng bữa tuyệt đối không được ăn quá 3 miếng cho mỗi món. Quy củ này lập ra để tránh việc sở thích của Thiên tử bị tiết lộ ra ngoài, từ đó nhằm phòng ngừa những kẻ có ý đồ xấu.
Đồ dùng, nguyên liệu trong bữa ăn dành cho vua đều phải cao cấp, thượng hạng.
Các nguyên liệu để nấu ăn trong hoàng cung đều phải tươi ngon, cao cấp nhất. Các nguyên liệu vận chuyển vào cung, đặc biệt là gạo đều phải có nguồn gốc rõ ràng. Bát đĩa đựng thức ăn cho Hoàng đế đều là đĩa vàng chén bạc. Cụ thể, món canh hay súp phải được để trong chén sâu lòng có đậy nắp bạc, bát được dát bạc, thìa ngọc bích… Do đó, việc ăn uống trong hoàng cung tốn kém cũng là điều dễ hiểu.
Trong hoàng cung, đầu bếp phục vụ cho vua sẽ được tuyển chọn kỹ càng. Các phi tần cũng thường có những đầu bếp “ruột” của mình. Ngự thiện phòng trong hoàng cung lên tới hàng trăm, hàng nghìn người, thậm chí với một món đậu phụ thôi cũng có tới 3-4 đầu bếp. Ngoài việc ăn uống trong hoàng cung, mỗi lần Hoàng đế ra ngoài đều đem theo bên mình 2-3 đầu bếp hoặc thuê các đầu bếp ở địa phương để chuẩn bị một bàn ăn đúng quy tắc.
Không chỉ đồ ăn cần phải tinh tế, nước mà vua dùng cũng phải là nguồn nước tươi mát nhất. Mặc dù trong Tử Cấm Thành có gần 100 miệng giếng nhưng tuyệt nhiên không ai dùng nước ở đây.
Thời vua Càn Long, để tìm ra nguồn nước tốt nhất, ngự thiện phòng đã vất vả đi tìm ở khắp nơi và sau đó tìm ra nguồn nước nằm ở núi Ngọc Tuyền. Kể từ đó, mỗi ngày đều có người tới đây lấy nước về cho vua dùng và dù đi đến bất cứ đâu, quân lính của Càn Long đều phải đem theo nước ở núi Ngọc Tuyền.
Sự xa xỉ về việc ăn uống ở thời nhà Thanh còn được vị Hoàng đế cuối cùng của Thanh triều là Phổ Nghi ghi trong một cuốn sách viết về cuộc đời mình rằng: “Không có gì phô trương, xa xỉ bằng việc ăn uống”. Thậm chí, sự xa xỉ này còn được cho là một trong những nguyên nhân khiến Thanh triều sụp đổ.
Những lý do khiến Hoàng đế Trung Quốc qua đời khi chưa đến tuổi 50
Hoàng đế không thọ thường có rất nhiều nguyên nhân, mà một trong số đó lại bắt nguồn từ chính hậu cung toàn các phi tần mỹ nữ của họ.
Chuyện đa thê của Hoàng đế có nguồn gốc từ thời xa xưa (ảnh minh họa)
Lao lực vì những thủ đoạn tranh sủng của mỹ nữ
Vào thời nhà Tấn, có một vị Hoàng đế mỗi lần chuẩn bị thị tẩm đều thích cưỡi xe dê đi quanh hậu cung, xe dừng ở đâu thì qua đêm ở đó. Có vị mỹ nhân vì muốn được nhà vua ân sủng, biết dê thích ăn lá trúc tẩm nước muối nên đã hắt nước muối vào lá cây trước cửa.
Xe dê của Hoàng đế dừng lại ở chỗ của nàng rất nhiều lần. Phi tần đó nhờ vậy mà được ân sủng trong thời gian dài.
Thế nhưng, mỹ nữ trong cung nhiều vô số kể, mà Hoàng đế lại chỉ có một. Ai cũng tìm cách tranh sủng, ắt sẽ khiến nhà vua hao tổn tinh lực, suy giảm tuổi thọ.
Chuyện đa thê của Hoàng đế có nguồn gốc từ thời xa xưa
Bên cạnh các vị Hoàng đế luôn có hàng trăm đến hàng ngàn cung tần mĩ nữ khác nhau và điều này hoàn toàn được cho phép dưới thời phong kiến Trung Hoa, bởi niềm tin mãnh liệt rằng càng có nhiều người tình xung quanh thì tuổi thọ của hoàng thượng sẽ ngày càng được kéo dài.
Truyền thuyết từng đồn đại rằng, vị Hoàng đế đầu tiên của Trung Quốc, thủy tổ của dòng dõi người Hán hiện nay, đã từng giao hoan với hàng nghìn cô gái còn trinh trắng - một việc làm trái với luân thường đạo lý thời đó.
Vào thời xưa, các gia đình thường dân bách tính không thiếu những bậc cao niên sống tới hơn trăm tuổi. Nhưng trong hoàng cung, đa số các vị vua thường rất vắn số, thậm chí phần đông không thọ quá tuổi 50.
Hoàng đế không thọ thường có rất nhiều nguyên nhân, mà một trong số đó lại bắt nguồn từ chính hậu cung toàn các phi tần mỹ nữ của họ.
Tiệc rượu và thứ độc tố "rút lõi" tuổi thọ của nhà vua
Phụ nữ cổ đại thường học cầm, kỳ, thi, họa. Không ít phi tử còn luyện thêm ca hát và vũ đạo để lấy lòng Hoàng đế.
Đương nhiên, cơ hội để các nàng phô diễn tài năng của mình chính là những bữa yến tiệc trong hoàng cung. Nhưng chính điều này lại ảnh hưởng trực tiếp tới long thể của nhà vua.
Bởi việc uống rượu trong một thời gian dài với cường độ liên tục sẽ làm tổn thương lục phủ ngũ tạng, gây suy giảm sức khỏe và sinh ra nhiều bệnh tật.
Mỹ phẩm cổ đại vô tình trở thành công cụ hại người
Sử cũ từng viết, mỹ nhân thời xưa vì mong Hoàng thượng để mặt nên thường tắm cánh hoa để cơ thể có mùi hương quyến rũ.
Tương truyền rằng, năm xưa có hai chị em họ Triệu được nhập cung, trên cơ thể vốn có sẵn mùi hương mê người, nhưng hằng ngày vẫn chăm chỉ tắm nước từ cánh hoa táo.
Nhưng các vị mỹ nữ này không hề biết rằng, quá nhiều mùi thơm hòa chung một chỗ sẽ khiến người ta dễ choáng váng đầu óc.
Nếu như đó là mùi hương mà Hoàng đế bị dị ứng, ảnh hưởng đối với cơ thể là điều khó có thể tưởng tượng nổi.
Chưa dừng lại ở đó, nữ nhi cổ đại mỗi ngày còn dùng một số loại đồ trang điểm như phấn, son, chì kẻ. Nhưng kỹ thuật làm mỹ phẩm thời xưa còn chưa phát triển, việc khử trùng và loại bỏ chất độc đều không mấy hiệu quả.
Nhà vua hàng ngày gần cận phi tần đều phải tiếp xúc với những thứ này lại càng có nguy cơ cao bị nhiễm độc.
Hoảng hồn hoàng đế TQ tổ chức 'đám cưới ma' cho vợ yêu Thương Vương Vũ Đinh được nhớ đến là hoàng đế Trung Quốc với chuyện tình 'kinh thiên động địa' với nữ tướng Phụ Hảo. Dù là vợ vua nhưng Phụ Hảo vẫn được phép cầm quân đánh trận. Sau khi qua đời, bà được chồng tổ chức 'đám cưới ma'. Phụ Hảo là một trong những nữ tướng nổi danh nhất lịch sử...