Hoàng đế La Mã trung tiện liên tục vì chứng đầy hơi
Claudius, một trong những hoàng đế lừng danh của đế quốc La Mã, mắc chứng đầy hơi lên ông trung tiện thường xuyên.
Claudius chào đời vào năm 10 trước Công nguyên và tạ thế vào năm 54 sau Công nguyên. Ông là vị hoàng đế La Mã đã bắt đầu công cuộc chinh phục nước Anh. Ngay từ nhỏ Claudius hứng chịu hàng loạt bệnh như nghe kém, nói lắp, đi khập khiễng. Ngoài ra người ta còn gọi ông là “hoàng đế hay lắc đầu” hay “hoàng đế hay chảy nước mũi”.
Một ảnh chân dung hoàng đế Claudius. Ảnh: blogspot.com.
Nhưng, theo Discovery, căn bệnh khiến Claudius cảm thấy khổ sở nhất là chứng đầy hơi. Vì hơi luôn tích trong bụng nên ông trung tiện liên tục. Claudius không bao giờ nhịn mỗi khi hơi trong bụng ông muốn thoát ra. Theo sử gia Suetonius thời đó, Claudius từng có ý định sửa đổi luật để cho phép người dân xì hơi vào mọi thời điểm, dù hành động đó phát ra tiếng động hay không.
Hoàng đế Claudius trải qua tuổi thơ khá bất hạnh. Vào năm 9 trước Công nguyên, cha của ông – một vị tướng La Mã và là con của hoàng đế Augustus – bất ngờ qua đời trong chiến dịch ở Germania. Sau đó mẹ của Claudius đã nuôi ông. Nhưng do Claudius mắc nhiều bệnh từ lúc chào đời nên người mẹ ngày càng tỏ ra ghét ông. Bà gọi con là quái vật và thường đem con ra làm tiêu chuẩn cho sự ngu dốt. Người mẹ này cũng thường xuyên đánh đập con bất chợt và mắng con bằng những ngôn từ thậm tệ. Nhiều sử gia cho rằng bà đã để con trai ở với bà ngoại vài năm.
Dù thiếu kinh nghiệm chính trị, Claudius tỏ ra là một vị hoàng đế tài ba và là một nhà xây dựng các công trình công công cộng vĩ đại. Trong thời kỳ ông trị vì, diện tích của đế quốc La Mã tăng liên tục với việc chiếm hàng loạt nước khác, chẳng hạn như Anh. Vốn quan tâm tới luật pháp, ông đã làm chủ tọa các phiên xử án công cộng và ban hành tới 50 chỉ dụ mỗi ngày. Tuy nhiên, nhiều tài liệu cũng cho rằng ông phải hạ sát khá nhiều nguyên lão để củng cố quyền lực.
Nhiều học giả cho rằng chính vợ của Claudius đã ám sát ông. Sau khi ông qua đời, Nero, người con trai nuôi của ông, đã kế vị ngai vàng.
Theo TNO
Video đang HOT
Bí ẩn: Lời nguyền ghê rợn của hoàng đế Tamerlane!
Đồng hồ trần thế nơi yên nghỉ của Tamerlane mỗi năm tự rơi 1 viên gạch, được cho là đoán chính xác ngày tận thế.
Công trình kiến trúc cổ được gọi là đồng hồ trần thế này tọa lạc ở làng Guiaur - Kala thuộc vùng Nukus của Uzbekistan là tòa lâu đài khá lớn, sừng sững giữa vùng đất hoang sơ.
Điều đặc biệt của chiếc đồng hồ này là mỗi năm đều đặn từ trong tường tự rơi ra 1 viên gạch mà không ai có thể giải thích.
'Đồng hồ trần thế' - lăng mộ của Tamerlane
Có phỏng đoán cho rằng tác giả công trình đã dự đoán chính xác ngày tận thế, thể hiện qua số lượng gạch xây tường!
Cơ chế nào khiến hàng năm, vào một ngày đẹp trời nào đó, 1 viên gạch tự rơi khỏi bức tường mà không do bất cứ lực tác động nào từ bên ngoài?
Có rất nhiều thắc mắc kèm theo những bí ẩn song họ cũng không dám kiểm tra nó. Ngay cả giới tri thức, khoa học địa phương cũng tỏ ra sợ tòa đồng hồ gạch này.
Bởi ở đó từng tồn tại một lời nguyền chết chóc nếu ai đụng chạm đến nơi này.
Tương truyền, đây là lăng mộ của Tamerlane - hoàng đế có xuất thân từ Thổ Nhĩ Kỳ - Mông Cổ vào thế kỷ 14, là thủ lĩnh của bộ lạc hùng mạnh tồn tại thời cổ xưa.
Chính ông là người cho xây dựng tòa đồng hồ gạch huyền bí và lấy đó là lăng mộ của mình.
Lúc lâm chung, ông có lời nguyền sẽ hủy diệt cuộc sống của loài người nếu có kẻ nào động đến nơi yên nghỉ vĩnh hằng của ông.
Người ta còn liên hệ tới ngày 20/6/1941, các nhà khảo cổ Xô Viết khai quật hầm mộ của Tamerlane, vài giờ sau, phát xít Đức tấn công Liên Xô làm 20 triệu người chết trong suốt 4 năm chiến tranh.
Có thể đó chỉ là sự trùng hợp ngẫu nhiên, nhưng sau sự việc đó, không ai dám động đến nơi yên nghỉ của Tamerlane.
Hoàng đế Tamerlane
Gần đồng hồ gạch còn có quả đồi linh thiêng Jomard Kassap - nơi những người phụ nữ hiếm muộn tập trung cầu khấn và theo tục lệ họ phải lăn liên tiếp đúng 7 vòng xuống bên dưới.
Các nhà nghiên cứu cho rằng giữa ngọn đồi này và tòa đồng hồ gạch có mối liên hệ huyền bí nào đó.
Dù việc tính xem những viên gạch của tòa đồng hồ bao lâu sẽ rơi hết không hề khó khăn nhưng thật lạ là cho đến nay vẫn không một ai tính đếm.
Đặc biệt, chẳng ai có thể khẳng định các viên gạch rời tường chính xác vào thời gian nào trong năm và viên gạch nào sẽ rụng vào năm tới.
Theo tính toán chung, đến nay, tòa lâu đài đã mất khoảng 35 - 40%, phần chóp tròn (hình củ hành) và phần lớn bức tường phía Bắc không còn.
Bức tường phía Tây tuy còn vết nứt khá lớn song trông còn khá vững chắc.
Hai bức tường phía Nam và Đông, theo đánh giá của các chuyên gia, có thể bền vững muôn đời nếu gạch không bị rụng từng viên một bởi lực tác động vô hình nào đó.
Giả sử tòa đồng hồ gạch này đã tồn tại 2.000 năm thì sự tự hủy hoại của nó còn kéo dài 3.000 - 4.000 năm nữa.
Công trình đã được xếp hạng là di tích lịch sử, văn hóa với hàng ngàn du khách tới tham quan, chiêm ngưỡng.
Sự hiện diện của tòa đồng hồ gạch gắn liền với lời nguyền đáng sợ nhưng nó vẫn thu hút nhiều khách ưa mạo hiểm, ham khám phá miền đất mới.
Du khách tới đây còn vì một đức tin mãnh liệt - xếp 7 viên gạch rời thành một chồng và ước nguyện thì điều ước sẽ thành hiện thực.
Tuy nhiên không có vị khách nào dám lấy một viên gạch của tòa công trình về làm kỷ niệm như ở các nơi khác bởi họ sợ tai ương của lời nguyền sẽ trùm lên họ?!
Theo TNO
Người La Mã cổ sùng bái tình dục nhất thế giới Đối với người La Mã cổ đại, 'của quý' luôn được xem là một biểu tượng thiêng liêng và tốt đẹp. Theo mô tả của nhà thơ cổ đại Virgil, Rome vốn được hình thành dưới bàn tay của cặp anh em song sinh hiếu chiến: Romulus và Remus. Nhưng đằng sau huyền thoại về hai con người này không chỉ có vậy,...