Hoàng đế “không sợ trời, không sợ đất” nhưng khi xây dựng lăng mộ cho mình, sợ nhất là gặp phải thứ này
Gặp phải thứ này thì mọi công sức và tiền bạc coi như “đổ xuống sông xuống bể”.
Trong suốt cuộc đời của mình, các vị Hoàng đế đều dốc sức xây dựng lăng mộ sang trọng và kín đáo, đồng thời “bài trí” nhiều cơ quan khác nhau để ngăn những kẻ trộm mộ. So với những kẻ trộm mộ, có một điều khiến các nhà vua sợ hãi hơn khi xây lăng vì ngay cả khi sắp hoàn thành mà gặp phải chúng thì buộc phải bỏ dở.
Quy mô lăng mộ của Hoàng đế rất lớn, từ khâu thăm dò đến thiết kế đã tiêu tốn rất nhiều nhân lực, tài lực, vật lực và thời gian. Tuy nhiên, do công nghệ thăm dò tương đối lạc hậu nên không thể tránh được những tai nạn.
Một số tai nạn có thể khắc phục được, trong khi có những trường hợp chỉ có thể cam chịu. Thứ mà các nhà vua sợ gặp phải nhất khi xây dựng lăng tẩm chính là đá mẹ.
Đá mẹ là gì?
Theo cổ địa chất, “đá mẹ” thực chất là “đá tích thủy” hay “đá suối”, người xưa gọi là “ thủy chi tinh hóa”.
Đây là loại đá vôi tương đối quý hiếm, chủ yếu ẩn mình trong các tầng nước ngầm, hay nói cách khác: Đá mẹ là loại đá được ngâm trong mạch nước ngầm hàng nghìn năm. Nếu gặp phải, nghĩa là dưới vùng đất này có nguồn nước ngầm dồi dào.
Video đang HOT
Trong quá trình xây lăng mộ của nhà vua, ngoài việc lựa chọn phong thủy và quy cách thì cũng cần tránh các mạch nước ngầm. Suy cho cùng, Hoàng lăng là cung điện của Hoàng đế sau khi qua đời, ai lại muốn cung điện của mình bị ngập lụt?
Vì thế khi lựa chọn địa điểm xây dựng lăng mộ, nhà vua sẽ rất cẩn thận và cố gắng tránh những nơi có mạch nước ngầm.
Gặp phải đá mẹ: Phá bỏ lăng tẩm, xâm phạm nơi an nghỉ của tổ tiên
Mặc dù cơ hội gặp phải đá mẹ là rất nhỏ, nhưng lịch sử đã ghi nhân có một vị Hoàng đế không may gặp phải trường hợp này, đó chính là Hoàng đế Đạo Quang.
Hoàng đế Đạo Quang nổi tiếng là tiết kiệm nhưng đặc biệt trong vấn đề tu sửa lăng mộ của hoàng thất ông lại là người vô cùng hào phóng. Ông đã chi rất nhiều tiền cho việc xây lăng mộ, tốn rất nhiều tiền của.
Khi lăng được xây được nửa chừng, Hiếu Mục Thành Hoàng hậu qua đời và Hoàng đế Đạo Quang đã ra lệnh chôn cất bà trong lăng mộ đã được xây dựng một nửa. Tuy nhiên, không bao lâu sau thì trong lăng bị một dòng nước ngầm dội xuống, ngay cả quan tài của Hoàng hậu cũng không thể mang ra ngoài.
Khi Hoàng đế Đạo Quang đến hiện trường, ông thấy rằng không chỉ có nước tích tụ trong lăng mà một số nơi đã sụp đổ. Cho nên, dù không muốn thì cái lăng tẩm này vẫn phải bỏ đi. Cảnh tượng trước mắt khiến ông tức giận và nhanh chóng cử người đến kiểm tra xem có chuyện gì xảy ra.
Kết quả của cuộc điều tra là một người công nhân đã tìm thấy viên đá mẹ ngay từ đầu nhưng đã lấp liếm và không khai báo. Thì ra hai vị Hoàng tử đang giám sát công việc sợ Hoàng thượng trách móc nên sau khi đào đá mẹ, họ đã giấu nhẹm đi. Cuối cùng, hai Hoàng tử bị trừng phạt nặng nề và bị giáng chức, những người chịu trách nhiệm xây dựng lăng mộ đều bị xử tử.
Tựu trung lại, dù đá mẹ nhỏ bé nhưng có sức mạnh khiến kẻ thống trị phải run sợ. Các vị Hoàng đế xưa cũng rất mê tín, nếu đào được loại đá này cũng giống như gặp phải vận đen, có thể ảnh hưởng đến sự thái bình của dân chúng.
Mở nắp quan tài mà không lường trước, chuyên gia khảo cổ nôn thốc nôn tháo: Điều bất ngờ nằm ngay phía dưới quan tài
Tưởng rằng trộm mộ đã lấy sạch đồ tùy táng, các chuyên gia khảo cổ vẫn nỗ lực tìm hiểu. Bí mật hé lộ ngay sau đó.
Dù vậy, quan tài vẫn còn nên họ vẫn quyết định mở nắp quan tài mà không lường trước được điều gì đang chờ họ.
Vào tháng 4 năm 1980, các nhà khảo cổ học ở Cục Di tích Văn hóa thành phố Bảo Định, tỉnh Hà Bắc mới tìm thấy Sùng Lăng nơi an táng của hoàng đế Quang Tự. Tuy nhiên nơi này đã bị xuống cấp nghiêm trọng, dù ở dưới đất nhưng bên trong lăng đầy bùn, nước vẫn đang nhỏ giọt ở bên trên.
Bên trong lăng, có quan tài của vua Quang Tự và hoàng hậu Long Dụ. Quan tài của hoàng hậu đã bị mở ra, còn quan tài của nhà vua thì bị đục thủng.
Hình ảnh bên trong lăng mộ của vua Quang Tự. (Ảnh từ Sohu)
Không chần chừ, các chuyên gia đã quyết định khẩn trương mở quan tài của hoàng đế để xem xét. Lập tức, họ bị nôn thốc nôn tháo. Nguyên nhân không quá bất ngờ.
Sau khi quan tài được mở ra, các chuyên gia thấy hài cốt của hoàng đế bị úp xuống, một bên giày đã bị lấy mất, xung quanh có rất nhiều mảnh vụn, mảnh vỡ. Quần áo của hoàng đế đã bị mục nát, xương và tóc trộn lẫn với bùn nhão khiến cho cả quan tài sực mùi ẩm mốc, ai hít phải cũng nôn thốc nôn tháo.
Một số di vật văn hóa mà các nhà khảo cổ tìm thấy bên trong lăng mộ. (Ảnh từ Sohu)
Ngoại trừ thi hài và những mảnh gỗ mủn, tất cả bảo vật tùy táng bên trong lăng mộ đều đã bị kẻ trộm lấy cắp hết khiến cho đoàn chuyên gia vô cùng thất vọng. Tuy nhiên, với quyết tâm bảo vệ di tích văn hóa quốc gia, dù mùi trong lăng mộ vô cùng kinh khủng, họ vẫn nỗ lực dọn sạch thi thể của nhà vua.
Trong khi làm sạch thi hài, các chuyên gia vô cùng ngạc nhiên khi phát hiện ra dưới quan tài là một giếng vàng, bên trong có tới hơn 200 món trang sức quý giá. Họ còn tìm thấy trong bàn tay nắm chặt của hoàng đế Quang Tự là một chiếc vòng ngọc phỉ thúy và một viên đá quý hình hoa sen.
Một số di vật văn hóa mà các nhà khảo cổ tìm thấy bên trong lăng mộ. (Ảnh từ Sohu)
Ngoài ra, các nhà khảo cổ còn tìm thấy 13 mảnh vải satin thượng hạng nhiều màu trong quan tài của nhà vua và 3 mảnh trong quan tài của hoàng hậu. Hai chiếc quan tài đều được làm bằng loại gỗ nanmu quý giá, 4 phía xung quanh quan tài đều được khắc chữ Phạn.
Rất may những bảo vật này không bị những tên phát hiện, tất cả những gì còn lại mà các chuyên gia đã tìm được đều không chỉ là di vật văn hóa cấp quốc gia có giá trị rất lớn mà còn là cơ sở thực tế để họ tiến hành nghiên cứu về triều đại nhà Thanh.
Mộ cổ Trung Quốc sau khi xây xong sẽ bịt kín, chôn sống luôn thợ xây: Mánh khóe nào giúp người này thoát khỏi 'tử huyệt'? Ý thức được điều sẽ xảy ra, người thợ cuối cùng đó đã có sự chuẩn bị để thoát thân... Câu chuyện được muôn đời lưu truyền đó là sự "có đi mà không có về" của những người thợ phụ trách xây dựng lăng mộ. Nhưng không phải tất cả đều như vậy... Nhiều người cho rằng những thợ thủ công này...