Hoang báo có bom trên máy bay sẽ bị phạt nặng
Chính phủ đang đưa ra dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong các lĩnh vực quản lý Nhà nước liên quan đến hành vi đăng, phát, cung cấp, đưa tin, công bố thông tin sai sự thật để lấy ý kiến.
Thứ nhất, dự thảo Nghị định đã sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 147/2013 của Chính phủ xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng không dân dụng.
Theo đó, phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với cá nhân có hành vi: Đưa tin, cung cấp thông tin sai về việc có bom, mìn, vật liệu nổ, chất nổ, chất phóng xạ, vũ khí sinh hóa học mà chưa gây ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của hoạt động hàng không dân dụng.
Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với cá nhân có hành vi: Đưa tin, cung cấp thông tin sai về việc có bom, mìn, vật liệu nổ, chất nổ, chất phóng xạ, vũ khí sinh hóa học gây ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của hoạt động hàng không dân dụng.
Hoang báo gây ảnh hưởng đến hoạt động hàng không có thể bị phạt tới 30 triệu đồng. Ảnh minh họa
Video đang HOT
Quy định cũ của Nghị định 147/2013 là “Tung tin hoặc cung cấp thông tin sai…” nay được sửa thành “Đưa tin, cung cấp thông tin sai…”
Đối với cơ quan báo chí và nhà báo khi thực hiện đưa tin sai về những điểm nêu trên thì bị xử phạt theo Nghị định 159/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động báo chí, xuất bản.
Đối với Nghị định 159/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động báo chí, xuất bản cũng được bổ sung thêm Điều 8a, sau Điều 8.
Điều 8a. Vi phạm quy định về đăng, phát thông tin sai sự thật trong một số lĩnh vực quản lý nhà nước
Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi đăng, phát sai lệch các thông tin thống kê đã được cơ quan có thẩm quyền công bố. Phạt tiền từ 75.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi đăng, phát thông tin sai sự thật về tình hình thị trường, giá cả hàng hóa, dịch vụ gây tâm lý hoang mang trong xã hội và bất ổn thị trường.
Theo Ngọc Lương (Dân Việt)
Thu bằng lái 3 tháng nếu chở quá tải trọng
Nếu chở vượt khối lượng, ngoài bị phạt tiền 5-8 triệu đồng, người điều khiển phương tiện còn bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe trong 3 tháng.
Chính phủ vừa ban hành Nghị định sửa đổi một số điều của Nghị định 171 ngày 13/11/2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt. Theo đó sẽ tăng mức phạt với hành vi điều khiển xe chở hàng vượt khối lượng hàng chuyên chở (trọng tải).
Theo quy định hiện hành, chỉ có một khung phạt 5-7 triệu đồng áp dụng với hành vi điều khiển xe chở hàng vượt trọng tải. Nghị định vừa ban hành đã tách 2 khung hình phạt cho hành vi này.
Nếu chở hàng vượt khối lượng hàng chuyên chở, ngoài bị phạt tiền, người điều khiển phương tiện còn bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe.
Cụ thể, ở khung phạt đầu tiên, mức phạt được giữ nguyên là 5-7 triệu đồng với hành vi điều khiển xe chở hàng vượt trọng tải cho phép tham gia giao thông được ghi trong Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường trên 60% đến 100% với xe có trọng tải dưới 5 tấn, trên 50% đến 100% đối với xe có trọng tải từ 5 tấn trở lên và xe xi téc chở chất lỏng (kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc).
Ở khung phạt thứ hai, đối với hành vi điều khiển xe chở hàng vượt trọng tải trên 100% thì sẽ bị phạt tiền 7-8 triệu đồng.
Tương tự, hành vi điều khiển xe vượt quá tải trọng cho phép của cầu, đường cũng được tách thành 2 khung phạt. Theo đó phạt tiền 5-7 triệu đồng với hành vi điều khiển xe mà tổng trọng lượng (khối lượng toàn bộ) cho phép tham gia giao thông của xe hoặc tải trọng trục xe (bao gồm cả hàng hóa xếp trên xe, người được chở trên xe) vượt quá tải trọng cho phép của cầu, đường trên 50% đến 100%, trừ trường hợp có Giấy phép lưu hành còn giá trị sử dụng.
Phạt tiền 7-8 triệu đồng với hành vi điều khiển xe mà tổng trọng lượng (khối lượng toàn bộ) cho phép tham gia giao thông của xe hoặc tải trọng trục xe (bao gồm cả hàng hóa xếp trên xe, người được chở trên xe) vượt quá tải trọng cho phép của cầu, đường trên 100%, trừ trường hợp có Giấy phép lưu hành còn giá trị sử dụng.
Ngoài bị phạt tiền, người điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm còn bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe (khi điều khiển ôtô, máy kéo và các loại xe tương tự ôtô), chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (khi điều khiển xe máy chuyên dùng) 3 tháng.
Nghị định có hiệu lực từ 1/1/2015.
Kiều Trinh
Theo VNE
Hà Nội: Người đi bộ ngỡ ngàng khi bị phạt tiền ở đường trên cao Đội CSGT, Trật tự và Phản ứng nhanh - Công an quận Thanh Xuân (Hà Nội) cho biết, chỉ trong 7 ngày đã xử lý 33 trường hợp người đi bộ đi vào đường cấm tại tuyến đường vành đai III trên cao, xử phạt 100.000 đồng/người. Mặc dù đã có biển báo cấm người đi bộ, xe đạp và xe máy không...