Hoàng Anh Gia Lai bỏ bất động sản, còn Quốc Cường Gia Lai?
Cả hai công ty từng được nhắc đến như các “đại gia” trong ngành bất động sản ở Việt Nam.
Quốc Cường Gia Lai sụt giảm mạnh về lợi nhuận năm 2018
Hoàng Anh Gia Lai và Quốc Cường Gia Lai là hai cái tên thường được nhắc đến khi có chung xuất xứ “Gia Lai” gắn liền sau tên công ty. Đồng thời từng là các đơn vị phát triển mạnh trong lĩnh vực bất động sản. Nhưng sau nhiều năm tái cơ cấu và chuyển đổi lĩnh vực hoạt động, mới đây Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai đã hé lộ kế hoạch sẽ “thoát” hết bất động sản để tập trung vào lĩnh vực nông nghiệp. Vậy còn Công ty cổ phần Quốc Cường Gia Lai (QCG) hiện nay ra sao?
Báo cáo tài chính hợp nhất đã kiểm toán cho năm 2018 của QCG cho thấy, lợi nhuận sau thuế năm vừa qua của công ty đạt 101 tỉ đồng, chỉ bằng 25% so với con số hơn 397,6 tỉ đồng của năm 2017. Lĩnh vực bất động sản vẫn đang mang lại phần lớn doanh thu cho QCG với con số hơn 411 tỉ đồng trong tổng mức thu trên 732 tỉ đồng. Còn lại là số thu từ bán hàng hóa và dịch vụ đạt 224,7 tỉ đồng và thu từ bán điện hơn 96 tỉ đồng… Tuy nhiên chi phí bán hàng trong năm qua đã tăng mạnh lên gần 119 tỉ đồng, gấp 4,25 lần so với năm 2017. Riêng chi phí lãi vay là 30,5 tỉ đồng so với mức hơn 24 tỉ đồng của năm trước đó…
Báo cáo của Quốc Cường Gia Lai cũng chỉ ra công ty hiện có tổng nợ phải trả là 6.837,9 tỉ đồng trong khi nguồn vốn chủ sở hữu hơn 4.179 tỉ đồng
Mặt khác, QCG hiện có 12 dự án bị tồn đọng ở TP.HCM với tổng quỹ đất ước tính khoảng 150 ha. Giá trị các dự án dang dở của công ty chủ yếu đến từ các khoản chi phí liên quan trực tiếp đến dự án Phước Kiển, Lavida, De Capella, dự án Sông Đà, Central Premium và một số dự án khác. Hàng tồn kho của doanh nghiệp, chủ yếu là bất động sản dở dang có trị giá hơn 7.063,4 tỉ đồng.
Đến cuối năm 2018, công ty này có 7 công ty con và 3 công ty liên kết, trong đó 9 công ty chuyên hoạt động về bất động sản và xây dựng. Tuy nhiên, từ cuối năm 2018 đến nay QCG đã liên tục giảm bớt vốn đầu tư vào các công ty trên. Cụ thể công ty đã chuyển nhượng 5% vốn tại Công ty cổ phần bất động sản Hiệp Phú Land với trị giá 42,85 tỉ đồng cho cá nhân ông Phạm Minh Kính.
Trước đó, QCG đã giảm 195,3 tỉ đồng đầu tư vào Công ty TNHH Bến Du thuyền Đà Nẵng xuống còn 261 tỉ đồng (QCG chiếm 90% vốn điều lệ công ty này). Đồng thời QCG cũng giảm tỷ lệ góp vốn tại Công ty cổ phần Chánh Nghĩa Quốc Cường từ mức 74,68% xuống còn 30,8% và hoàn tất việc chuyển nhượng 49,9% vốn (chỉ còn sở hữu 49,9%) tại Công ty cổ phần Bất động sản Sông Mã…
Từ giữa tháng 2.2019, cổ phiếu QCG bị đưa vào diện cảnh báo do vi phạm công bố thông tin. Cụ thể, từ năm 2013 – tháng 8.2017, Quốc Cường Gia Lai có 14 giao dịch chuyển nhượng và nhận chuyển nhượng với tổng giá trị các giao dịch trên 3.200 tỉ đồng nhưng không công bố thông tin theo quy định. Hiện cổ phiếu QCG có giá 5.240 đồng/cổ phiếu, tăng 14% so với đầu năm nay.
Theo thanhnien.vn
Video đang HOT
Hơn 7.000 tỷ "đắp chiếu", mẹ Cường Đô la lại bị Đà Nẵng "tuýt còi" dự án Marina Complex
Không chỉ "khóc ròng" vì 12 dự án bị ách tắc trên địa bàn TP.HCM với tổng giá trị lên tới 7.026 tỷ là bất động sản dở dang, chiếm gần 64% tổng tài sản của Quốc Cường Gia Lai, bà Nguyễn Thị Như Loan, chủ tịch HĐQT Quốc Cường Gia Lai, mẹ ông Nguyễn Quốc Cường (Cường Đô la) lại tiếp tục bị vận đen đeo bám khi dự án Marina Complex bị TP. Đà Nẵng tuýt còi.
Liên quan đến những thông tin dư luận cho rằng dự án bất động sản và bến du thuyền Đà Nẵng (Marina Complex) tại khu vực bờ Đông thuộc phường Nại Hiên Đông, quận Sơn Trà lấn sông Hàn và lo ngại sẽ ảnh hưởng đến cảnh quan, dòng chảy của sông, mới đây UBND TP Đà Nẵng đã có văn bản số 2524/UBND-QLĐTh do Phó chủ tịch thường trực UBND TP Đà Nẵng Đặng Việt Dũng ký gửi Sở Kế hoạch Đầu tư; Sở Xây dựng; Sở Tài nguyên và Môi trường và UBND quận Sơn Trà.
Tạm dừng thực hiện dự án Marina Complex
Đề cập trong văn bản này, UBND TP. Đà Nẵng chỉ đạo nhà đầu tư tạm dừng thực hiện dự án Marina Complex tại khu vực bờ Đông thuộc phường Nại Hiên Đông, quận Sơn Trà.
"Giao Sở Xây dựng chủ trì, phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Kế hoạch và Đầu tư và các đơn vị liên quan làm các nội dung sau: Làm việc với Nhà đầu tư tạm dừng triển khai dự án để kiểm tra, rà soát hồ sơ pháp lý của dự án; Tổ chức lấy ý kiến của các chuyên gia, nhà khoa học và các Bộ, ngành Trung ương có liên quan đến việc triển khai xây dựng dự án BĐS và Bến du thuyền Đà Nẵng báo cáo kết quả về UBND thành phố trước ngày 3.5.2019 để báo cáo Thường trực Thành ủy, Ban Thường vụ Thành ủy", công văn nêu rõ.
Được biết, Marina Complex là dự án bất động sản và bến du thuyền ở bờ đông sông Hàn, thuộc phường Nại Hiên Đông, quận Sơn Trà do Công ty TNHH Bến du thuyền Đà Nẵng và Công ty CP Tập đoàn VN Đà Thành hợp tác đầu tư, gồm 128 căn nhà phố liền kề kinh doanh, 78 căn biệt thự mặt tiền sông Hàn với diện tích từ 240m2 trong khuôn viên rộng 117.311m2.
Tại đây còn có 2 tòa tháp căn hộ, khách sạn và bến du thuyền ngay trước mặt dự án với hơn 1ha mặt sông và diện tích mặt nước rộng lớn.
Dự án Marina Complex lấn sông Hàn - Ảnh: Tấn Lực
Công ty TNHH Bến du thuyền Đà Nẵng là công ty con của Quốc Cường Gia Lai do mẹ Cường Đô la Nguyễn Thị Như Loan, chủ tịch Quốc Cường Gia Lai, làm đại diện vốn góp. Tỷ lệ sở hữu của Quốc Cường Gia Lai (HQC) tại Bến du thuyền Đà Nẵng là 90%, 10% còn lại do bà Nguyễn Ngọc Huyền My (em gái của Cường Đô la) sở hữu. Đầu năm 2019, QCG đã giảm hơn 195 tỷ đồng vốn góp tại đây.
Nói về dự án Bất động sản và Bến du thuyền, dự án này được UBND thành phố phê duyệt ngày 28.8.2009, diện tích dự án 175.012m2, trong đó diện tích sử dụng đất phần đất liền: 105.520m2, diện tích sử dụng đất phần mặt nước: 69.492m2.
Theo vnexpress, chính quyền thành phố đã nhiều lần điều chỉnh quy hoạch dự án. Năm 2017, UBND TP Đà Nẵng phê duyệt đánh giá tác động môi trường dự án bất động sản và bến du thuyền, đồng thời điều chỉnh quy hoạch theo hướng giảm diện tích từ hơn 17 ha xuống còn trên 11 ha, trong đó giữ nguyên diện tích đất và giảm diện tích mặt nước xuống còn một ha.
Bên cạnh đó, khu vực phía sông cũng được điều chỉnh từ 13 khối tháp cao tầng còn hai khối tháp (chiều cao từ 16 - 33 tầng) và 57 căn biệt thự, có lối đi công cộng ven sông rộng 8 m; yêu cầu chủ đầu tư không xây dựng tường rào và cổng vào để tạo thuận tiện cho người dân tiếp cận không gian dọc bờ sông (trước đây quy hoạch khép kín).
Khoảng 5 năm trước, khu vực ven sông mới hoàn thành việc làm kè và đổ đất đã bồi lấp một diện tích nhiều ha mặt nước. Hiện tại dự án gần hoàn tất việc đổ đất ra khu vực bờ kè tiếp giáp sông Hàn, dài 731m và đang triển khai làm hạ tầng.
Tuy nhiên, trong quá trình triển khai dự án, đã có nhiều ý kiến trái chiều, trong đó một số người cho rằng sau khi dự án triển khai sẽ làm ảnh hưởng đến dòng chảy của sông Hàn, ảnh hưởng đến cảnh quan cũng như tác động xấu đến môi trường của thành phố.
Kinh doanh bết bát, mẹ Cường Đô La "khóc ròng" vì dự án ách tắc
Việc dự án Marina Complex bị tạm dừng đã góp phần nối dài "vận đen" của Quốc Cường Gia Lai trong thời gian gần đây.
Trước đó, hàng loạt các dự án bất động sản của Quốc Cường Gia Lai do mẹ Cường Đô la làm chủ tịch HĐQT tại một số tỉnh, thành bị cấm chuyển nhượng, cấm xây dựng dự án. Trong đó, đáng chú ý nhất là dự án Phước Kiển (TP.HCM) gây xôn xao dư luận. Dự án này khiến ông Tất Thành Cang, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy TP.HCM, phải chịu kỷ luật.
Hiện tại, Quốc Cường Gia Lai có 12 dự án bị ách tắc trên địa bàn TP.HCM với tổng quỹ đất lên tới 150 ha với tổng giá trị lên tới 7.026 tỷ là bất động sản dở dang, chiếm gần 64% tổng tài sản doanh nghiệp.
Nhiều dự án của Quốc Cường Gia Lai trên địa bàn TP.HCM nhiều năm vẫn trong giai đoạn giải phóng mặt bằng. Ảnh: Lê Quân.
Ngoài ra, Quốc Cường Gia Lai của mẹ Cường Đô la còn "điêu đứng" trong khối nợ phải trả cũng lên tới gần 7.000 tỷ đồng.
Thậm chí, bà Loan cũng phải cho công ty mượn 308 tỷ đồng không tính lãi để bổ sung vào nguồn vốn của doanh nghiệp. Cũng theo báo cáo lưu chuyển tiền tệ của công ty, tính đến cuối năm 2018, khoản tiền và tương đương tiền của QCG chỉ là 133 tỷ đồng, chiếm chưa tới 1% tổng tài sản công ty.
Bế tắc, bà Nguyễn Thị Như Loan, chủ tịch Quốc Cường Gia Lai, chia sẻ: "Nếu không vì cổ đông, vì 3.000 nhân viên thì tôi đã tự tử rồi".
Bà Nguyễn Thị Như Loan, Tổng Giám đốc Công ty CP Quốc Cường Gia Lai. (Ảnh: Internet)
Trong năm 2018, doanh nghiệp do mẹ Cường Đô la làm chủ tịch HĐQT chỉ ghi nhận khoản doanh thu thuần đạt 732 tỷ, giảm 15%. Lợi nhuận trước thuế từ đó cũng giảm tới 79%, chỉ đạt 106 tỷ đồng, tương đương 33% kế hoạch năm.
Áp lực tài chính, kết quả kinh doanh "bết bát", Quốc Cường Gia Lai của mẹ Cường Đô la tiếp tục tính đến việc rút vốn và giải thể công ty con hoạt động kém hiệu quả.
Trong bối cảnh khó khăn nhất của Quốc Cường Gia Lai, thay vì cùng mẹ là bà Loan cùng gánh vác khó khăn, Cường Đô la lại xin nghỉ hết các chức vụ tại Quốc Cường Gia Lai để phát triển sự nghiệp riêng cho mình.
Hiện tại, ông Nguyễn Quốc Cường (Cường Đô la) được biết tới với một vai trò mới, là Tổng giám đốc, kiêm người đại diện pháp luật của Công ty CP Chánh Nghĩa Quốc Cường, doanh nghiệp trụ sở tại tòa nhà Becamex, 230 Đại lộ Bình Dương, TP. Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương. Đây cũng là công ty mà mẹ Cường Đô la có cổ phần.
Gia Linh
Theo Dân Việt
Ma trận khối nợ nghìn tỷ của Quốc Cường Gia Lai (kỳ II): Giao dịch với bên liên quan có hợp lý? Nhiều chủ nợ là những cái tên quen thuộc với QCG, nhưng nếu nhìn vào chi tiết các giao dịch đầu tư, hoạt động kinh doanh, đây cũng chính là những cái tên xuất hiện nhiều trong các giao dịch mua bán cổ phần, cung cấp dịch vụ và bán hàng hoá của QCG. Dự án Khu dân cư lô số 4, Khu...