Hoãn thời điểm tiêm liều 2 vaccine COVID-19 có cứu thêm nhiều người?
Trong bối cảnh nguồn cung vaccine ngừa COVID-19 có hạn và lo ngại về sự lây lan của các biến thể virus, một số tỉnh Canada đã thực hiện lối tiếp cận chia phần trong chương trình tiêm chủng.
Người dân Canada được tiêm vaccine ngừa COVID-19 của hãng Pfizer. Ảnh: Bloomberg
Theo trang mạng Global News, phương pháp chia phần là phương pháp hoãn tiêm liều hai vaccine ngừa COVID-19 cho những người đã tiêm liều đầu tiên nhằm để dành vaccine cho những người chưa có bất kỳ mũi tiêm nào.
Tuần trước, tỉnh New Brunswick thông báo những người có nguy cơ thấp sẽ tiêm liều 2 vaccine COVID-19 sau liều 1 trễ hơn khoảng thời gian được khuyến nghị của hai nhà sản xuất Pfizer-BioNTech và Moderna.
Giữa tháng 1, tỉnh Quebec thông báo họ cũng kéo dài thời gian nghỉ giữa hai liều vaccine lên tối đa 90 ngày nhằm nỗ lực tiêm vaccine cho nhiều người cao tuổi và nhân viên y tế nhanh hơn. Theo khuyến cáo được đưa ra, các nhà sản xuất vaccine Pfizer và Moderna đề xuất khoảng thời gian tiêm cách hai liều vaccine lần lượt là 21 và 28 ngày.
Theo dữ liệu ban đầu của chính quyền Quebec, chiến lược này dường như có hiệu quả. Viện Y tế Công cộng Quốc gia của Quebec (INSPQ) ngày 18/2 cho biết cả hai loại vaccine của Pfizer-BioNTech và Moderna đạt hiệu quả gần 80% trong việc ngăn ngừa COVID-19 từ 14 đến 28 ngày chỉ sau mũi tiêm đầu tiên.
Do tình trạng chậm trễ trong việc chuyển giao vaccine từ Pfizer, hai tỉnh khác là Ontario và British Columbia quyết định kéo dài thời gian nghỉ giữa hai liều tiêm lên tới 42 ngày.
Video đang HOT
Một số chuyên gia gợi ý việc kéo dài thời gian nghỉ giữa hai liều vaccine có thể áp dụng cho toàn quốc.
Ashleigh Tuite, một chuyên gia dịch tễ học về bệnh truyền nhiễm tại Đại học Toronto, cho biết: “Về ngắn hạn, bạn có thể tiêm phòng cho số lượng người gấp đôi. Điều này kéo theo khả năng cứu được nhiều người hơn và ngăn ngừa nhiều trường hợp biến chứng nặng phải nhập viện”.
Trong khi đó, ông Andrew Coombs, Giáo sư toán học kiêm nhà dịch tễ học tại Đại học British Columbia, giải thích: “Việc giảm ngay tỷ lệ ca mắc mới, ca bệnh phải nằm viện và trường hợp tử vong với một liều tiêm duy nhất là rất tuyệt vời”. Vị chuyên gia nói thêm dữ trữ liều vaccine thứ hai có thể cho phép giới chức y tế đem vaccine tới cho nhóm đối tượng trẻ hơn – những người có nhiều mối quan hệ tiếp xúc do nhu cầu xã hội và công việc.
Theo một số nghiên cứu gần đây, có nhiều bằng chứng cho thấy liều tiêm vaccine đầu tiên cũng có khả năng bảo vệ người và giảm sự lây lan của dịch bệnh.
Một nghiên cứu của Đại học Cambridge ở Anh công bố vào ngày 26/2 chỉ ra một liều vaccine Pfizer-BioNTech có thể giúp giảm 4 lần số ca nhiễm COVID-19 không có triệu chứng.
Nghiên cứu khác của Israel công bố trên tạp chí y khoa Lancet tuần trước cho thấy liều vaccine đầu tiên của Pfizer giảm 85% trường hợp nhiễm COVID-19 có triệu chứng chỉ sau 15 đến 28 ngày.
Vaccine ngừa COVID-19 của Pfizer-BioNtech. Ảnh: AFP/TTXVN
Tại Anh – quốc gia phát hiện ra biến thể B.1.1.7 của virus SARS-CoV-2 lần đầu tiên vào giữa tháng 12/2020, hai mũi vaccine của Pfizer và AstraZeneca đều được tiêm cách nhau 12 tuần. Chiến lược của Anh đã vấp phải sự chỉ trích từ một số chuyên gia song nó phần nào cũng cho thấy hiệu quả. Một nghiên cứu công bố trên tạp chí The Lancet ngày 19/2 kết luận việc tiêm hai liều vaccine ngừa COVID-19 của AstraZeneca-Oxford cách 12 tuần sẽ đem đến hiệu quả bảo vệ 81% trong 6 tuần.
Tuy nhiên, vẫn có nhiều chuyên gia lên tiếng cảnh báo nguy cơ khi kéo dài thời gian tiêm cách hai liều vaccine so với thời gian khuyến nghị trong thử nghiệm lâm sàng.
“Khoảng thời gian càng lâu thì nguy cơ nhiễm bệnh càng cao do người dân không nhận được phản ứng miễn dịch đầy đủ nhất có thể”, Tiến sĩ Zain Chagla – bác sĩ chuyên về bệnh truyền nhiễm tại trung tâm y tế St. Joseph ở Hamilton – trả lời phỏng vấn Global News .
Theo Ủy ban Cố vấn Quốc gia của Canada về Tiêm chủng (NACI), hiện chưa có dữ liệu về khoảng thời gian tối đa tiêm cách giữa các liều.
Trong một thư điện tử gửi tới Global News, Christina Antoniou – Giám đốc phụ trách các vấn đề doanh nghiệp của Pfizer Canada – nhận định: “Điều quan trọng là các cơ quan y tế phải tiến hành giám sát lịch tiêm xoay vòng để đảm bảo vaccine mang lại sự bảo vệ tối đa có thể cho người dân”.
Trong bối cảnh chuỗi cung ứng không ổn định, phần lớn các chuyên gia đều nhất trí rằng nên ưu tiên tiêm đủ hai liều cho người cao tuổi đúng quy định.
Thủ tướng Canada chúc Tết cộng đồng người Việt
Thủ tướng Justin Trudeau chúc mừng năm mới cộng đồng người Việt và xem đây là cơ hội để ghi nhận những đóng góp của họ với Canada.
"Tôi xin gửi những lời chúc ấm áp nhất đến cộng đồng người Việt tại Canada và tất cả những người sắp đón Tết Nguyên đán", ông Trudeau viết trong bức thư hôm 30/1. "Năm nay, cộng đồng người Việt tại Canada và khắp thế giới sẽ chào đón Tết Tân sửu. Chúng ta để lại sau lưng một năm dài và khó khăn, nhưng người Canada về cốt lõi là một dân tộc mạnh mẽ và kiên cường, những người kiên trì vượt qua thử thách và biết rằng luôn có thể tìm thấy những điều tích cực trong khó khăn".
Thư chúc Tết Thủ tướng Justin Trudeau gửi cộng đồng người Việt tại Canada và trên toàn thế giới. Ảnh: ĐSQ Việt Nam tại Canada.
Ông cho hay dù các hoạt động đón Tết năm nay diễn ra khác so với mọi năm do đại dịch Covid-19, đây vẫn là "cơ hội tuyệt vời để trao nhau những lời chúc ấm áp", là dịp không chỉ để nhìn lại những gì mình đã đạt được mà còn hướng về tương lai ngâp tràn sức khoẻ, hạnh phúc, thịnh vượng.
"Đối với tất cả người dân Canada, đây là cơ hội để ghi nhận những đóng góp to lớn mà người Canada gốc Việt đã và đang đạt được trong tất cả các lĩnh vực của đất nước", Thủ tướng Trudeau viết.
Thủ tướng Justin Trudeau tại cuộc họp báo ở thủ đô Ottawa, Ontario, Canada, hôm 19/1. Ảnh: Reuters .
Thay mặt chính phủ Canada, ông gửi lời chúc mọi người tất cả những gì tốt đẹp nhất trong năm tới.
Hiện có hơn 240.000 người gốc Việt đang sinh sống tại Canada.
Mỹ hứng sóng gió từ giai đoạn 'vịt què' hậu bầu cử Nước Mỹ đang trải qua hai tháng rưỡi chuyển giao quyền lực đầy sóng gió và giới quan sát tin đã đến lúc cần rút ngắn giai đoạn "vịt què" này. Ngày 19/10/2015, người dân Canada bỏ phiếu kết thúc gần một thập kỷ lãnh đạo của đảng Bảo thủ và bầu ra một chính quyền mới do Justin Trudeau, lãnh đạo đảng...