Hoàn thiện pháp luật về kinh doanh bất động sản và bình ổn thị trường vật liệu
Trong năm 2022, ngành Xây dựng chú trọng tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong việc nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước trên tất cả các lĩnh vực: Quy hoạch kiến trúc; hoạt động xây dựng; phát triển đô thị; hạ tầng kỹ thuật; nhà ở, bất động sản; vật liệu xây dựng…
Vượt “bão” dịch, tập trung thực hiện 3 khâu đột phá
Theo Thứ trưởng Bộ Xây dựng Lê Quang Hùng, dịch bệnh COVID-19 năm 2021 kéo dài phức tạp đến nay đã ảnh hưởng lớn đến mọi lĩnh vực trong nền kinh tế, trong đó có xây dựng, nhất là thị trường bất động sản và vật liệu xây dựng. Nhưng dưới sự điều hành linh hoạt của Chính phủ, Bộ Xây dựng và nỗ lực vượt “bão” dịch.
Năm 2022, Bộ Xây dựng tập trung hoàn thiện pháp luật về kinh doanh bất động sản và bình ổn thị trường vật liệu.
Năm 2021, giá trị tăng thêm của ngành Xây dựng ước tính tăng 0,2 – 0,5% so với năm 2020; chỉ số giá xây dựng tăng 4,34% so với năm 2020; diện tích nhà ở bình quân cả nước ước đạt 25 m2/người. Lĩnh vực phát triển đô thị, hạ tầng đô thị đạt được nhiều kết quả quan trọng như: Tỷ lệ đô thị hóa toàn quốc năm 2021 ước đạt 40,5%; tỷ lệ dân cư khu vực thành thị được cung cấp nước sạch qua hệ thống cấp nước tập trung ước đạt 92% (tăng 2% so với năm 2020); tỷ lệ thất thoát thất thu nước sạch giảm còn 17,2% (giảm 0,8% so với năm 2020).
Video đang HOT
Trong lĩnh vực sản xuất vật liệu xây dựng, năm 2021, sản lượng xi măng tiêu thụ ước đạt 105,6 triệu tấn (tăng 2% so với năm 2020); kính xây dựng đạt khoảng 186 triệu m2 (tăng khoảng 24%); sứ vệ sinh khoảng 16 triệu sản phẩm, (tăng khoảng 7%)…
Bộ Xây dựng đã trình và được Chính phủ ban hành 8 Nghị định; Thủ tướng Chính phủ ban hành 6 Quyết định, 1 Chỉ thị. Bộ Xây dựng cũng đã ban hành theo thẩm quyền 14 Thông tư; cắt giảm, đơn giản hóa một số thủ tục hành chính, điều kiện đầu tư kinh doanh nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động đầu tư xây dựng.
Ngay từ đầu năm 2022, Bộ Xây dựng đã chủ động tiếp tục đảy mạnh nghiên cứu, xây dựng, hoàn thiện đồng bộ thể chế, phát triển và nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật; đẩy mạnh công tác quản lý đầu tư xây dựng, giám sát chất lượng công trình, quản lý quy hoạch, kiến trúc, quản lý phát triển đô thị; chú trọng công tác cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh gắn với xây dựng Chính phủ điện tử, công tác tái cơ cấu, cổ phần hóa các doanh nghiệp Nhà nước do Bộ làm đại diện chủ sở hữu.
Đáng chú ý, để thực hiện tốt các mục tiêu đề ra năm 2022, Bộ Xây dựng sẽ tập trung thực hiện 3 khâu đột phá: Hoàn thiện thể chế pháp luật về xây dựng để tăng cường công tác quản lý Nhà nước để tạo môi trường thuận lợi, thông thoáng, phân cấp mạnh cho địa phương; hoàn thành quy hoạch, quản lý phát triển đô thị; siết chặt quản lý phát triển nhà ở, thị trường bất động sản, trong đó, chú trọng phát triển nhà ở xã hội, nhà cho phân khúc thu nhập thấp, thu nhập trung bình, nhằm đảm bảo thị trường bất động sản phát triển ổn định, bền vững.
Tạo môi trường thông thoáng, nhưng không buông lỏng quản lý xây dựng
Nhấn mạnh các nhiệm vụ trong năm 2022, Bộ trưởng Bộ xây dựng Nguyễn Thanh Nghị khẳng định, ngay trong quý I/2022, Bộ Xây dựng sẽ trình Chính phủ Nghị định sửa đổi các Nghị định để tháo gỡ vướng mắc trong các lĩnh vực quản lý Nhà nước của Bộ Xây dựng phù hợp thực tiễn và phân cấp mạnh hơn nữa cho các địa phương trong quy hoạch, kiến trúc, phát triển đô thị, hoạt động xây dựng, thẩm định thiết kế, dự toán… và ban hành các chính sách quy định nội dung, tiêu chí, quy trình kiểm tra, kiểm soát, tăng cường quản lý Nhà nước thuộc lĩnh vực xây dựng. Đây sẽ là một trong những đổi mới về thể chế để tháo gỡ khó khăn, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh ngành Xây dựng; hỗ trợ các doanh nghiệp sớm ổn định hoạt động sản xuất kinh doanh.
Theo đó, Bộ Xây dụng sẽ tập trung sửa đổi Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản; đôn đốc các bộ, ngành, địa phương tập trung triển khai có hiệu quả Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia đến năm 2030 vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt thông qua những chính sách tháo gỡ khó khăn để phát triển nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, nhà ở phân khúc thu nhập thấp và trung bình, khắc phục việc mất cân đối cung cầu và cơ cấu sản phẩm nhà ở.
Bên cạnh đó, để tiếp tục khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi hỗ trợ doanh nghiệp phát triển, Bộ Xây dựng cũng sẽ tập trung cải cách thủ tục hành chính, môi trường đầu tư kinh doanh. Thực tế, kết quả cải cách thủ tục hành chính năm 2021 đã góp phần giảm 50% số lượng hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính gửi về Bộ Xây dựng xử lý, đi đôi với triển khai 41 thủ tục hành chính theo hướng ứng dụng dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 tại bộ phận một cửa.
Ngoài ra, Bộ Xây dựng sẽ tập trung xây dựng Nghị định quy định cơ sở dữ liệu quốc gia về hoạt động xây dựng, nhằm quản lý thống nhất thông tin, dữ liệu về hoạt động xây dựng từ Trung ương đến địa phương. Từ đó, bảo đảm hành lang pháp lý trong triển khai thực hiện trên thực tiễn, đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số ngành Xây dựng, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp, nâng cao năng lực và hiệu quả quản lý Nhà nước về hoạt động xây dựng.
Đồng thời, tuyên truyền, phổ biến sâu rộng hiệu quả của việc ứng dụng dịch vụ công trực tuyến tới các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp hoạt động đầu tư xây dựng và tăng cường đối thoại với người dân, doanh nghiệp, đảm bảo kịp thời tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị về vướng mắc, bất cập trong quy định pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý Nhà nước ngành Xây dựng.
Kinh doanh bất động sản, bắt buộc thành lập doanh nghiệp
Đây là quy định mới về điều kiện kinh doanh bất động sản tại Nghị định số 02/2022/NĐ-CP ngày 6-1-2022 của Chính phủ vừa ban hành quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Kinh doanh bất động sản, có hiệu lực từ ngày 1-3-2022.
Kinh doanh bất động sản, bắt buộc phải thành lập doanh nghiệp.
Nghị định này quy định chi tiết một số điều, khoản của Luật Kinh doanh bất động sản. Đáng chú ý, về điều kiện kinh doanh, Điều 4 Nghị định quy định tổ chức, cá nhân kinh doanh bất động sản phải đáp ứng các điều kiện: Phải thành lập doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp hoặc hợp tác xã theo quy định của pháp luật về hợp tác xã, có ngành nghề kinh doanh bất động sản (doanh nghiệp); phải công khai trên trang thông tin điện tử của doanh nghiệp, tại trụ sở Ban Quản lý dự án (đối với các dự án đầu tư kinh doanh bất động sản), tại sàn giao dịch bất động sản (đối với trường hợp kinh doanh qua sàn giao dịch bất động sản) các thông tin về doanh nghiệp (bao gồm tên, địa chỉ trụ sở chính, số điện thoại liên lạc, tên người đại diện theo pháp luật), thông tin về bất động sản đưa vào kinh doanh theo quy định tại Khoản 2 Điều 6 của Luật Kinh doanh bất động sản, thông tin về việc thế chấp nhà, công trình xây dựng, dự án bất động sản đưa vào kinh doanh (nếu có), thông tin về số lượng, loại sản phẩm bất động sản được kinh doanh, số lượng, loại sản phẩm bất động sản đã bán, chuyển nhượng, cho thuê mua và số lượng, loại sản phẩm còn lại đang tiếp tục kinh doanh. Đồng thời, chỉ kinh doanh các bất động sản có đủ điều kiện theo quy định tại Điều 9, Điều 55 của Luật Kinh doanh bất động sản.
Đối với trường hợp nhà đầu tư được lựa chọn làm chủ đầu tư dự án bất động sản theo quy định của pháp luật, phải có vốn chủ sở hữu không thấp hơn 20% tổng vốn đầu tư đối với dự án có quy mô sử dụng đất dưới 20 ha, không thấp hơn 15% tổng vốn đầu tư đối với dự án có quy mô sử dụng đất từ 20 ha trở lên. Khi thực hiện kinh doanh bất động sản, chủ đầu tư dự án phải đáp ứng điều kiện: Phải thành lập doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp hoặc hợp tác xã theo quy định của pháp luật về hợp tác xã, có ngành nghề kinh doanh bất động sản (doanh nghiệp).
Nghị định cũng quy định, đối với các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân bán, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê mua bất động sản quy mô nhỏ, không thường xuyên thì không bắt buộc phải có các điều kiện quy định tại Điều 4 của Nghị định này...
Điều kiện mới về kinh doanh bất động sản Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 02/2022/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Kinh doanh bất động sản. Dự án HanHomes Giang Biên (quận Long Biên, Hà Nội). Ảnh minh họa: Minh Nghĩa/TTXVN Nghị định này quy định chi tiết một số điều, khoản của Luật Kinh doanh bất động sản, bao gồm các nội dung...










Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Thêm một vụ thả diều đe dọa an toàn bay tại Nội Bài

Mẹo hay giúp mở hộp thoại Run trên Windows

Hoàn cảnh của nam thanh niên đập vỡ kính ô tô của người khác

Nữ sinh túm tóc, đánh bạn ngã ngửa tại quán ăn

Choáng: Hôm nay nhiệt độ ngoài trời ở TP.HCM có thể đến 53 độ C

Hàng nghìn người xuống đường Lê Duẩn xem tổng hợp luyện diễu binh 30-4

Bộ Công an: Sẽ điều tra, xử lý nghiêm người nổi tiếng quảng cáo sai sự thật

Thông tin về thời gian phá dỡ tòa nhà "Hàm cá mập" ở Hà Nội

Tài xế kể nguyên nhân khiến xe chở 20 học sinh bị lật

Bãi biển ở Nha Trang bị giăng kẽm gai, rào chắn

Thủ tướng: Việt Nam sẵn sàng đàm phán với Mỹ để cân bằng thương mại

Giá vàng lập đỉnh, chuyên gia cảnh báo nguy cơ 'trắng tay' trong 5 năm tới
Có thể bạn quan tâm

Ái nữ siêu cấp xinh đẹp của Steve Jobs biểu tượng của hội rich kid xứ cờ hoa một thời bây giờ ra sao?
Netizen
18:49:06 23/04/2025
Chính phủ Mỹ cân nhắc kế hoạch áp giá thuốc theo mức tại các nước phát triển
Thế giới
18:45:56 23/04/2025
Hé lộ bức ảnh dàn Sao Nhập Ngũ tái ngộ, chi tiết liên quan Hoa hậu Thuỳ Tiên gây chú ý
Sao việt
18:37:44 23/04/2025
Hot boy Vietnam Idol Kids tái xuất lạ lẫm sau gần 10 năm, tại sao lại chọn NSX Anh trai chông gai?
Tv show
18:34:32 23/04/2025
Thuốc và các phương pháp điều trị Hội chứng Beckwith-Wiedemann
Sức khỏe
18:17:44 23/04/2025
Từng trải qua bi kịch gia đình, người phụ nữ 56 tuổi sống một mình và khiến triệu người ngưỡng mộ với căn nhà nhỏ ấm cúng, đầy sức sống
Sáng tạo
17:52:49 23/04/2025
Sốc: Phát hiện thi thể "sao nhí" đình đám một thời bên bờ sông
Sao âu mỹ
17:40:26 23/04/2025
Google có nguy cơ mất Chrome vào tay OpenAI
Thế giới số
17:03:26 23/04/2025
Hình ảnh mới nhất của iPhone 17 Air
Đồ 2-tek
17:02:56 23/04/2025
Bị rắn hổ mang chúa cắn khi hái nấm, người phụ nữ dùng tay không đánh chết rồi xách đến bệnh viện, bác sĩ choáng váng
Lạ vui
16:27:00 23/04/2025