Hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật về quản lý biển và hải đảo

Theo dõi VGT trên

Với quyết tâm đưa nước ta trở thành nước mạnh về biển, năm 2007, Đảng và Nhà nước đã ban hành Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020 và ngày 9-2-2007, Ban Chấp hành Trung ương khóa X ban hành Nghị quyết 09-NQ/TW về “ Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020″.

Một trong những thành tựu nổi bật sau 10 năm thực hiện chiến lược này là việc xây dựng, hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật về biển, hải đảo hướng tới quản lý tổng hợp biển và hải đảo với phương thức tiếp cận hệ sinh thái. Nhờ đó, diện mạo kinh tế – xã hội khu vực biên giới biển, đảo có sự thay đổi rõ rệt, việc thực thi pháp luật trên biển được tăng cường.

Hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật về quản lý biển và hải đảo - Hình 1

BĐBP Hải Phòng phối hợp với lực lượng Vùng Cảnh sát Biển 1 tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho người dân. Ảnh: Sơn Hà

Sau khi Nghị quyết 09-NQ/TW được ban hành, Chiến lược biển Việt Nam đã được Chính phủ cụ thể hóa bằng nhiều chỉ thị, nghị quyết, quyết định như: Nghị quyết số 27/NQ-CP ngày 12-6-2009 “Về một số giải pháp cấp bách trong quản lý Nhà nước về tài nguyên và môi trường biển”; Quyết định số 373/QĐ-TTg ngày 23-3-2010 về “Phê duyệt Đề án đẩy mạnh công tác tuyên truyền về quản lý, bảo vệ và phát triển bền vững biển và hải đảo Việt Nam”; Quyết định số 1353/QQĐ-TTg ngày 23-9-2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Quy hoạch phát triển các khu kinh tế ven biển của Việt Nam đến năm 2020″; Quyết định số 1570/QĐ-TTg ngày 6-9-2013 “Phê duyệt Chiến lược khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên và bảo vệ môi trường biển đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030″ và Chỉ thị số 06 của Chính phủ về việc “Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền bảo vệ chủ quyền, an ninh chủ quyền của Việt Nam ở Biển Đông”.

Chính phủ cũng ban hành Nghị định số 25/2009/NĐ-CP ngày 6-3-2009 về quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, hải đảo. Bên cạnh đó, Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách thúc đẩy phát triển kinh tế biển gắn với bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia về biển của Việt Nam, nhằm khuyến khích nhân dân ra đảo định cư lâu dài và làm ăn trên các vùng biển xa, vừa phát triển kinh tế, vừa làm nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền, an ninh vùng biển, đảo.

Tiếp đó, ngày 21-6-2012, Quốc hội thông qua Luật Biển Việt Nam. Lần đầu tiên nước ta có một văn bản luật quy định đầy đủ chế độ pháp lý của các vùng biển, đảo thuộc chủ quyền và quyền chủ quyền của Việt Nam theo đúng Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982. Luật Biển Việt Nam bao quát các vấn đề quy chế pháp lý trên vùng biển Việt Nam và điều chỉnh các hoạt động trong các vùng biển Việt Nam. Đây là cơ sở pháp lý quan trọng để quản lý, bảo vệ và phát triển kinh tế biển gắn với đảm bảo an ninh – quốc phòng của nước ta.

Hệ thống chính sách, pháp luật về biển, hải đảo tiếp tục được hoàn thiện với việc Quốc hội thông qua Luật Tài nguyên, Môi trường biển và hải đảo (năm 2015). Luật đã tạo ra hành lang pháp lý quan trọng, là bước đột phá trong quản lý Nhà nước tổng hợp về biển và hải đảo Việt Nam. Theo ông Vũ Sĩ Tuấn, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Biển và Hải đảo, Bộ Tài nguyên và Môi trường, đây là luật đầu tiên của Việt Nam “luật hóa” các quy định, phương thức về “quản lý tổng hợp”.

Việc quản lý tổng hợp tài nguyên biển và hải đảo mang lại hiệu quả vượt trội so với các phương thức quản lý trước đây. “Phương thức quản lý tổng hợp giúp chúng ta khắc phục các xung đột, mâu thuẫn trong quản lý theo ngành, lĩnh vực; sử dụng hợp lý, hiệu quả tài nguyên, bảo vệ môi trường và các hệ sinh thái biển và hải đảo; thống nhất các hoạt động quản lý tài nguyên, môi trường biển và hải đảo từ Trung ương đến địa phương, đảm bảo phát triển bền vững biển và hải đảo” – Ông Tuấn cho biết.

Bên cạnh đó, nhiều văn bản quy phạm pháp luật được ban hành nhằm thể chế hóa cơ chế phối hợp trong quản lý biển và đảo, đặc biệt là trong thực thi pháp luật trên biển. Giữa các bộ, ngành, địa phương và các cơ quan liên quan đã có sự phân công rõ ràng trong việc thực thi pháp luật trên biển đối với từng hoạt động, đồng thời đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ giữa các lực lượng.

Việc hoàn thành hệ thống chính sách, pháp luật đã tạo cơ sở, điều kiện thuận lợi để các bộ, ban, ngành, địa phương đẩy mạnh phát triển kinh tế biển gắn với đảm bảo quốc phòng – an ninh. Các địa phương biển đã đầu tư nhiều tiềm lực xây dựng cơ sở hạ tầng, tạo thế đứng ổn định, vững chắc, sẵn sàng đối phó với các tình huống phức tạp có thể xảy ra trên biển. Hệ thống chính sách, pháp luật được hoàn thiện, đã tạo cơ sở pháp lý để các lực lượng chức năng như Cảnh sát Biển, BĐBP, Kiểm ngư, Hải quân thực thi pháp luật trên biển, giữ vững chủ quyền, quyền chủ quyền và an ninh trật tự trên biển, đảo.

Kết quả, các lực lượng chức năng đã phối hợp có hiệu quả trong quản lý, bảo vệ vùng biển, đảo, xây dựng thế trận biên phòng toàn dân gắn với thế trận quốc phòng toàn dân và thế trận an ninh nhân dân vững chắc, đảm bảo an ninh, an toàn hàng hải, phòng chống tội phạm trên biển, bảo vệ môi trường biển, đảo; bảo vệ nguồn lợi hải sản.

Bích Nguyên

Theo bienphong

Video đang HOT

PGS.TS Nguyễn Thế Kỷ: Hàng triệu người dân và lực lượng chức năng hoạt động trên biển đang đói thông tin

PGS.TS Nguyễn Thế Kỷ - Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Giám đốc Đài TNVN cho rằng, hàng triệu người dân và các lực lượng chức năng khác hoạt động trên biển đang thiếu đói thông tin về chính trị, kinh tế, xã hội, luật pháp, quốc phòng, an ninh, đối ngoại.

VTC News xin giới thiệu bài viết của PGS.TS Nguyễn Thế Kỷ - Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Giám đốc Đài TNVN chia sẻ quan điểm về Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020.

Nước ta có vùng biển đặc quyền kinh tế rộng trên 1 triệu km2, gấp 3 lần diện tích đất liền; bờ biển dài 3.260km. Biển, đảo có vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình sinh tồn của dân tộc, trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước.

Nhận thức rõ điều này, tròn 10 năm trước, Hội nghị lần thứ tư ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá X) đã bàn và ra Nghị quyết về "Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020" (Nghị quyết số 09-NQ/TW, ngày 9/2/2007).

Nghị quyết 09-NQ/TW xác định quan điểm chỉ đạo, định hướng chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020 với mục tiêu tổng quát là phấn đấu đưa nước ta trở thành quốc gia mạnh về biển, làm giàu từ biển, bảo đảm vững chắc chủ quyền, quyền chủ quyền quốc gia trên biển, đảo, góp phần quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đẩy công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và hội nhập quốc tế.

PGS.TS Nguyễn Thế Kỷ: Hàng triệu người dân và lực lượng chức năng hoạt động trên biển đang đói thông tin - Hình 1

Biển, đảo có vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng.

1. Những nỗ lực, kết quả quan trọng

1.1. Sau 10 năm thực hiện Nghị quyết 09-NQ/TW, các cấp, các ngành và các tầng lớp nhân dân đã có sự đổi mới mạnh mẽ về tư duy, nhận thức, hành động đối với biển, hướng mạnh ra biển, làm giàu từ biển, canh giữ và bảo vệ Tổ quốc từ biển, đảo.

Kết quả nổi bật là chủ quyền, quyền chủ quyền biển đảo của ta được giữ vững. Công tác an ninh, an toàn trên biển được bảo đảm. Thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân trên biển được tăng cường. Chiến lược quốc phòng, chiến lược phòng thủ được điều chỉnh, nâng cao.

Hoạt động đối ngoại, hợp tác quốc tế chủ động, tích cực, sáng tạo, hiệu quả. Môi trường hòa bình để phát triển đất nước được giữ vững. Kinh tế biển có nhiều khởi sắc (10 năm qua, đóng góp của 28 tỉnh, thành phố ven biển vào GDP của cả nước luôn ở mức trên 60%). Hệ thống kết cấu hạ tầng ven biển và trên các đảo được đầu tư thỏa đáng hơn.

Công tác nghiên cứu khoa học; bảo vệ môi trường biển; phòng chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu và nước biển dâng được coi trọng. Thể chế, chính sách và tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về biển, đảo được tăng cường. Việc thực thi luật pháp Việt Nam và luật pháp quốc tế trên biển có nhiều tiến bộ.

PGS.TS Nguyễn Thế Kỷ: Hàng triệu người dân và lực lượng chức năng hoạt động trên biển đang đói thông tin - Hình 2

1.2. Về công tác thông tin, tuyên truyền, chúng ta đã tập trung thực hiện mấy nhiệm vụ trọng điểm, cấp thiết: Đấu tranh, phản đối âm mưu hiện thực hóa yêu sách "Đường lưỡi bò" của Trung Quốc trên Biển Đông. Phản đối việc các tàu hải giám của Trung Quốc cắt cáp tàu Bình Minh 02 của Việt Nam (ngày 26/5/2011); tàu cá Trung Quốc tiếp tục làm đứt cáp tàu Viking (9/6/2011); Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 trên vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam (từ 01/5/2014); sử dụng các thực thể nhân tạo do họ bồi đắp như những căn cứ quân sự - dân sự lâu dài nhằm tăng cường sự hiện diện của họ trên Biển Đông, kiểm soát các thực thể này và các không gian hàng hải lân cận.

Bằng các lực lượng, phương tiện, phương thức tuyên truyền làm cho việc cán bộ, đảng viên, nhân dân đồng tình, tin tưởng, ủng hộ chủ trương, quan điểm, giải pháp của Đảng và Nhà nước ta về giải quyết các tranh chấp trên Biển Đông. Khẳng định việc Trung Quốc đưa tàu thuyền, giàn khoan, máy bay vào thềm lục địa, vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam; bồi đắp, xây dựng các thực thể nhân tạo trên biển đã vi phạm nghiêm trọng quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia của Việt Nam được quy định bởi Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982, vi phạm DOC, vi phạm Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển giữa Việt Nam - Trung Quốc và các thỏa thuận liên quan khác

Góp phần làm cho cán bộ, đảng viên và nhân dân hiểu rõ về quyết tâm của Đảng, Nhà nước, toàn dân, toàn quân ta về việc giữ gìn sự toàn vẹn của lãnh thổ, bảo vệ chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc, kiên trì giải quyết sự việc bằng biện pháp hòa bình. Biểu dương, khích lệ các lực lượng chức năng của ta, ngư dân ta đang kiên cường, dũng cảm, mưu trí đấu tranh trên thực địa, trên mặt trận ngoại giao, tuyên truyền, kinh tế và các lĩnh vực khác. Tăng cường khối đoàn kết toàn dân, toàn quân, người Việt Nam ở trong nước và ngoài nước, tranh thủ mức cao nhất sự đồng tình ủng hộ của dư luận quốc tế.

Báo chí bám sát tình hình thực địa, các kênh đấu tranh ngoại giao, chính trị, dư luận, thông tin đầy đủ, chính xác, đúng định hướng về nội dung các hoạt động, các biện pháp đấu tranh của ta; đăng tải các bài bình luận, ý kiến các chuyên gia về thái độ và việc làm sai trái của phía Trung Quốc.

Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền đối ngoại, chú trọng thông tin bằng tiếng Trung, tiếng Anh làm cho nhân dân thế giới, trong đó có nhân dân Trung Quốc hiểu rõ, chính xác, đầy đủ về lập trường chính nghĩa của Việt Nam; phản đối việc làm sai trái của phía Trung Quốc.

Cung cấp tài liệu về chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa phù hợp với thực tế lịch sử và luật pháp quốc tế; Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982; Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), thúc đẩy đàm phán tiến tới kí kết và thực hiện Bộ quy tắc về ứng xử của các bên trên Biển Đông (COC);

Nâng cao cảnh giác, kiên quyết đấu tranh với những phần tử cơ hội chính trị lợi dụng việc Trung Quốc đưa Giàn khoan Hải Dương-981 vào thềm lục địa, vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam nhằm kích động, chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc, xuyên tạc chính sách đối ngoại và chủ trương của Đảng và Nhà nước Việt Nam trong việc bảo vệ chủ quyền biển, đảo; gây rối an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.

Tuyên truyền, giáo dục kiến thức, nhận thức về pháp luật; trình độ, kỹ năng sản xuất, xây dựng đời sống văn hóa cho các tầng lớp nhân dân, nhất là các lực lượng thực thi nhiệm vụ trên biển.

2. Những hạn chế, bất cập

PGS.TS Nguyễn Thế Kỷ: Hàng triệu người dân và lực lượng chức năng hoạt động trên biển đang đói thông tin - Hình 3

2.1. Bên cạnh những nỗ lực và kết quả quan trọng đã nêu (chủ yếu là thực hiện trên đất liền), chúng ta cũng bộc lộ không ít yếu kém, bất cập khi thông tin, tuyên truyền về biển đảo, thực thi chủ quyền về thông tin trên vùng biển đảo của ta.

Thông tin phục vụ các lực lượng trên biển của ta còn quá yếu, thiếu, không chuyên biệt; ta thiếu cả máy phát công suất lớn và máy thu cho người nghe đài; thiếu thông tin phản bác các quan điểm, luận điệu sai trái của các thế lực thù địch, phản động về các vấn đề thuộc chủ quyền biển, đảo.

Hàng ngày, nước ta có hàng triệu người dân và các lực lượng chức năng khác hoạt động trên biển: Ngư dân, hải quân, cảnh sát biển, biên phòng, kiểm ngư, vận tải biển, thăm dò - khai thác dầu khí, các hoạt động dịch vụ trên biển... Họ thường thiếu đói thông tin về chính trị, kinh tế, xã hội, luật pháp, quốc phòng, an ninh, đối ngoại, văn hóa, giáo dục, giải trí...

Do đặc tính kỹ thuật nên các loại hình truyền thông như truyền hình, điện thoại di động, Wifi, Internet không thể phủ sóng tới các vùng biển xa bờ. Các lực lượng chức năng trên biển chỉ có thể dùng máy thông tin vô tuyến điện để liên lạc khi cần thiết. Ngư dân ta khi ra khơi cũng có máy bộ đàm, nhưng tính năng rất hạn chế, đi xa bờ thì khó liên lạc hoặc mất.

Việc cung cấp thông tin cho các lực lượng trên biển lâu nay có hai loại hình chủ yếu: (1) Các chương trình phát thanh của Đài Tiếng nói Việt Nam được phủ sóng ra biển Đông trên làn sóng ngắn từ năm 2009 nhưng do đặc tính truyền sóng (sóng ngắn) nên chất lượng thấp, không ổn định, tần số thay đổi theo mùa nên rất khó bắt sóng và khó nghe; (2) Hệ thống thông tin duyên hải (do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý) phát trên các dải sóng MF/ HF/ VHF và vệ tinh nhưng hệ thống này chỉ làm nhiệm vụ thông tin liên lạc và tìm kiếm cứu nạn trên biển.

2.2. Trong khi đó, các đài phát thanh của nước ngoài phát sóng vào các vùng biển thuộc chủ quyền và quyền chủ quyền của nước ta rất mạnh về công suất, nhiều về thời lượng, rộng về phạm vi phủ sóng, phức tạp, bất lợi về nội dung.

Theo thống kê sơ bộ, hiện có các đài phát thanh sau của nước ngoài: "Vịnh Bắc bộ 360" (Nam Ninh); "Nguồn sống" phát bằng tiếng Việt và tiếng dân tộc thiểu số; "Đáp lời sông núi 51" (Đài Loan); Tiếng nói Nam Hải 360 (Nam Ninh); "Chân lý Á Châu 93" phát tiếng dân tộc thiểu số (Manila); Phật giáo VN105 (Phía Palau); Lào Mông (Vàng Chứ) phát tiếng dân tộc thiểu số (Manila); RFA-Guam...

Cuối tháng 7/2018, Trung Quốc cho tổ chức các hoạt động kỷ niệm 6 năm thành lập cái họ gọi là "thành phố Tam Sa", tiếp đến lắp đặt và đưa vào sử dụng phao đèn quan trắc sóng biển ở Phú Lâm thuộc Quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, cho phép kênh Thiếu nhi Đài Phát thanh, Truyền hình Trung ương Trung Quốc tổ chức chương trình phát thanh, truyền hình thực tế cho thiếu nhi ở cái gọi là "thành phố Tam Sa", thuộc Quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam mà họ chiếm đóng trái phép.

3. Một số định hướng và giải pháp

3. 1. Tiếp tục rà soát, kiểm tra việc thực hiện các chương trình, đề án của Chính phủ thực hiện Nghị quyết 09-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương: Chỉ thị 26-CT/TW của Ban Bí thư, ngày 10/9/2008 về "Tiếp tục đổi mới và tăng cường công tác thông tin đối ngoại trong tình hình mới"; Kết luận số 16-KL/TW của Bộ Chính trị, ngày 14/2/2012 về chiến lược thông tin đối ngoại giai đoạn 2011-2020; Chương trình hành động của Chính phủ về thông tin đối ngoại giai đoạn 2013-2020"; Nghị định số 72/ NĐ-CP về quản lý hoạt động thông tin đối ngoại; Quyết định số 137/2007/QĐ-TTg ngày 21 tháng 8 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ về Đề án tổ chức thông tin phục vụ công tác phòng, chống thiên tai trên biển; Quyết định số 1041/QĐ-TTg ngày 22/7/2009 về Đề án đảm bảo mạng lưới thông tin biển, đảo; Quyết định số 373/QĐ-TTg ngày 23/3/2010 về Đề án đẩy mạnh công tác tuyên truyền về quản lý, bảo vệ và phát triển bền vững biển và hải đảo Việt Nam...

Cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền về quản lý, bảo vệ và phát triển bền vững biển và hải đảo Việt Nam...

3.2. Đài Tiếng nói Việt Nam đã trình Thủ tướng Chính Phủ đề án phủ sóng Biển Đông, cấp phát máy thu thanh có thêm tính năng trực canh cho ngư dân và các lực lượng đang hoạt động trên biển.

Theo đó, Đài Tiếng nói Việt Nam sẽ xây dựng một đài phát sóng AM công suất khoảng 400 KW đặt tại Ninh Thuận, kết hợp với đài phát sóng AM 100 KW đã có tại Đà Nẵng phủ sóng chất lượng tốt ra Biển Đông, bao gồm toàn bộ quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa và các khu vực thuộc chủ quyền và quyền chủ quyền của Việt Nam.

Đài Tiếng nói Việt Nam cũng xây dựng một kênh phát thanh chuyên biệt về biển đảo nhằm tuyên truyền đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật Nhà nước, luật pháp và các công ước, quy ước, quy tắc quốc tế về biển đảo; phát triển kinh tế biển đảo; bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền; tăng cường quốc phòng, an ninh; kỹ thuật nuôi trồng, chế biến thủy hải sản; xây dựng đời sống văn hóa vùng biển đảo...

Đài cũng sản xuất các máy thu thanh kiêm chức năng trực canh cho ngư dân và các lực lượng trên biển. Loại máy thu thanh kiêm trực canh này chỉ thu được các chương trình của Đài Tiếng nói Việt Nam (không thu được chương trình của các đài nước ngoài), có chức năng cảnh báo khẩn cấp.

Mỗi khi dự báo có bão, thiên tai, định họa hay sự cố trên biển thì trung tâm phát sóng ở đất liền chỉ cần phát một tín hiệu khẩn cấp là tất cả các máy thu sẽ tự động phát còi/chuông báo động và được bật lên (nếu đang tắt) hoặc tự động chuyển sang kênh ưu tiên (nếu đang nghe ở kênh khác) với âm lượng to nhất để nghe tin báo bão hoặc thiên tai, địch họa. Việc sản xuất, cấp phát máy thu thanh kiêm trực canh cho ngư dân sẽ dựa một phần vào ngân sách Nhà nước, một phần khác là sự giúp đỡ, tài trợ của các doanh nghiệp, các nhà hảo tâm.

Làm được những điều trên, mong muốn của chúng ta về tăng cường dung lượng, chất lượng, hiệu quả thông tin, tuyên truyền về biển đảo, thực thi chủ quyền thông tin trên vùng biển đảo của ta sẽ có bước chuyển mạnh mẽ, vững chắc, tiếp tục thực hiện tốt hơn Nghị quyết số 09-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương (khóa X) về Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020 và các năm tiếp theo.

(Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Giám đốc Đài TNVN)

PGS.TS NGUYỄN THẾ KỶ

Theo VTC

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Cha ôm con 1 t.uổi nhảy cầu Cửa Đại mất tích
11:15:58 05/07/2024
2 vợ chồng bị chó dại cắn rồi làm thịt chó ăn, người vợ t.ử v.ong
19:31:02 04/07/2024
Hà Nội: Phát hiện camera giấu kín trong ổ điện nhà vệ sinh
15:19:25 03/07/2024
Máy bay móp cánh vì đ.âm trúng cột đèn chiếu sáng sân bay Tân Sơn Nhất
20:14:33 04/07/2024
Bình Thuận: Xe lu cán một công nhân t.ử v.ong trên công trường
19:11:35 04/07/2024
Vụ hơn 100 công nhân ngộ độc: Món cá kho có hàm lượng histamin quá cao
19:27:39 04/07/2024
Cháy nhà 5 tầng trong ngõ nhỏ ở Hà Nội
22:25:23 04/07/2024
Xuyên đêm dập tắt đám cháy lớn tại Công ty Cổ phần nhựa và bao bì Vĩnh Phúc
07:25:36 05/07/2024

Tin đang nóng

Được hỏi làm gì khi đóng cảnh hôn có phản ứng sinh lý, Lưu Diệc Phi trả lời 1 câu khiến ai cũng thán phục
13:00:39 05/07/2024
Rộ tin tài tử Truyền Thuyết Jumong đã ly hôn, Daehan - Minguk - Manse bị chính mẹ ruột bỏ rơi
12:45:21 05/07/2024
Phía homestay vụ drama Nam Thư bị tố giật chồng lên tiếng làm rõ 1 điều
12:39:09 05/07/2024
Baifern Pimchanok đã tính đến chuyện kết hôn với Nine Naphat trước khi chia tay
10:25:46 05/07/2024
Căng đét: Mẹ Nine Naphat đáp trả khi bị tố là nguyên nhân khiến con trai chia tay Baifern
14:34:22 05/07/2024
Dắt bố đẻ đi bắt ghen vợ ngoại tình, nào ngờ vừa thấy người phụ nữ trong phòng khách sạn ông 'ngưng tim' ngã quỵ, tôi bàng hoàng khó tả
12:00:01 05/07/2024
Nam Thư có động thái gấp để "tránh bão" khi bị tố giật chồng
12:57:28 05/07/2024
Tôi 'mờ mắt' trước công danh, vô tình hai tay 'dâng' chồng cho chính cô bạn thân quý hóa của mình
11:36:33 05/07/2024

Tin mới nhất

Vụ máy bay móp cánh khi đ.âm trụ đèn ở Tân Sơn Nhất, đơn vị quản lý bay nói gì?

07:37:17 05/07/2024
Trao đổi với PV VietNamNet chiều nay, đại diện Tổng công ty quản lý bay Việt Nam cho hay: trong sự cố máy bay Eva Air móp cánh, phía kiểm soát không lưu đã kiểm tra quy trình cấp huấn lệnh cho tàu bay đi (tại điểm chờ).

TP Hồ Chí Minh: Mưa lớn, hầm chui trước Bến xe Miền Đông mới 'thất thủ'

07:29:51 05/07/2024
Đến 20 giờ cùng ngày, hầm chui vẫn ngập nước lênh láng. Đây không phải là lần đầu hầm chui này bị ngập. Trước đó, hầm chui này đã từng 2 lần bị ngập khi có mưa lớn, lần gần đây nhất là vào chiều ngày 7/5/2024.

Kiểm tra hiện trường, điều tra nguyên nhân nước đổi màu, cá c.hết trên sông Nậm Huống

07:27:52 05/07/2024
Còn theo ông Hà Đăng Ninh, xóm Chăm Hiêng, xã Châu Thành, huyện Quỳ Hợp: Nếu quan sát kỹ bên dưới đáy sông sẽ thấy có kết tủa màu vàng đục.

Đắk Nông ghi nhận ca t.ử v.ong đầu tiên do sốt xuất huyết

19:33:56 04/07/2024
Do bệnh tình diễn tiến nặng, bệnh nhân được chuyển tới Bệnh viện Đa khoa tỉnh Đắk Nông. Tuy nhiên, sau 4 ngày điều trị tại đây, bệnh nhân đã t.ử v.ong.

Bến Tre: Xây dựng bờ bao chống ngập gây sạt lở, thiệt hại cho người dân

14:59:07 04/07/2024
Chủ đầu tư dự án cho biết, ngay sau khi nhận được phản ánh của người dân, chủ đầu tư cùng đơn vị thi công đã tiếp xúc với các hộ bị ảnh hưởng với tinh thần cầu thị để tìm hướng giải quyết.

Các địa phương triển khai kịp thời công tác ứng phó với mưa lớn

13:37:57 04/07/2024
Để chủ động ứng phó với mưa lũ, sạt lở, tránh thiệt hại cho nhân dân, UBND tỉnh Lạng Sơn đã chỉ đạo các sở, ngành theo chức năng, nhiệm vụ tập trung ứng phó với thiên tai.

Hà Giang: Khẩn trương khắc phục hậu quả mưa lớn gây ngập úng cục bộ

13:33:54 04/07/2024
Đồng thời rà soát lại các vị trí xung yếu, các điểm có nguy cơ sạt lở để chủ động các biện pháp sơ tán người dân đến các khu vực an toàn khi có lũ lụt xảy ra; bố trí lực lượng trực 24/24 giờ tại các khu vực ngập úng, sạt lở để cảnh báo ...

Bắc Kạn chủ động ứng phó với đợt mưa lớn

11:41:26 04/07/2024
Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh và Công an tỉnh chủ động chỉ đạo các lực lượng đóng trên địa bàn phối hợp, hỗ trợ địa phương triển khai công tác ứng phó; khắc phục hậu quả mưa lũ theo quy định.

Cháy 2.000 m2 nhà xưởng cho thuê tại Khu công nghiệp Nam Tân Uyên

11:38:52 04/07/2024
Đến 23 giờ 10 phút, đám cháy đã cơ bản được khống chế. Hiện, lực lượng phòng cháy, chữa cháy đang dồn toàn lực để dập tắt hoàn toàn vụ cháy.

Miền Bắc có nơi mưa lớn gần 500mm, cảnh báo lũ quét, sạt lở đất

19:17:05 03/07/2024
Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn quốc gia cho biết, do ảnh hưởng của rãnh áp thấp kết hợp với vùng áp thấp nóng phía Tây, từ chiều qua (2/7) đến chiều nay (3/7), mưa lớn đã bao phủ nhiều khu vực ở miền Bắc.

Mưa lớn gây ngập úng cục bộ tại Hà Giang

16:40:30 03/07/2024
Tại thành phố Hà Giang, mưa lớn kéo dài khiến 4 điểm bị ngập úng cục bộ, chủ yếu ở khu vực đường Lý Tự Trọng và các phường Trần Phú, Minh Khai và Ngọc Hà.

Xe bồn chở xăng bốc cháy dữ dội trên cao tốc Hà Nội - Hải Phòng sau tai nạn

09:39:22 03/07/2024
Xe bồn chở xăng bốc cháy dữ dội trên cao tốc Hà Nội Hải Phòng sau va chạm giao thông, còn tài xế bị thương nặng.

Có thể bạn quan tâm

Iran bắt đầu bầu cử tổng thống vòng hai

Thế giới

15:41:08 05/07/2024
Trước đó, ngày 3/7, trong phát biểu đăng trên truyền hình nhà nước, lãnh đạo tối cao Iran, Đại Giáo chủ Ali Khamenei đã nhấn mạnh tầm quan trọng của cuộc bầu cử tổng thống vòng hai, đồng thời kêu gọi cử tri tích cực tham gia bỏ phiếu.

Nhan sắc vợ 4 kém 22 t.uổi của nam NSƯT được mệnh danh "Đệ tam danh hài"

Sao việt

15:39:16 05/07/2024
Dù đã lên chức bà ở t.uổi U60 nhưng bà xã nghệ sĩ Phú Quý vẫn giữ được vóc dáng trẻ trung, xinh đẹp. Vợ 4 của ông dành nhiều thời gian cho yoga để duy trì vóc dáng cũng như sức khỏe.

Người nhà chánh án bao chiếm đất công, rừng phòng hộ còn đòi bồi thường

Pháp luật

15:34:08 05/07/2024
Mặc dù đã trả lại đất công, rừng phòng hộ bao chiếm của nhà nước trước đó nhưng khi UBND H.Côn Đảo (Bà Rịa - Vũng Tàu) lấy đất làm đường thì bà Cúc khiếu nại yêu cầu bồi thường đất mình đã bao chiếm.

"Tiểu tam" khiến Baifern - Nine Naphat chia tay là đây?

Sao châu á

15:01:53 05/07/2024
Nine Naphat cũng đã lên tiếng về loạt câu hỏi liên quan đến nghi vấn có người thứ 3 chen giữa mối quan hệ của anh và Baifern Pimchanok.

Lịch âm 6/7 - Âm lịch ngày 6 tháng 7 năm 2024 là ngày tốt hay xấu?

Trắc nghiệm

14:54:08 05/07/2024
Xem lịch âm ngày 6/7/2024 (Thứ 7), lịch vạn niên ngày 6/7/2024. Xem ngày tốt xấu, giờ đẹp xuất hành, khai trương, động thổ,...trong ngày 6/7/2024.

Mình yêu nhau, bình yên thôi - Tập 90: Đức Anh tranh thủ thơm Hân mọi lúc

Phim việt

14:44:41 05/07/2024
Sau khi 2 vợ chồng hàn gắn tình cảm, có vẻ như cả Đức Anh và Hân không ngại che đậy việc thể hiện tình cảm với nhau.

Nhà tắm có nên dán giấy dán tường?

Sáng tạo

14:34:29 05/07/2024
Chất liệu giấy dán tường: Do một số loại giấy và rèm vải thường có đặc điểm hút âm nên khi sử dụng giấy dán tường nhà tắm bạn nên lưu ý sử dụng các loại giấy dán có đặc tính chống ẩm để tăng độ bền cho giấy

10 kẻ phản diện 'm.áu mặt' của chuỗi hoạt hình bom tấn 'Kẻ cắp mặt trăng' (P2)

Phim âu mỹ

14:30:55 05/07/2024
Chỉ còn vài ngày nữa, biệt đội Minions sẽ xâm chiếm rạp Việt với giao diện cực chất, hứa hẹn sẽ siêu lầy, không quên ăn hại cùng những trò giải trí bất đắc dĩ.

Hoa vui ca tập 34: Trình chiếu nhiều clip ấn tượng của khán giả nhí

Tv show

14:30:22 05/07/2024
Tập số 34 của chương trình Hoa vui ca phát sóng trên VTV3 lúc 18h50 ngày 4/7 giới thiệu nhiều clip ấn tượng từ các bạn nhỏ gửi về cho chương trình.

Những thác nước đẹp dưới chân núi Fansipan, Lào Cai

Du lịch

14:30:21 05/07/2024
Nếu có dịp đến Tây Bắc vào mùa hè, du khách sẽ có dịp được chiêm ngưỡng vẻ đẹp kỳ thú, nguyên sơ của những thác nước nổi tiếng dưới chân đỉnh núi Fansipan hùng vỹ.