Hoàn thành tốt nhiệm vụ trên tất cả các lĩnh vực
Ngày 26/12, tại Hà Nội, Văn phòng Thanh tra Chính phủ (TTCP) đã tổng kết công tác năm 2018 và triển khai nhiệm vụ năm 2019. Phó Tổng Thanh tra Trần Ngọc Liêm dự và phát biểu chỉ đạo.
Toàn cảnh hội nghị
Báo cáo tổng kết tại hội nghị, ông Đỗ Đức Toàn, Chánh Văn phòng TTCP cho biết, năm 2018, được sự chỉ đạo sâu sát, kịp thời của Lãnh đạo TTCP, sự cố gắng, nỗ lực của tập thể lãnh đạo, công chức, người lao động, Văn phòng TTCP đã hoàn thành tốt nhiệm vụ công tác được giao.
Công tác xây dựng thể chế được quan tâm, xây dựng có chất lượng, áp dụng thực tiễn. Công tác hành chính – văn thư – lưu trữ đáp ứng yêu cầu chỉ đạo, điều hành của lãnh đạo.
Bên cạnh đó, công tác tham mưu tổng hợp đã được đổi mới, chất lượng được nâng lên. Công tác quản trị đã đi vào ổn định ngày càng phục vụ tốt hơn, kịp thời đảm bảo chất lượng, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ mới.
Mua sắm, hậu cần đảm bảo đúng chính sách, chế độ và tiết kiệm.
Công tác tài vụ bám sát kế hoạch ngân sách được duyệt, chủ động tham mưu đảm bảo kịp thời kinh phí phục vụ cho việc thực hiện nhiệm vụ của cơ quan.
Ngoài ra, quản lý, sử dụng phương tiện an toàn, chặt chẽ, hiệu quả.
Công tác phối hợp trong Văn phòng và phối hợp với các cục, vụ, đơn vị có nhiều chuyển biến, kể cả bên trong cơ quan cũng như các đơn vị ngoài cơ quan.
Video đang HOT
Quản lý kinh phí được thực hiện chặt chẽ, đúng chế độ, đáp ứng kịp thời cho các hoạt động của cơ quan…
Trong năm 2018, tập thể công chức và người lao động Văn phòng luôn thực hiện trên nguyên tắc tập trung dân chủ, luôn giữ gìn và phát huy tốt truyền thống đoàn kết, gắn bó, chia sẻ giúp đỡ nhau trong công tác cũng như trong cuộc sống.
Phát biểu tại hội nghị, Phó Tổng Thanh tra Trần Ngọc Liêm đánh giá giá cao kết quả và ghi nhận những thành tích mà Văn phòng TTCP đã làm được trong năm 2018.
Phó Tổng Thanh tra Trần Ngọc Liêm khẳng định, năm 2018, Văn phòng TTCP đã hoàn thành rất tốt các nhiệm vụ được giao. Những kết quả mà Văn phòng TTCP đạt được góp phần vào thành tích chung của cơ quan TTCP.
Về nhiệm vụ công tác năm 2019, Phó Tổng Thanh tra Trần Ngọc Liêm yêu cầu, Văn phòng TTCP cần tập trung tốt nhất phục vụ cho các hoạt động.
Phó Tổng Thanh tra lưu ý công tác quản trị phải có kế hoạch cụ thể và có tính chuyên nghiệp. Văn phòng TTCP giành thời gian tập trung cho công tác xây dựng thể chế. Đối với công tác cải cách hành chính cần có sự tham mưu ngay từ đầu năm để triển khai công tác chấm điểm các cục, vụ, đơn vị. Tăng cường tính đoàn kết nội bộ để thực hiện nhiệm vụ một cách tốt nhất.
Thay mặt lãnh đạo TTCP, Phó Tổng Thanh tra Trần Ngọc Liêm biểu dương những nỗ lực cố gắng của Văn phòng TTCP và hy vọng năm 2019, Văn phòng TTCP sẽ phát huy được truyền thống cũng như những thành tích đã đạt được để đạt kết quả tốt hơn nữa.
Phương Anh
Theo Thanh tra
Hơn 1,1 triệu quan chức kê khai tài sản, chỉ 6 người sai phạm
Trong số hơn 1,1 triệu đối tượng phải kê khai tài sản thu nhập năm 2018, cơ quan chức năng chỉ tiến hành xác minh 44 người, trong đó phát hiện 6 người vi phạm.
Bà Nguyễn Thị Thủy, Phó chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp, nêu ý kiến tại phiên họp ẢNH LÊ HIỆP
Chiều 5.9, Ủy ban Tư pháp họp phiên toàn thể lần thứ 11 để thẩm tra báo cáo của Chính phủ về công tác phòng chống tham nhũng năm 2018.
Theo báo cáo của Chính phủ do ông Trần Ngọc Liêm, Phó tổng Thanh tra Chính phủ, trình bày tại phiên họp, năm 2018, đã có gần 1,137 triệu người kê khai tài sản, đạt tỷ lệ 99,8% so với số người phải kê khai.
Tuy nhiên, theo đánh giá của nhóm nghiên cứu của Ủy ban Tư pháp Quốc hội do ông Nguyễn Mạnh Cường, Phó chủ nhiệm Ủy ban, trình bày, số lượng bản kê khai là rất lớn, nhưng năm 2018 chỉ xác minh đối với 44 người trong tổng số hơn 1,1 triệu người đã kê khai. Việc xác minh chủ yếu phục vụ cho công tác cán bộ, bổ nhiệm (giảm 56,4% so với năm 2017).
Đáng nói, kết quả xác minh phát hiện 6 trường hợp vi phạm, tăng 1 trường họp so với năm 2017.
Theo nhóm nghiên cứu, phản ánh của báo chí, cử tri cho thấy còn có nhiều trường hợp kê khai không trung thực, không kê khai, nhất là nhiều người không kê khai khi được bổ nhiệm chức danh lãnh đạo, quản lý theo quy định, nhưng không bị kỷ luật.
Cụ thể, tại tỉnh Bạc Liêu có 19 trường họp không kê khai tài sản, thu nhập, trong đó chỉ ở 1 đơn vị cấp huyện đã có đến 17 trường hợp không kê khai nhưng không có lý do.
Từ đó, nhóm nghiên cứu của Ủy ban Tư pháp đánh giá việc tổ chức thực hiện kê khai tài sản, thu nhập thời gian qua còn nhiều yếu kém. Nhiều trường hợp cán bộ, công chức, viên chức vi phạm nghĩa vụ kê khai tài sản, thu nhập nhưng không bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Đồng thời, pháp luật hiện hành còn thiếu các biện pháp bảo đảm hiệu quả việc kê khai, nhất là các biện pháp kiểm soát thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn nói riêng và của toàn xã hội nói chung.
Đáng nói, chưa có cơ chế kiểm soát hữu hiệu để phát hiện, xử lý đối với những trường hợp kê khai tài sản, thu nhập thiếu trung thực và chưa có cơ chế xử lý tài sản không giải trình được.
Trình bày ý kiến tại phiên họp, bà Nguyễn Thị Thủy, Phó chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp, đặt vấn đề, mặc dù chỉ xác minh 44 trường hợp trong hơn 1,1 triệu người phải kê khai tài sản nhưng đã phát hiện 6 trường hợp sai phạm, chiếm tỷ lệ 13,6%. "Vậy, với hơn 1,1 triệu người kê khai chưa xác minh thì tỷ lệ vi phạm sẽ lớn như thế nào?", bà Thủy đặt vấn đề.
Kê khai mà không xác minh thì vô nghĩa
Ông Nguyễn Bá Sơn, Ủy viên Ủy ban Tư pháp, cho rằng lẩn khuất đằng sau các bản kê khai tài sản có rất nhiều vấn đề mà công tác đấu tranh phòng chống tham nhũng cần quan tâm. "Nếu cứ 10 vụ xác minh mà có 4 vụ sai phạm thì sẽ có bao nhiêu sai phạm trên tổng số hơn 1,1 triệu bản kê khai?", ông Sơn đặt vấn đề và cho rằng, việc xác minh nội dung kê khai tài sản, thu nhập phải chủ động hơn.
"Tại sao chúng ta không đặt vấn đề khi có biểu hiện không bình thường về tài sản thì chúng ta chủ động xác minh thay vì chờ như 3 trường hợp luật quy định", ông Sơn nói.
Trong khi đó, ông Trương Trọng Nghĩa, Ủy viên Ủy ban Tư pháp, cho rằng công tác xác minh việc kê khai tài sản, thu nhập cần phải coi như việc làm tự nhiên và cần phải phân loại, phân cấp.
"Chẳng hạn, giám đốc sở phải là người xác minh cán bộ, thuộc cấp của mình còn bản thân giám đốc sở thì sẽ do ủy ban nhân dân xác minh... Như thế, việc xác minh sẽ là một quy trình tự động và chỉ coi đây như là một việc bình thường", ông Nghĩa nêu, và cho rằng nếu kê khai mà không xác minh thì vô nghĩa, còn nếu để thanh tra làm hết thì rất vất vả, không có lực lượng để làm.
Giải thích thêm về vấn đề này, Tổng Thanh tra Chính phủ Lê Minh Khái cho rằng, 44 trường hợp trong tổng số hơn 1,1 triệu người phải kê khai tài sản tiến hành xác minh là các trường hợp có đủ căn cứ theo quy định của luật hiện hành. Trong số đó, phát hiện 6 trường hợp sai phạm.
Tuy nhiên, ông Khái cho rằng, không nên đánh đồng tỷ lệ này cho toàn thể hơn 1,1 triệu người phải kê khai tài sản trong cả nước.
Theo TNO
Hoàn thành kết luận thanh tra dự án khu đô thị Thủ Thiêm Tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ chiều tối 30/8, Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Bùi Ngọc Lam thông tin về tiến độ thanh tra đất đai ở Thủ Thiêm (TPHCM). Theo Phó tổng Thanh tra Chính phủ, cuộc thanh tra về đất đai tại Khu đô thị Thủ Thiêm đã được Thanh tra Chính phủ kết thúc vào ngày 11/7,...