Hoàn thành kết luận thanh tra dự án khu đô thị Thủ Thiêm
Tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ chiều tối 30/8, Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Bùi Ngọc Lam thông tin về tiến độ thanh tra đất đai ở Thủ Thiêm (TPHCM).
Theo Phó tổng Thanh tra Chính phủ, cuộc thanh tra về đất đai tại Khu đô thị Thủ Thiêm đã được Thanh tra Chính phủ kết thúc vào ngày 11/7, trên cơ sở đã lấy ý kiến tham gia của các bộ, ngành chức năng có liên quan và UBND TPHCM.
“Đến nay, Thanh tra Chính phủ đã có kết luận thanh tra về đất đai tại Khu đô thị Thủ Thiêm và đang tiến hành các thủ tục để trong nửa đầu tháng 9 sẽ công khai đến báo chí, thông tin đầy đủ kết luận thanh tra” – Phó Tổng Thanh tra cho biết.
Thanh tra Chính phủ đã hoàn thành cuộc thanh tra dự án khu đô thị mới Thủ Thiêm trong nửa đầu tháng 7/2018
Dự án Khu đô thị mới Thủ Thiêm được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt bằng Quyết định 367/TTg năm 1996. Dự án này đã điều chỉnh quy hoạch. Dự án này có diện tích đất thu hồi rất lớn liên quan đến hàng ngàn hộ dân.
Với nỗ lực của TPHCM và sự ủng hộ tích cực của người dân, công tác giải phóng mặt bằng đến nay đã đạt 99%.
Video đang HOT
Tuy nhiên trong quá trình thực hiện, các cơ quan liên quan có các sai sót về quản lý đất đai, quy hoạch, lưu trữ hồ sơ, giải quyết khiếu nại… dẫn đến người dân khiếu kiện bức xúc kéo dài.
Thủ tướng Chính phủ giao Thanh tra Chính phủ tiến hành rà soát, làm rõ các nội dung khiếu nại của người dân về việc thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi thu hồi đất, đề xuất biện pháp giải quyết theo đúng quy định của pháp luật; báo cáo Thủ tướng trước ngày 15/7/2018.
Các Bộ: Tài nguyên và Môi trường, Xây dựng, Tư pháp và UBND TPHCM có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ với Thanh tra Chính phủ trong quá trình rà soát, giải quyết các vụ việc khiếu nại.
Cũng liên quan đến vụ việc này, người đứng đầu Chính phủ cũng đã yêu cầu, việc giải quyết phải đúng chính sách pháp luật, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, bảo đảm hài hòa lợi ích của nhà nước, nhà đầu tư và người dân. Phải nhìn thẳng sự thật, việc gì đúng thì tiếp tục giải thích, thuyết phục; việc gì sai thì cương quyết sửa chữa, tất cả vì mục tiêu phát triển của TP, vì cuộc sống của người dân. Quá trình giải quyết phải kiểm tra làm rõ các tình tiết vụ việc, tổ chức đối thoại công khai, lắng nghe ý kiến của người dân, trao đổi thống nhất tạo đồng thuận về hướng giải quyết.
Nếu có thiếu sót thì phải khắc phục; phải xác định rõ thời gian, lộ trình giải quyết dứt điểm từng vụ việc. Trường hợp người dân khiếu nại gặp khó khăn, cần xem xét vận dụng chính sách xã hội để có biện pháp hỗ trợ phù hợp.
P.Thảo
Theo Dantri
"Sập" Sky Mining: Hiện tại pháp luật không cấm nhập máy đào Bitcoin
Tại phiên họp báo Chính phủ ngày 1/8, trả lời câu hỏi liên quan tới việc hệ thống đào tiền ảo Sky Mining bị sập và ông chủ hệ thống này "biến mất", Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải cho biết, pháp luật không cấm nhập máy đào Bitcoin.
Thứ trưởng Bộ Công thương Đỗ Thắng Hải
Theo ông Hải, trong quy định hiện hành thì máy đào tiền ảo Bitcoin chưa có mã hồ sơ riêng quản lý và đang được xếp chung vào nhóm máy xử lý dữ liệu tự động, thuộc quản lý chuyên ngành của Bộ Thông tin & truyền thông và Bộ Công Thương có trách nhiệm quản lý về nhập khẩu.
Nghị định 69 ngày 15/5/2018 quy định mặt hàng này thuộc danh mục mã HS 8471.80.90 và không phải là hàng hoá cấm nhập khẩu.
"Pháp luật hiện hành không cấm nhập máy đào Bitcoin, nên cơ quan quản lý phải có đề xuất vì sao cấm, cấm trong trường hợp nào. Vì thế, Bộ Công Thương sẽ tổng hợp, xin ý kiến Chính phủ về cấm nhập khẩu ngay từ gốc các loại máy này về Việt Nam", ông Hải khẳng định.
Liên quan đến vụ việc, sau hơn 3 tháng vụ công ty tiền ảo iFan biến mất thì giới đầu tư tiền ảo tại TPHCM lại chao đảo vì ông chủ Sky Minning bỏ trốn.
Trước đó, vào ngày 25/7, ông Lê Minh Tâm - tổng giám đốc công ty đào tiền ảo Sky Mining, đã lên website nội bộ của Sky Mining tuyên bố phá sản và hứa sẽ trả lại tiền và máy đào tiền ảo cho nhà đầu tư.
Tuy vậy, khi hàng trăm nhà đầu tư kéo về trụ sở công ty tại số 202B Hoàng Văn Thụ, quận Phú Nhuận TPHCM thì công ty đã đóng cửa, bảng hiệu bị tháo xuống và ông Tâm không thể liên lạc được. Nhiều người cho biết ông Tâm đã sang Mỹ từ nhiều ngày trước khi đăng thông báo phá sản. Được biết, toàn bộ số tiền của nhà đầu tư đều do một mình ông Tâm quản lý.
Sky Mining được thành lập cuối năm 2017 tại huyện Bình Chánh để huy động đầu tư mua máy đào tiền ảo và ăn chia theo tỉ lệ đóng góp. Ngày 28/3/2018, công ty chuyển sang quận Phú Nhuận với tên Hợp tác xã Bầu Trời Công Nghệ do ông Lê Minh Tâm làm người đại diện pháp luật. Từ tháng 3 tới nay, Sky Mining thường xuyên tổ chức hội thảo để kêu gọi đầu tư và mở chi nhánh ở nhiều tỉnh thành như Đồng Nai, Vũng Tàu, Nghệ An, Thái Bình với hàng chục ngàn người tham gia.
Trên website của Sky Mining quảng bá đây là công ty tiền ảo "lớn nhất Việt Nam", "đào coin tốt nhất Việt Nam", "lợi nhuận khủng"... Công ty chuyên về đầu tư mua máy tính khai thác phần mềm giải mã thuật toán. Sky Mining dự tính tới năm 2019 sẽ phủ sóng toàn Việt Nam và mang thu nhập hàng trăm triệu mỗi tháng cho nhà đầu tư.
Để tham gia vào Sky Mining, các nhà đầu tư sẽ tham gia theo các gói từ 100 USD - 50.000 USD và có thể mua nhiều gói cùng một lúc. Sky Mining hứa trong 12 tháng sẽ trả vốn và lãi từ 300 - 350% cho nhà đầu tư. Nhà đầu tư chỉ cần đóng tiền vào tài khoản của Sky Mining thì tiền lãi và gốc hàng tháng sẽ tự động chuyển về cho nhà đầu tư.
Với chiêu bài trên, Sky Mining đã được giới chuyên gia tài chính cảnh báo về "bong bóng" lãi suất từ khi mới thành lập. Tuy vậy, vì thiếu hiểu biết và ham lợi nhuận, hàng chục ngàn nhà đầu tư vẫn tham gia vào đường dây này. Hiện, các nhà đầu tư đã gửi đơn cầu cứu đến công an quận Phú Nhuận để điều tra và xử lý.
Theo infonet
Không có vùng cấm trong xử lý sai phạm thi cử Tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 7/2018, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Hữu Độ đã trả lời các câu hỏi của báo chí liên quan đến sai phạm phát sinh trong Kỳ thi THPT quốc gia ở một số địa phương. Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ trả lời báo chí tại phiên họp báo Chính phủ thường kỳ Thứ trưởng...