Hoàn thành dứt điểm bồi thường cho nhân dân 4 tỉnh miền Trung
Văn phòng Chính phủ vừa có thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Trương Hòa Bình tại cuộc họp lần thứ IX Ban Chỉ đạo về các giải pháp ổn định đời sống và sản xuất, kinh doanh cho nhân dân 04 tỉnh miền Trung bị ảnh hưởng bởi sự cố môi trường.
Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình. Ảnh: Quochoi.vn.
Thông báo kết luận nêu rõ, qua 9 cuộc họp Ban Chỉ đạo, các cấp các ngành, đặc biệt là các địa phương liên quan đã tập trung chỉ đạo các giải pháp nhằm khôi phục sản xuất kinh doanh của nhân dân 4 tỉnh miền Trung để sớm ổn định đời sống. Cho đến nay, các công việc đã đi vào giai đoạn kết thúc. Đời sống nhân dân 4 tỉnh đã ổn định; môi trường biển đã sạch trở lại như thông báo của Bộ Tài nguyên và Môi trường; du lịch tăng trưởng nhanh, các hoạt động sản xuất kinh doanh của nhân dân đã ổn định và hiệu quả. Tình hình an ninh trật tự được bảo đảm. Nhân dân tin tưởng vào chính sách, điều hành của cơ quan các cấp.
Để sớm kết thúc công tác chi trả bồi thường, hỗ trợ thiệt hại, Phó Thủ tướng giao Chủ tịch UBND 4 tỉnh chủ động xử lý các khó khăn, vướng mắc, hoàn thành dứt điểm chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ thiệt hại cho các đối tượng đã được quy định tại Quyết định số 1880/QĐ-TTg và Quyết định số 309/QĐ-TTg (còn khoảng 5% trong tổng số tiền thiệt hại đã được tạm cấp).
Đối với hàng tồn kho ngoài khối lượng 5.369 tấn, Phó Thủ tướng giao Bộ Công Thương chủ trì thành lập đoàn công tác gồm các Bộ: Tài chính, Y tế, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kiểm tra để kiểm chứng, tập trung vào các tỉnh có số lượng vượt cao so với báo cáo ban đầu (5.369 tấn) theo các tiêu chí đã nêu tại Thông báo số 349/TB-VPCP ngày 10/8/2017, cụ thể: Hàng hải sản xác thực hiện đang tồn trong kho, chưa tiêu thụ được, có bằng chứng chứng minh nguồn gốc, được thu mua, tạm trữ trên địa bàn địa phương trong thời gian xảy ra sự cố môi trường biển và có sự giám sát, xác nhận của đại diện cộng đồng dân cư khu vực.
Các đối tượng còn tồn đọng, thực sự bị thiệt hại được quy định trong Quyết định số 1880/QĐ-TTg và Quyết định số 309/QĐ-TTg nhưng còn sót chưa được kê khai bồi thường, Phó Thủ tướng giao Chủ tịch UBND 4 tỉnh rà soát, báo cáo rõ đối tượng, dự kiến kinh phí bồi thường và chịu trách nhiệm về tính xác thực của các trường hợp này, gửi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổng hợp.
Trên cơ sở báo cáo của Bộ Công Thương về kết quả kiểm tra hải sản tồn kho và báo cáo của 4 tỉnh về các trường hợp còn sót, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Công Thương rà soát, tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và phân bổ kinh phí đối với các trường hợp tồn đọng nêu trên.
Video đang HOT
Sau khi có ý kiến của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính cấp kinh phí cho các địa phương. Giao Chủ tịch UBND 04 tỉnh chịu trách nhiệm chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ; hoàn thành trong tháng 9/2017.
Về tổng hợp kinh phí bồi thường thiệt hại, Phó Thủ tướng giao UBND 04 tỉnh tổng hợp, báo cáo toàn bộ kinh phí bồi thường, hỗ trợ thiệt hại tại địa phương mình, gửi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổng hợp. Trên cơ sở báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, giao Bộ Tài chính chủ trì thẩm định báo cáo Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, tổng hợp toàn bộ kinh phí bồi thường, hỗ trợ thiệt hại và kinh phí thực hiện các nhiệm vụ, chính sách quy định tại Quyết định số 12/QĐ-TTg, đề xuất phương án phân bổ tổng thể kinh phí do Công ty TNHH Gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh bồi thường, gửi Bộ Tài chính thẩm định, phân bổ, báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả.
Phó Thủ tướng giao Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, bổ sung Quyết định số 12/QĐ-TTg báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
Bộ Tài chính cấp kinh phí để các Bộ, ngành thực hiện các nhiệm vụ được giao và cấp kinh phí theo tiến độ chi trả của các tỉnh; theo dõi, giám sát, kiểm tra việc chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ thiệt hại của các tỉnh đảm bảo đúng quy định.
Bộ Tài nguyên và Môi trường tiếp tục theo dõi, đánh giá môi trường biển 04 tỉnh miền Trung. Tiếp tục giám sát chặt chẽ hoạt động sản xuất của Công ty TNHH Hưng nghiệp Gang thép Formosa Hà Tĩnh, không để xảy ra sự cố.
Theo Danviet
Phó thủ tướng: Kiên quyết xử lý nếu Formosa tiếp tục vi phạm
Công ty Formosa đã khắc phục cơ bản các lỗi và bước đầu sản xuất thép để xuất khẩu, nhưng nếu có vi phạm sẽ bị xử lý kiên quyết.
Chiều 21/8, phiên họp lần thứ 9 của Ban Chỉ đạo khắc phục sự cố môi trường các tỉnh miền Trung được tổ chức tại trụ sở Chính phủ do Phó Thủ tướng Trương Hoà Bình chủ trì.
Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, tính đến ngày 18/8, các tỉnh đã cơ bản hoàn thành chi trả bồi thường thiệt hại cho người dân với số tiền hơn 5.900 tỷ đồng (đạt 94,3% số tiền thiệt hại và 90,3% số tiền tạm cấp). 5% người dân chưa nhận được tiền bồi thường là do không có mặt ở địa phương.
Đến nay, hướng dẫn thực hiện chính sách đóng mới tàu cá cho ngư dân 4 tỉnh miền Trung bị ảnh hưởng do sự cố môi trường đã được ban hành. Tổng số kinh phí đề xuất bổ sung phạm vi, đối tượng thiệt hại của địa phương theo công văn của Bộ Nông nghiệp là hơn 563 tỷ đồng. Tuy nhiên, Bộ đề xuất không thực hiện dự án vì các địa phương đề nghị dành kinh phí dự án này để xây dựng cơ sở hạ tầng nghề cá cho cộng đồng ngư dân ven biển hưởng lợi chung.
Hệ thống xử lý nước thải của tập đoàn Formosa năm 2016.
Phó thủ tướng Trương Hoà Bình cho hay, bên cạnh hoàn thành đền bù, tình hình an ninh trật tự trên địa bàn 4 tỉnh miền Trung cũng được duy trì. Công ty Formosa cũng đã khắc phục cơ bản các lỗi vi phạm và bước đầu sản xuất thép để xuất khẩu.
"Chúng ta vẫn tiếp tục giám sát chặt chẽ hoạt động của Formosa, nếu có vi phạm thì kiên quyết xử lý", Phó Thủ tướng nói.
Phó thủ tướng cũng cho rằng cần khảo sát lại một lần nữa môi trường biển tại bốn tỉnh bị sự cố, nếu ở nơi nào môi trường biển bị huỷ hoại mà chưa được tái tạo hoặc tái tạo chậm thì cần khôi phục lại ngay. Việc này được giao cho đơn vị chức năng của Bộ Nông nghiệp thực hiện.
Phó thủ tướng đồng tình kiến nghị của Bộ Nông nghiệp về việc không hỗ trợ ngư dân đóng thêm tàu khai thác hải sản xa bờ nếu số lượng tàu đã vượt quy hoạch. Số tiền này các tỉnh xem xét đầu tư phát triển các công trình phục vụ cho nghề cá của địa phương.
"Mọi hoạt động phải công khai, minh bạch, dân chủ với sự kiểm tra, giám sát của cộng đồng và cấp trên, kiên quyết không để sót lọt các đối tượng chính đáng được hưởng, đồng thời cũng không được để xảy ra tiêu cực, tham nhũng trong quá trình đền bù, hỗ trợ cho người bị thiệt hại", Phó Thủ tướng nhắc nhở.
Báo cáo môi trường quốc gia 2016 của Bộ Tài nguyên và Môi trường vừa công bố nêu bảy sự cố môi trường nổi cộm. Trong đó, đứng đầu là sự cố môi trường biển miền Trung do nước thải công nghiệp của Công ty TNHH gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh.
Sự cố này bắt đầu từ ngày 6/4/2016, khi cá chết hàng loạt trên vùng biển cảng Vũng Áng thuộc địa phận thị xã Kỳ Anh, Hà Tĩnh. Sau đó, sự cố lan rộng các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên-Huế.
Theo báo cáo, sự việc trên gây thiệt hại nặng nề nhất là ngành thuỷ sản, tiếp đến là hoạt động kinh doanh, dịch vụ, du lịch và đời sống sinh hoạt của ngư dân; ngoài ra còn có thiệt hại về xã hội.
Công ty Formosa đã nhận trách nhiệm, công khai xin lỗi Chính phủ, nhân dân và bồi thường 500 triệu USD, đồng thời nghiêm túc khắc phục các vi phạm.
Hoàng Thùy
Theo VNE
Bộ Tài nguyên yêu cầu 4 tỉnh miền Trung duy trì quan trắc môi trường biển 4 tỉnh miền Trung chịu ảnh hưởng của sự cố môi trường biển được yêu cầu thực hiện chế độ báo cáo định kỳ kết quả quan trắc về Tổng cục Môi trường, để công bố trên các phương tiện truyền thông. Bộ Tài nguyên và Môi trường vừa gửi công văn yêu cầu các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa...